Thông tin về việc "khai tử" dòng xe số Honda Super Dream 110 được Tổng giám đốc của Honda Việt Nam chia sẻ trong một sự kiện cách đây chưa lâu. Theo đó, hãng xe máy liên doanh Nhật Bản sẽ tạm ngừng sản xuất mẫu xe máy số Super Dream 110. Mặc dù vậy, hãng không đề cập đến khả năng ra phiên bản mới thay thế.Nhà sản xuất xe máy số 1 ở Việt Nam cũng không cho biết lý do khai tử Super Dream 110. Dù là model có mức giá thấp nhất trong danh mục sản phẩm của hãng hiện nay, nhưng Super Dream 110 vẫn có doanh số bán khá thấp. Số lượng xe bán ra trung bình hàng tháng chỉ từ 1.200 đến 1.800 xe. Ngoài ra, kể từ khi ra mắt hồi năm 2013, Super Dream 110 cũng không được lòng người tiêu dùng dùng Việt .Còn được bán với tên gọi Honda Super Cub 110 ở Nhật và Honda Dream Super Cub 110 ở Thái Lan, Honda Super Dream là một sự "lột xác" hoàn toàn so với những chiếc Dream cũ. Chính bởi điều này nên khi ra mắt, chiếc xe đã nhận được nhiều lời chê từ khách hàng Việt do hình ảnh của "Dream chiến" 100cc thiết kế đơn giản, mạnh mẽ đã in đậm trong tiềm thức người Việt Nam từ hơn 20 năm nay.Tuy nhiên nếu nhìn một cách khách quan hơn, có thể thấy thiết kế của Super Dream 110 mới không quá tệ, khi đã mang nhiều đặc điểm thừa kế từ chiếc Dream 100 quen thuộc nhưng đồng thời trở nên hiện đại hơn. Một trong những đặc điểm này là phần đầu với đèn pha nằm chính giữa, bao quanh bởi một viền trùng màu với thân xe và 2 đèn xi-nhan kiêm demi ở hai bên.Ngay cả phần mặt nạ với chữ V chìm của chiếc xe cũng dễ dàng khiến người ta nhớ về mẫu mặt nạ của chiếc Super Dream 100 "đời cuối" được sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên cũng giống như phần đầu, mặt nạ xe đã được thiết kế mềm mại hơn so với những đường thẳng đậm phong cách từ thập niên 90 của Honda Dream 100.Dù có động cơ dung tích cao hơn nhưng Honda vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống phanh đùm cho cả 2 bánh của Honda Dream 110. Đối với nhóm khách hàng có tuổi từ trung niên trở lên, đây không phải là một nhược điểm lớn khi trong nhiều trường hợp phanh đĩa trước quá ăn có thể khiến họ bối rối khi xử lý và gây tai nạn. Cả 2 bánh xe đều có vành căm, sử dụng lốp cỡ 70/90/17 ở bánh trước và 80/90/17 ở bánh sau.Từng được sản xuất với phiên bản màu nâu được dán tem theo phong cách của Super Dream 100 cũ, 4 phiên bản còn lại của xe đèu có 2 thiết kế tem mới. Trong đó phiên bản màu đen và kỷ niệm 20 năm có tem sử dụng phông chữ và họa tiết mang phong cách cổ điển, nhã nhặn hơn. Tem sọc trẻ trung được dán trên những bản có màu sắc sáng như vàng và xanh.So với các thế hệ Dream 100 trước đây, mặt đồng hồ của Super Dream 110 có kích thước lớn hơn hẳn. Tuy nhiên, công năng sử dụng của đồng hồ vẫn y nguyên với công-tơ-mét quay số, báo giờ, báo pha/cos, xi-nhan, báo xăng, "mo" và số cuối. Xe vẫn không có đồng hồ báo từng cấp số cụ thể, khiến người lái dễ bị tiến hay lùi số không cần thiết do đã quên mất xe đang chạy ở cấp số nào.Cụm công tắc của Super Dream 110 cũng gây khó khăn cho những người mới chuyển từ các dòng Dream 100 cũ lên, do có vị trí còi và