Nhà máy Lamborghini nằm tại thành phố Sant’Agata Bolognese, Ý và cách không xa nhà máy của "kỳ phùng địch thủ" Ferrari tại thành phố Maranello.Lamborghini đào tạo toàn bộ công nhân ngay tại nhà máy đồng thời khuyến khích người lao động luân chuyển từ phân xưởng này sang phân xưởng khác sau khi đã thành thục một kỹ năng nhất định.Được phân ra thành nhiều xưởng khác nhau, mỗi màn hình đều được gắn màn hình đếm giờ để giúp các công nhân quản lý thời gian tốt hơn.Thân máy của những "siêu bò" nhà Lamborghini đều do một đối tác thứ 3 sản xuất do hãng không có xưởng đúc.Một công nhân sẽ chịu trách nhiệm lắp tất cả các chi tiết của động cơ một cách thủ công.Một chiếc Aventador mất 90 phút và qua 12 xưởng để hoàn thiện, trong khi chiếc Huracan chỉ cần 40 phút nhưng cần qua tới 23 xưởng. Từng chi tiết của động cơ đều được kiểm tra nghiêm ngặt, chính xác.Sau khi lắp ráp hoàn thiện, mỗi động cơ còn phải trải qua một quá trình kiểm tra gắt gao khác. Mọi việc cũng tương tự với hộp số. Sau khi hoàn thiện, động cơ và hộp số được gắn với nhau tạo thành hệ động lực của xe.Tại xưởng bọc nội thất Lamborghini có đủ các loại da và chất liệu bọc với các màu sắc khác nhau để có thể bọc theo ý khách hàng. Một sơ đồ giúp người công nhân có thể biết tấm da được lấy từ những phần nào của con bò.Cũng giống như động cơ, nội thất của từng chiếc Lamborghini cũng được sản xuất thủ công bởi một công nhân.Ở cuối xưởng là một gian nhỏ có nhiệm vụ mô phỏng nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau để đảm bảo các tấm da và chất liệu Alcatara đồng màu với nhau. Các chi tiết nội thất phải vượt qua thử nghiệm này rồi mới được đưa đến dây chuyền lắp ráp.Thân của từng chiếc Lamborghini đều được sản xuất trước sau đó gửi tới một đơn bị bên ngoài để sơn. Chiếc Huracan được sơn tại nhà máy của Audi ở Neckarsulm - Đức trong khi Aventador sơn tại một hãng Ý có tên Imperiale hoàn toàn thủ công bởi một nhân viên duy nhất.Tương tự như thân xe, từng panel vỏ cũng được sơn ngoài.Chỉ có duy nhất 2 robot trong cả nhà máy Lamborghini, một để trợ giúp lắp ráp các panel vỏ lên thân xe và con còn lại để giúp xoay thân xe nhằm hoàn thiện các chi tiết dưới gầm/trên nóc.Nội thất, hệ thống điện, hệ động lực cùng các chi tiết khác được chuyển từ các xưởng khác nhau và sau đó lắp ráp thủ công ở một dây chuyền riêng.Những cánh tay robot hỗ trợ lắp ráp vỏ xe.Sau khi lắp ráp xong, mỗi chiếc Lamborghini sẽ phải trải qua 3 vòng kiểm tra gắt gao, trong đó có 1 vòng sử dụng cả đèn laser và camera để "soi" từng khiếm khuyết trên xe. Vòng cuối cùng là vòng chạy thử khoảng 32-48 km tại các con đường xung quanh nhà máy.Sau khi đã đạt tiêu chuẩn để xuất xưởng, các chi tiết trên xe sẽ được gói bọc cẩn thận và chờ giao tới các đại lý hay khách hàng trên Thế giới.Một "siêu bò" Lamborghini Huracan đã hoàn thiện 100%.
Nhà máy Lamborghini nằm tại thành phố Sant’Agata Bolognese, Ý và cách không xa nhà máy của "kỳ phùng địch thủ" Ferrari tại thành phố Maranello.
Lamborghini đào tạo toàn bộ công nhân ngay tại nhà máy đồng thời khuyến khích người lao động luân chuyển từ phân xưởng này sang phân xưởng khác sau khi đã thành thục một kỹ năng nhất định.
Được phân ra thành nhiều xưởng khác nhau, mỗi màn hình đều được gắn màn hình đếm giờ để giúp các công nhân quản lý thời gian tốt hơn.
Thân máy của những "siêu bò" nhà Lamborghini đều do một đối tác thứ 3 sản xuất do hãng không có xưởng đúc.
Một công nhân sẽ chịu trách nhiệm lắp tất cả các chi tiết của động cơ một cách thủ công.
Một chiếc Aventador mất 90 phút và qua 12 xưởng để hoàn thiện, trong khi chiếc Huracan chỉ cần 40 phút nhưng cần qua tới 23 xưởng. Từng chi tiết của động cơ đều được kiểm tra nghiêm ngặt, chính xác.
Sau khi lắp ráp hoàn thiện, mỗi động cơ còn phải trải qua một quá trình kiểm tra gắt gao khác. Mọi việc cũng tương tự với hộp số. Sau khi hoàn thiện, động cơ và hộp số được gắn với nhau tạo thành hệ động lực của xe.
Tại xưởng bọc nội thất Lamborghini có đủ các loại da và chất liệu bọc với các màu sắc khác nhau để có thể bọc theo ý khách hàng. Một sơ đồ giúp người công nhân có thể biết tấm da được lấy từ những phần nào của con bò.
Cũng giống như động cơ, nội thất của từng chiếc Lamborghini cũng được sản xuất thủ công bởi một công nhân.
Ở cuối xưởng là một gian nhỏ có nhiệm vụ mô phỏng nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau để đảm bảo các tấm da và chất liệu Alcatara đồng màu với nhau. Các chi tiết nội thất phải vượt qua thử nghiệm này rồi mới được đưa đến dây chuyền lắp ráp.
Thân của từng chiếc Lamborghini đều được sản xuất trước sau đó gửi tới một đơn bị bên ngoài để sơn. Chiếc Huracan được sơn tại nhà máy của Audi ở Neckarsulm - Đức trong khi Aventador sơn tại một hãng Ý có tên Imperiale hoàn toàn thủ công bởi một nhân viên duy nhất.
Tương tự như thân xe, từng panel vỏ cũng được sơn ngoài.
Chỉ có duy nhất 2 robot trong cả nhà máy Lamborghini, một để trợ giúp lắp ráp các panel vỏ lên thân xe và con còn lại để giúp xoay thân xe nhằm hoàn thiện các chi tiết dưới gầm/trên nóc.
Nội thất, hệ thống điện, hệ động lực cùng các chi tiết khác được chuyển từ các xưởng khác nhau và sau đó lắp ráp thủ công ở một dây chuyền riêng.
Những cánh tay robot hỗ trợ lắp ráp vỏ xe.
Sau khi lắp ráp xong, mỗi chiếc Lamborghini sẽ phải trải qua 3 vòng kiểm tra gắt gao, trong đó có 1 vòng sử dụng cả đèn laser và camera để "soi" từng khiếm khuyết trên xe. Vòng cuối cùng là vòng chạy thử khoảng 32-48 km tại các con đường xung quanh nhà máy.
Sau khi đã đạt tiêu chuẩn để xuất xưởng, các chi tiết trên xe sẽ được gói bọc cẩn thận và chờ giao tới các đại lý hay khách hàng trên Thế giới.
Một "siêu bò" Lamborghini Huracan đã hoàn thiện 100%.