Đại diện của hãng xe siêu sang Bentley của Anh quốc cho biết, nhà máy sản xuất động cơ của họ chỉ duy trì dây chuyền dành cho động cơ 12 xi-lanh đến tháng 4/2024, sau đó sẽ loại bỏ hết để dành chỗ cho việc lắp ráp các kiểu máy V6 và V8.Ngay cả vào lúc này, những khu vực lắp ráp động cơ W12 của Bentley cũng chỉ còn lại rất ít bên trong nhà máy. Một trong những lý do chính dẫn đến quyết định ngưng sản xuất khối động cơ độc đáo này đến từ nỗ lực điện khí hóa của Bentley.Nhãn xe siêu sang Anh Quốc này đang "hướng tới một tương lai bền vững", với mục tiêu trong tương lai gần là toàn bộ dải sản phẩm sẽ được trang bị động cơ hybrid xăng-điện vào thời điểm dây chuyền lắp ráp động cơ W12 kết thúc.Volkswagen là tập đoàn ôtô duy nhất trên thế giới sử dụng động cơ kiểu W12 cho các thương hiệu cao cấp trực thuộc như Bentley Continental GT hay Bugatti Veyron… So với kiểu động cơ V12 truyền thống của các hãng khác, động cơ W12 có kích thước ngắn hơn vì thực chất được ghép lại từ 2 bản xi-lanh VR6 (V6 góc hẹp) được bố trí khéo léo xen kẽ với nhau trên một trục khuỷu.Với động cơ W12, bài toán cân bằng trọng tâm của các mẫu xe đơn giản hơn, đặc biệt ở vòng tua cao. Ngoài ra, âm thanh phát ra từ động cơ W12 cũng có nét quyến rũ rất riêng, đem lại cho những mẫu xe Bentley bản sắc đặc trưng khi so với đối thủ cạnh tranh Rolls-Royce cũng như tất cả những xe trang bị động cơ V12 truyền thống.Kể từ lần đầu ra đời vào năm 2003 tại nhà máy Crewe của Bentley, đến nay đã có hơn 100.000 khối động cơ W12 6.0 lít được sản xuất. So với thiết kế ban đầu của Volkswagen, phiên bản W12 trên các xe Bentley được trang bị thêm bộ turbo tăng áp kép, mang đến hiệu năng phù hợp với nhu cầu cao về tốc độ và khả năng vận hành của hãng xe siêu sang Anh Quốc.Khi ra mắt cùng với chiếc Bentley Continental GT 2003, động cơ W12 6.0 lít có khả năng sản sinh công suất 552 mã lực (412 kW, 560 PS) tại 6.100 vòng/phút nhờ đạt mô-men xoắn cực đại 650 Nm tại 1.600-6.100 vòng/phút. Từ đó đến nay, các kỹ sư Bentley đã liên tục cải tiến để nâng công suất thêm 37%, mô-men xoắn thêm 54% trong khi giảm được tới 25% lượng khí thải.Quá trình phát triển kéo dài hai thập kỷ của động cơ W12 bao gồm nhiều lần thiết kế lại hệ thống bôi trơn và làm mát, cải tiến công nghệ turbo tăng áp tốt hơn, cũng như tối ưu quy trình đốt và phun nhiên liệu.Đặc biệt vào năm 2015, Bentley đã cho thực hiện một cuộc đại tu triệt để, để động cơ W12 giờ đây gần như đạt tới độ hoàn hảo với mức công suất lên tới 730 mã lực và mô-men xoắn 1.000 Nm khi trang bị cho chiếc Mulliner Batur - siêu phẩm "xe xăng cuối cùng" của hãng.Ngoài phiên bản "đỉnh cao" dành cho 18 chiếc Batur, những phiên bản khác của động cơ W12 6.0 lít vẫn đang hiện diện trong những chiếc Continental GT, Flying Spur hay Bentayga với mức công suất 650 mã lực. Hiện nay Bentley đang duy trì đội ngũ nhân viên 30 người cho dây chuyền lắp ráp W12 và đến tháng 4/2024 sẽ phân bổ lại những người này đến các vị trí khác.Với việc tuyên bố loại bỏ động cơ W12, Bentley coi như đã đi trước một bước so với đối thủ ở phân khúc siêu sang là Rolls-Royce khi thừa nhận rằng khoản đầu tư vào những động cơ nhiều xi-lanh to lớn không còn hiệu quả nữa.Rolls-Royce lúc này vẫn chưa lên tiếng về khối động cơ V12 6.75 lít tăng áp kép N74 của mình, nhưng họ đã cho ra đời mẫu xe thuần điện đầu tiên mang tên Spectre. Xu hướng điện hóa dường như không thể đảo ngược được nữa và các hãng xe siêu sang buộc phải thích nghi.Video: Lịch sử hãng xe siêu sang Bentley.