xi-nhan đảo chỗ cho nhau (đây cũng là thiết kế thay đổi của Honda trên tất cả các dòng xe). Tuy nhiên nếu đang chạy các dòng xe mới của Honda Việt Nam hiện nay, người dùng sẽ thấy không có gì lạ với cách sắp xếp này.Nhìn tổng thể, Super Dream 110 mới có phần khá giống với những chiếc Dream 100 "lùn" và Dream 125. So với dòng xe Dream cũ "huyền thoại", chiếc xe số phổ thông phiên bản mới này cũng có các mảng thân xe liền lạc hơn, không còn tách rời thành nhiều phần như trước nữa.Trên phiên bản màu đen và bản kỷ niệm 20 năm từng ra mắt vào năm 2016 vừa qua, tem dán 2 bên thân xe là tem nổi hình cánh chim kép cùng với dòng chữ Dream viết bằng font cổ điển, tạo cho xe cảm giác sang trọng nhưng "già dặn" hơn so với 2 phiên bản xanh và vàng còn lại.Ở phía sau, phần đuôi được vuốt cạnh cùng với đèn hậu tạo thành một góc lõm, phần nào mô phỏng lại thiết kế đèn hậu của Dream II 100 quen thuộc. Tuy nhiên, cụm đèn hậu tích hợp đèn xi-nhan của chiếc xe lại có vẻ hiện đại hơn với chóa đèn trong suốt.So với phiên bản Super Cub 110 ở Nhật, sự khác biệt của Super Dream 110 chỉ khác biệt ở yên liền đôi thay vì yên đơn kèm baga sau, và cụm đèn hậu của xe được tích hợp thẳng đèn xi-nhan thay vì tách rời. Mặc dù vậy, không hiểu lý do nào đã khiến chiếc Super Dream 110 bị nhiều người chê về thiết kế, trong khi chiếc Super Cub 110 lại được dân chơi xe sưu tập, dù có giá lên tới hàng chục triệu đồng đắt hơn.Ngoài những cải tiến về màu tem, phiên bản Super Dream 110 mới ra mắt vào năm 2016 còn có thêm chi tiết mới đó là yên bọc 2 tông màu. Trong đó, phiên bản màu đen có yên bọc 2 màu vải đen/nâu rất nhã nhặn.Cũng như thế hệ Dream 100 trước, bên dưới yên xe của Super Dream 110 mới chỉ có đủ chỗ chứa một túi dụng cụ sửa xe nhỏ. Mặc dù vậy, phiên bản mới này đã có cải tiến ở nắp xăng với vách ngăn chống tràn xăng bao xung quanh, ngăn không cho xăng chảy ra ngoài và dễ bắt lửa trong trường hợp nhân viên trạm xăng lỡ đổ tràn bình.Trên thực tế, phiên bản màu đen của Super Dream mà phóng viên Kiến Thức từng có dịp trải nghiệm được sơn màu đen ánh kim thay vì đen bóng. Khi ở bên ngoài ánh sáng mạnh, những hạt ánh kim màu xanh bắt đầu lộ rõ, khiến chiếc xe trông hấp dẫn hơn.Thay vì động cơ 100 (dung tích thực 98 cc), Super Dream 110 đã được Honda nâng cấp lên khối động cơ xi-lanh đơn SOHC 2 van với dung tích thực 109 cc, được chia sẻ chung với chiếc Wave Alpha thế hệ hiện tại của hãng cùng nhiều dòng xe số phổ thông khác của Honda tại Việt Nam.Khối động cơ này của xe đem tới công suất tối đa 7,56 mã lực tại 7.500 vòng/phút, mô men xoắn 8,32 Nm tại 3.500 vòng/phút. Theo tính toán của Honda, công suất động cơ Super Dream 110 tăng 27% và tiết kiệm nhiên liệu thêm 12% so với dòng xe Super Dream 100cc.Thay vì tiếng pô đanh, giòn quen thuộc trên các thế hệ Dream II hay Super Dream trước đây, Super Dream mới được trang bị ống xả giảm thanh khá hiệu quả. Điều này khiến cho tiếng máy của xe khi vận hành rất nhỏ, tạo cảm giác xe chạy êm hơn.Dù có trọng lượng 99 kg thay vì 93 kg như thế hệ Super Dream 100 trước đây, tuy nhiên qua trải