Ban đầu, l ưới tản nhiệt của Veyron được làm từ nhôm, tuy nhiên do chiếc xe có tốc độ quá cao nên vật liệu này không thể chịu nổi những vật thể bắn vào ở tốc độ cao. Đây là một vấn đề cũng xuất hiện khi máy bay ở trên cao. Cuối cùng, lưới tản nhiệt của Veyron đã được làm từ titan.Trên bảng đồng hồ của Veyron có một đồng hồ chỉ báo công suất hiện thời của xe. Khi đạt tốc độ 250 km/h, đồng hồ này sẽ chỉ vào khoảng 270 mã lực. Cần tới 731 mã lực còn lại để xe có thể đạt tốc độ tối đa 407 km/h.Bugatti cung cấp một số lựa chọn khá "sến" cho Veyron, chẳng hạn như bảng đồng hồ với dấu và kim chỉ số dát kim cương. Mỗi viên kim cương sẽ được cắt 16 mặt - tương đương với 16 xi-lanh của động cơ. Bạn sẽ không thể tìm được bất kỳ bức ảnh nào về tuỳ chọn này trên internet.Để có thể vượt qua tốc độ 375 km/h, chủ xe sẽ phải cắm thêm một chiếc chìa khoá đặc biệt ở bên cạnh ghế lái. Khi cắm chìa này vào, thân xe sẽ tự hạ thấp 6,3 cm, góc cánh đuôi giảm đi 2 độ, các khe hút gió phía trước đóng lại và góc lái bị hạn chế.Động cơ của Veyron cực nóng. Vào năm 2001, khi thử nghiệm hết công suất, nhiệt độ động cơ đã khiến hệ thống thoát khí của phòng thí nghiệm bốc cháy. Sau đó, một phiên bản thử nghiệm của xe đã "phun" ra ngọn lửa dài tới 1,83 m khi đạt tốc độ 320 km/h.Bugatti Veyron là mẫu xe có chi phí sử dụng đắt nhất Thế giới. Mỗi năm, chủ của chiếc xe có thể tốn tới 300.000 USD (6,54 tỷ đồng). Một lần thay dầu của xe tốn tới 21.000 USD (457 triệu đồng), trong khi bộ lốp Michelin đặc biệt có giá lên tới 69.000 USD (1,5 tỷ đồng).Trong suốt vòng đời 10 năm của mình, đã có tổng cộng 34 phiên bản đặc biệt của Veyron được Bugatti tung ra.Ferdinand Piech (phải), cựu chủ tịch của Volkswagen, đồng thời là cháu nội của Ferdinand Porsche (giữa) là nhân vật quyết định tới sự tồn tại của Veyron. Cách đây nhiều năm, ông là người đầu tiên đề xuất ý tưởng tạo ra một chiếc siêu xe 1000 mã lực và đã bị nhiều kỹ sư cho là không thể. Tuy nhiên ông vẫn kiên quyết theo đuổi tới cùng dự án Veyron.
Ban đầu, l ưới tản nhiệt của Veyron được làm từ nhôm, tuy nhiên do chiếc xe có tốc độ quá cao nên vật liệu này không thể chịu nổi những vật thể bắn vào ở tốc độ cao. Đây là một vấn đề cũng xuất hiện khi máy bay ở trên cao. Cuối cùng, lưới tản nhiệt của Veyron đã được làm từ titan.
Trên bảng đồng hồ của Veyron có một đồng hồ chỉ báo công suất hiện thời của xe. Khi đạt tốc độ 250 km/h, đồng hồ này sẽ chỉ vào khoảng 270 mã lực. Cần tới 731 mã lực còn lại để xe có thể đạt tốc độ tối đa 407 km/h.
Bugatti cung cấp một số lựa chọn khá "sến" cho Veyron, chẳng hạn như bảng đồng hồ với dấu và kim chỉ số dát kim cương. Mỗi viên kim cương sẽ được cắt 16 mặt - tương đương với 16 xi-lanh của động cơ. Bạn sẽ không thể tìm được bất kỳ bức ảnh nào về tuỳ chọn này trên internet.
Để có thể vượt qua tốc độ 375 km/h, chủ xe sẽ phải cắm thêm một chiếc chìa khoá đặc biệt ở bên cạnh ghế lái. Khi cắm chìa này vào, thân xe sẽ tự hạ thấp 6,3 cm, góc cánh đuôi giảm đi 2 độ, các khe hút gió phía trước đóng lại và góc lái bị hạn chế.
Động cơ của Veyron cực nóng. Vào năm 2001, khi thử nghiệm hết công suất, nhiệt độ động cơ đã khiến hệ thống thoát khí của phòng thí nghiệm bốc cháy. Sau đó, một phiên bản thử nghiệm của xe đã "phun" ra ngọn lửa dài tới 1,83 m khi đạt tốc độ 320 km/h.
Bugatti Veyron là mẫu xe có chi phí sử dụng đắt nhất Thế giới. Mỗi năm, chủ của chiếc xe có thể tốn tới 300.000 USD (6,54 tỷ đồng). Một lần thay dầu của xe tốn tới 21.000 USD (457 triệu đồng), trong khi bộ lốp Michelin đặc biệt có giá lên tới 69.000 USD (1,5 tỷ đồng).
Trong suốt vòng đời 10 năm của mình, đã có tổng cộng 34 phiên bản đặc biệt của Veyron được Bugatti tung ra.
Ferdinand Piech (phải), cựu chủ tịch của Volkswagen, đồng thời là cháu nội của Ferdinand Porsche (giữa) là nhân vật quyết định tới sự tồn tại của Veyron. Cách đây nhiều năm, ông là người đầu tiên đề xuất ý tưởng tạo ra một chiếc siêu xe 1000 mã lực và đã bị nhiều kỹ sư cho là không thể. Tuy nhiên ông vẫn kiên quyết theo đuổi tới cùng dự án Veyron.