Đại diện của hãng xe siêu sang Bentley của Anh quốc cho biết, nhà máy sản xuất động cơ của họ chỉ duy trì dây chuyền dành cho động cơ 12 xi-lanh đến tháng 4/2024, sau đó sẽ loại bỏ hết để dành chỗ cho việc lắp ráp các kiểu máy V6 và V8.
Ngay cả vào lúc này, những khu vực lắp ráp động cơ W12 của Bentley cũng chỉ còn lại rất ít bên trong nhà máy. Một trong những lý do chính dẫn đến quyết định ngưng sản xuất khối động cơ độc đáo này đến từ nỗ lực điện khí hóa của Bentley.
Nhãn xe siêu sang Anh Quốc này đang "hướng tới một tương lai bền vững", với mục tiêu trong tương lai gần là toàn bộ dải sản phẩm sẽ được trang bị động cơ hybrid xăng-điện vào thời điểm dây chuyền lắp ráp động cơ W12 kết thúc.
Volkswagen là tập đoàn ôtô duy nhất trên thế giới sử dụng động cơ kiểu W12 cho các thương hiệu cao cấp trực thuộc như Bentley Continental GT hay Bugatti Veyron… So với kiểu động cơ V12 truyền thống của các hãng khác, động cơ W12 có kích thước ngắn hơn vì thực chất được ghép lại từ 2 bản xi-lanh VR6 (V6 góc hẹp) được bố trí khéo léo xen kẽ với nhau trên một trục khuỷu.
Với động cơ W12, bài toán cân bằng trọng tâm của các mẫu xe đơn giản hơn, đặc biệt ở vòng tua cao. Ngoài ra, âm thanh phát ra từ động cơ W12 cũng có nét quyến rũ rất riêng, đem lại cho những mẫu xe Bentley bản sắc đặc trưng khi so với đối thủ cạnh tranh Rolls-Royce cũng như tất cả những xe trang bị động cơ V12 truyền thống.
Kể từ lần đầu ra đời vào năm 2003 tại nhà máy Crewe của Bentley, đến nay đã có hơn 100.000 khối động cơ W12 6.0 lít được sản xuất. So với thiết kế ban đầu của Volkswagen, phiên bản W12 trên các xe Bentley được trang bị thêm bộ turbo tăng áp kép, mang đến hiệu năng phù hợp với nhu cầu cao về tốc độ và khả năng vận hành của hãng xe siêu sang Anh Quốc.
Khi ra mắt cùng với chiếc Bentley Continental GT 2003, động cơ W12 6.0 lít có khả năng sản sinh công suất 552 mã lực (412 kW, 560 PS) tại 6.100 vòng/phút nhờ đạt mô-men xoắn cực đại 650 Nm tại 1.600-6.100 vòng/phút. Từ đó đến nay, các kỹ sư Bentley đã liên tục cải tiến để nâng công suất thêm 37%, mô-men xoắn thêm 54% trong khi giảm được tới 25% lượng khí thải.
Quá trình phát triển kéo dài hai thập kỷ của động cơ W12 bao gồm nhiều lần thiết kế lại hệ thống bôi trơn và làm mát, cải tiến công nghệ turbo tăng áp tốt hơn, cũng như tối ưu quy trình đốt và phun nhiên liệu.
Đặc biệt vào năm 2015, Bentley đã cho thực hiện một cuộc đại tu triệt để, để động cơ W12 giờ đây gần như đạt tới độ hoàn hảo với mức công suất lên tới 730 mã lực và mô-men xoắn 1.000 Nm khi trang bị cho chiếc Mulliner Batur - siêu phẩm "xe xăng cuối cùng" của hãng.
Ngoài phiên bản "đỉnh cao" dành cho 18 chiếc Batur, những phiên bản khác của động cơ W12 6.0 lít vẫn đang hiện diện trong những chiếc Continental GT, Flying Spur hay Bentayga với mức công suất 650 mã lực. Hiện nay Bentley đang duy trì đội ngũ nhân viên 30 người cho dây chuyền lắp ráp W12 và đến tháng 4/2024 sẽ phân bổ lại những người này đến các vị trí khác.
Với việc tuyên bố loại bỏ động cơ W12, Bentley coi như đã đi trước một bước so với đối thủ ở phân khúc siêu sang là Rolls-Royce khi thừa nhận rằng khoản đầu tư vào những động cơ nhiều xi-lanh to lớn không còn hiệu quả nữa.
Rolls-Royce lúc này vẫn chưa lên tiếng về khối động cơ V12 6.75 lít tăng áp kép N74 của mình, nhưng họ đã cho ra đời mẫu xe thuần điện đầu tiên mang tên Spectre. Xu hướng điện hóa dường như không thể đảo ngược được nữa và các hãng xe siêu sang buộc phải thích nghi.
Video: Lịch sử hãng xe siêu sang Bentley.