nghiệm nhanh của phóng viên Kiến Thức, Super Dream 110 mới thậm chí còn đem lại cảm giác điều khiển nhẹ nhàng hơn phiên bản cũ. Điều này có được là nhờ kiểu dáng xe khí động học hơn, kết cấu khung mới cùng yên xe thoải mái với chiều cao thấp.Dù động cơ của Super Dream 110 không đem tới cảm giác "bốc" nhưng bù lại, với tay ga nhẹ, chiếc xe đem tới cảm giác điều khiển khá "nhàn nhã". Tuy nhiên, động cơ của Super Dream 110 có vẻ như nóng khá nhanh khi chỉ sau khoảng 5 km đường nội đô, hai bên chân người lái đã có thể cảm nhận rất rõ hơi nóng từ động cơ.Ngoài ra, bàn để chân của xe cũng chưa "dập" triệt để các rung động khi xe vận hành, gây cảm giác hơi khó chịu ở bàn chân, đặc biệt khi đi đường xa. Trong điều kiện nội đô, bộ giảm xóc của xe làm việc khá hiệu quả khi dập rung động từ các gờ giảm tốc từ thấp tới cao một cách khá tốt ở tốc độ từ 40 km trở xuống.Tại thị trường Việt Nam, Super Dream 110 được bán với giá khởi điểm từ 18,7 triệu cho phiên bản màu nâu và 18,99 triệu cho tất cả các bản còn lại. Dù còn một số nhược điểm nhưng với mức giá rẻ, thiết kế đạo mạo và khả năng điều khiển nhẹ nhàng, Honda Dream 2016 là sự lựa chọn hợp lý cho nhóm khách hàng sống trong thành phố có tuổi từ trung niên trở lên.Super Dream là dòng xe gắn liền với lịch sử của Honda tại Việt Nam. Năm 1997, nhà máy sản xuất xe máy của Honda Việt Nam đi vào hoạt động và Super Dream chính là dòng xe đầu tiên được đưa vào sản xuất. Ở thế hệ Super Dream 100, model tiền nhiệm khá thành công với doanh số trên dưới 10.000 xe mỗi tháng. Dòng xe này thậm chí còn bị đội giá gấp đôi khi có sự xuất hiện của Super Dream 110.
Thông tin về việc "khai tử" dòng xe số Honda Super Dream 110 được Tổng giám đốc của Honda Việt Nam chia sẻ trong một sự kiện cách đây chưa lâu. Theo đó, hãng xe máy liên doanh Nhật Bản sẽ tạm ngừng sản xuất mẫu xe máy số Super Dream 110. Mặc dù vậy, hãng không đề cập đến khả năng ra phiên bản mới thay thế.
Nhà sản xuất xe máy số 1 ở Việt Nam cũng không cho biết lý do khai tử Super Dream 110. Dù là model có mức giá thấp nhất trong danh mục sản phẩm của hãng hiện nay, nhưng Super Dream 110 vẫn có doanh số bán khá thấp. Số lượng xe bán ra trung bình hàng tháng chỉ từ 1.200 đến 1.800 xe. Ngoài ra, kể từ khi ra mắt hồi năm 2013, Super Dream 110 cũng không được lòng người tiêu dùng dùng Việt .
Còn được bán với tên gọi Honda Super Cub 110 ở Nhật và Honda Dream Super Cub 110 ở Thái Lan, Honda Super Dream là một sự "lột xác" hoàn toàn so với những chiếc Dream cũ. Chính bởi điều này nên khi ra mắt, chiếc xe đã nhận được nhiều lời chê từ khách hàng Việt do hình ảnh của "Dream chiến" 100cc thiết kế đơn giản, mạnh mẽ đã in đậm trong tiềm thức người Việt Nam từ hơn 20 năm nay.
Tuy nhiên nếu nhìn một cách khách quan hơn, có thể thấy thiết kế của Super Dream 110 mới không quá tệ, khi đã mang nhiều đặc điểm thừa kế từ chiếc Dream 100 quen thuộc nhưng đồng thời trở nên hiện đại hơn. Một trong những đặc điểm này là phần đầu với đèn pha nằm chính giữa, bao quanh bởi một viền trùng màu với thân xe và 2 đèn xi-nhan kiêm demi ở hai bên.
Ngay cả phần mặt nạ với chữ V chìm của chiếc xe cũng dễ dàng khiến người ta nhớ về mẫu mặt nạ của chiếc Super Dream 100 "đời cuối" được sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên cũng giống như phần đầu, mặt nạ xe đã được thiết kế mềm mại hơn so với những đường thẳng đậm phong cách từ thập niên 90 của Honda Dream 100.
Dù có động cơ dung tích cao hơn nhưng Honda vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống phanh đùm cho cả 2 bánh của Honda Dream 110. Đối với nhóm khách hàng có tuổi từ trung niên trở lên, đây không phải là một nhược điểm lớn khi trong nhiều trường hợp phanh đĩa trước quá ăn có thể khiến họ bối rối khi xử lý và gây tai nạn. Cả 2 bánh xe đều có vành căm, sử dụng lốp cỡ 70/90/17 ở bánh trước và 80/90/17 ở bánh sau.
Từng được sản xuất với phiên bản màu nâu được dán tem theo phong cách của Super Dream 100 cũ, 4 phiên bản còn lại của xe đèu có 2 thiết kế tem mới. Trong đó phiên bản màu đen và kỷ niệm 20 năm có tem sử dụng phông chữ và họa tiết mang phong cách cổ điển, nhã nhặn hơn. Tem sọc trẻ trung được dán trên những bản có màu sắc sáng như vàng và xanh.
So với các thế hệ Dream 100 trước đây, mặt đồng hồ của Super Dream 110 có kích thước lớn hơn hẳn. Tuy nhiên, công năng sử dụng của đồng hồ vẫn y nguyên với công-tơ-mét quay số, báo giờ, báo pha/cos, xi-nhan, báo xăng, "mo" và số cuối. Xe vẫn không có đồng hồ báo từng cấp số cụ thể, khiến người lái dễ bị tiến hay lùi số không cần thiết do đã quên mất xe đang chạy ở cấp số nào.
Cụm công tắc của Super Dream 110 cũng gây khó khăn cho những người mới chuyển từ các dòng Dream 100 cũ lên, do có vị trí còi và xi-nhan đảo chỗ cho nhau (đây cũng là thiết kế thay đổi của Honda trên tất cả các dòng xe). Tuy nhiên nếu đang chạy các dòng xe mới của Honda Việt Nam hiện nay, người dùng sẽ thấy không có gì lạ với cách sắp xếp này.
Nhìn tổng thể, Super Dream 110 mới có phần khá giống với những chiếc Dream 100 "lùn" và Dream 125. So với dòng xe Dream cũ "huyền thoại", chiếc xe số phổ thông phiên bản mới này cũng có các mảng thân xe liền lạc hơn, không còn tách rời thành nhiều phần như trước nữa.
Trên phiên bản màu đen và bản kỷ niệm 20 năm từng ra mắt vào năm 2016 vừa qua, tem dán 2 bên thân xe là tem nổi hình cánh chim kép cùng với dòng chữ Dream viết bằng font cổ điển, tạo cho xe cảm giác sang trọng nhưng "già dặn" hơn so với 2 phiên bản xanh và vàng còn lại.
Ở phía sau, phần đuôi được vuốt cạnh cùng với đèn hậu tạo thành một góc lõm, phần nào mô phỏng lại thiết kế đèn hậu của Dream II 100 quen thuộc. Tuy nhiên, cụm đèn hậu tích hợp đèn xi-nhan của chiếc xe lại có vẻ hiện đại hơn với chóa đèn trong suốt.
So với phiên bản Super Cub 110 ở Nhật, sự khác biệt của Super Dream 110 chỉ khác biệt ở yên liền đôi thay vì yên đơn kèm baga sau, và cụm đèn hậu của xe được tích hợp thẳng đèn xi-nhan thay vì tách rời. Mặc dù vậy, không hiểu lý do nào đã khiến chiếc Super Dream 110 bị nhiều người chê về thiết kế, trong khi chiếc Super Cub 110 lại được dân chơi xe sưu tập, dù có giá lên tới hàng chục triệu đồng đắt hơn.
Ngoài những cải tiến về màu tem, phiên bản Super Dream 110 mới ra mắt vào năm 2016 còn có thêm chi tiết mới đó là yên bọc 2 tông màu. Trong đó, phiên bản màu đen có yên bọc 2 màu vải đen/nâu rất nhã nhặn.
Cũng như thế hệ Dream 100 trước, bên dưới yên xe của Super Dream 110 mới chỉ có đủ chỗ chứa một túi dụng cụ sửa xe nhỏ. Mặc dù vậy, phiên bản mới này đã có cải tiến ở nắp xăng với vách ngăn chống tràn xăng bao xung quanh, ngăn không cho xăng chảy ra ngoài và dễ bắt lửa trong trường hợp nhân viên trạm xăng lỡ đổ tràn bình.
Trên thực tế, phiên bản màu đen của Super Dream mà phóng viên Kiến Thức từng có dịp trải nghiệm được sơn màu đen ánh kim thay vì đen bóng. Khi ở bên ngoài ánh sáng mạnh, những hạt ánh kim màu xanh bắt đầu lộ rõ, khiến chiếc xe trông hấp dẫn hơn.
Thay vì động cơ 100 (dung tích thực 98 cc), Super Dream 110 đã được Honda nâng cấp lên khối động cơ xi-lanh đơn SOHC 2 van với dung tích thực 109 cc, được chia sẻ chung với chiếc Wave Alpha thế hệ hiện tại của hãng cùng nhiều dòng xe số phổ thông khác của Honda tại Việt Nam.
Khối động cơ này của xe đem tới công suất tối đa 7,56 mã lực tại 7.500 vòng/phút, mô men xoắn 8,32 Nm tại 3.500 vòng/phút. Theo tính toán của Honda, công suất động cơ Super Dream 110 tăng 27% và tiết kiệm nhiên liệu thêm 12% so với dòng xe Super Dream 100cc.
Thay vì tiếng pô đanh, giòn quen thuộc trên các thế hệ Dream II hay Super Dream trước đây, Super Dream mới được trang bị ống xả giảm thanh khá hiệu quả. Điều này khiến cho tiếng máy của xe khi vận hành rất nhỏ, tạo cảm giác xe chạy êm hơn.
Dù có trọng lượng 99 kg thay vì 93 kg như thế hệ Super Dream 100 trước đây, tuy nhiên qua trải nghiệm nhanh của phóng viên Kiến Thức, Super Dream 110 mới thậm chí còn đem lại cảm giác điều khiển nhẹ nhàng hơn phiên bản cũ. Điều này có được là nhờ kiểu dáng xe khí động học hơn, kết cấu khung mới cùng yên xe thoải mái với chiều cao thấp.
Dù động cơ của Super Dream 110 không đem tới cảm giác "bốc" nhưng bù lại, với tay ga nhẹ, chiếc xe đem tới cảm giác điều khiển khá "nhàn nhã". Tuy nhiên, động cơ của Super Dream 110 có vẻ như nóng khá nhanh khi chỉ sau khoảng 5 km đường nội đô, hai bên chân người lái đã có thể cảm nhận rất rõ hơi nóng từ động cơ.
Ngoài ra, bàn để chân của xe cũng chưa "dập" triệt để các rung động khi xe vận hành, gây cảm giác hơi khó chịu ở bàn chân, đặc biệt khi đi đường xa. Trong điều kiện nội đô, bộ giảm xóc của xe làm việc khá hiệu quả khi dập rung động từ các gờ giảm tốc từ thấp tới cao một cách khá tốt ở tốc độ từ 40 km trở xuống.
Tại thị trường Việt Nam, Super Dream 110 được bán với giá khởi điểm từ 18,7 triệu cho phiên bản màu nâu và 18,99 triệu cho tất cả các bản còn lại. Dù còn một số nhược điểm nhưng với mức giá rẻ, thiết kế đạo mạo và khả năng điều khiển nhẹ nhàng, Honda Dream 2016 là sự lựa chọn hợp lý cho nhóm khách hàng sống trong thành phố có tuổi từ trung niên trở lên.
Super Dream là dòng xe gắn liền với lịch sử của Honda tại Việt Nam. Năm 1997, nhà máy sản xuất xe máy của Honda Việt Nam đi vào hoạt động và Super Dream chính là dòng xe đầu tiên được đưa vào sản xuất. Ở thế hệ Super Dream 100, model tiền nhiệm khá thành công với doanh số trên dưới 10.000 xe mỗi tháng. Dòng xe này thậm chí còn bị đội giá gấp đôi khi có sự xuất hiện của Super Dream 110.