Li Shufu xuất thân từ gia đình nông dân. Ảnh: Reuters.
Động lực trong kinh doanh đã giúp người đàn ông có sở thích làm thơ trở thành một trong những người đứng đầu ngành công nghiệp tư nhân Trung Quốc ở tuổi 50. Geely là nhà sản xuất ôtô không thuộc sở hữu của nhà nước đầu tiên vào thời điểm thành lập.
Sau nhiếp ảnh, Li Shufu dấn thân vào ngành công nghiệp bằng một ngành nghề khá mới lúc đó. Ông nhận thấy cơ hội trong việc khai thác vàng bạc trong những thiết bị điện tử hư hỏng. Tuy nhiên, sau này sự cạnh tranh gay gắt hơn.
"Lấy vàng bạc từ thiết bị điện tử hư hỏng nhanh chóng có nhiều người khác học theo", ông nói.
Ở tuổi 23, ông chuyển sang thiết kế và sản xuất bộ phận cho tủ lạnh, và sớm có thể làm toàn bộ thiết bị cho loại sản phẩm này. Ông thành lập một công ty có tên là Geely, trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là "may mắn". Kịch bản ngành khai thác vàng bạc từ thiết bị điện tử hư hỏng lặp lại với Li Shufu. Người Trung Quốc là "những người học và làm theo rất nhanh".
Và ông từ bỏ. Năm 1989, ông Li đã quyết định "đây là thời điểm tốt để nghỉ ngơi" và giao việc kinh doanh cho chính quyền địa phương trước khi đến trường đại học.
Việc học không làm Li Shufu quên đi sở thích kinh doanh. Năm 1993, ông thành lập công ty tư nhân sản xuất xe máy đầu tiên của Trung Quốc và sớm từ bỏ để nhảy vào ngành công nghiệp ôtô. Ông Li mặc bộ đồ màu xanh với huy hiệu Geely trên ve áo giải thích: "Tôi tin rằng kinh doanh ôtô là một ngành kinh doanh toàn diện và phức tạp. Nó không hề dễ dàng".
Sản xuất ôtô - con đường đầy chông gai
Ngay từ thuở ban đầu, Li Shufu đã lên kế hoạch dài hạn rất rõ ràng. "Tôi tin rằng ngành công nghiệp ôtô là cạnh tranh về nguồn nhân lực, về tài chính, công nghệ và toàn cầu. Chìa khóa cho tất cả những thách thức là con người", ông nói. "Vì vậy, tôi thành lập một trường đại học và các trường kỹ thuật để cung cấp nhân lực cho các cơ sở sản xuất của công ty".Nhưng lô xe sản xuất đầu tiên không thành công. Công ty dỡ bỏ dây chuyền sản xuất vào ngày 8/8 - ngày may mắn nhất theo truyền thống của người Trung Quốc - năm 1998. Những chiếc xe quá thô sơ, Geely chấp nhận không bán ra thị trường. "Chúng tôi đã hủy bỏ tất cả, lô xe không đủ tốt", ông nói.
Lô thứ 2 cũng bị loại bỏ, một phần ba số xe trong lô xe đó "không đạt yêu cầu". Nhà máy thứ 2 tại Ninh Ba năm 2000 đã sản xuất ra những "sản phẩm chất lượng rất kém".
Bước ngoặt đến khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và cam kết mở rộng các ngành công nghiệp trong nước. Ông Li không còn phải xin giấy phép thiết kế và sản xuất từ một một công ty khác, vì chính ông có thể tự làm việc đó.
Geely bị khinh rẻ khi bước vào sân chơi của người Mỹ
Triển lãm Detroit Motor Show năm 2006 khác với mọi năm trước khi Geely gây được nhiều sự chú ý còn nhiều hơn các nhà sản xuất ôtô Mỹ.
"Đây là mẫu ôtô đầu tiên của Trung Quốc tham gia triển lãm Detroit, vì vậy chúng tôi đã có được sự chú ý từ phía khách tham quan", John Hammer, cựu chính trị gia của Mỹ là COO Geely Mỹ cho biết.Không gian trưng bày của Geely ngoài hành lang Cobo Hall. Ảnh: Reuters.
Được nhắc đến nhiều, nhưng công ty Geely đã có màn trình diễn khá bình thường nếu không muốn nói là tệ hại. Công ty Trung Quốc không thể "chen chân" vào "sảnh chính" - nơi dành cho các đại gia ôtô Mỹ.
Geely chấp nhận thu gọn ở ngoài hành lang Cobo Hall, không gian chẳng có gì ngoài chiếc sedan màu bạc nhỏ thó mang tham vọng tạo nên lịch sử như "con bọ" Volkswagen Beetle, khi đặt giá bán dưới 10.000 USD.
Khi các kỹ sư của công ty ôtô khác tới xem chiếc xe Geely và săm soi bên dưới nắp capo đều bịt mũi bỏ đi. Chiếc xe chẳng có gì ngoài 2 chữ "rẻ tiền".
Geely rút lại kế hoạch chinh phục thị trường Mỹ sau màn trình diễn. Nhưng tham vọng vẫn còn đó, Li Shufu bắt đầu tìm cách mua lại các thương hiệu ôtô nước ngoài.
Ông Li đã suy nghĩ về Volvo vào năm 2002 - ngay cả khi công ty chưa có một mẫu xe sản xuất thành công. "Tôi chỉ nghĩ rằng Ford lúc đó sở hữu nhiều thương hiệu, tới một thời điểm nào đó chúng tôi sẽ có cơ hội sở một trong số đó, và Volvo là thương hiệu yêu thích của tôi", Li Shufu nói.
Đưa Volvo lên tầm cao mới
Sau nhiều năm, trong một buổi phát biểu, ông Li từ từ rút ra trong túi áo một tờ giấy đã cũ, sau đó nói về những gì liên quan đến tin đồn Geely đang tìm cách mua Volvo.
Trong tuyên bố, ông không cam kết, không xác nhận, không phủ nhận ý định mua Volvo từ nhà sản xuất ôtô Ford. "Tôi không thể phạm sai lầm. Geely là một công ty, chúng tôi phải tuân thủ những quy tắc về công bố thông tin", ông Li nói với phóng viên bên lề buổi phát biểu.Tháng 8/2010, những đồn đoán trở thành sự thật. Geely chính thức mua lại Volvo từ Ford với số tiền 1,8 tỷ USD, thương vụ mua lại lớn nhất ở nước ngoài của một nhà sản xuất ôtô Trung Quốc.
"Sự phát triển của chúng tôi thành một công ty toàn cầu, điều này không thể thực hiện nếu không có sự hỗ trợ từ Geely", Giám đốc điều hành Hakan Samuelsson nói. "Họ là một chủ sở hữu rất chuyên nghiệp, hoàn toàn trái ngược với những gì mọi người nghĩ ngay từ đầu".
Sau khi về tay Geely Volvo chưa bao giờ phát triển như vậy. Thương hiệu Thụy Điển đã dành nhiều thập kỷ tập trung phát triển thế mạnh về công nghệ an toàn. Nhưng Ford sau khi mua công ty vào năm 2000 lại chọn thiết kế làm ưu tiên hàng đầu. Quyết định đó sau này một lỗi vô cùng nghiêm trọng.
Tất cả đối thủ cạnh tranh, từ Nissan đến Mercedes-Benz nắm lấy cơ hội vượt qua Volvo về công nghệ an toàn. Thị phần của Volvo giảm trầm trọng khiến Ford mất hàng tỷ USD trong thương vụ này.Volvo nhanh chóng quay trở. Doanh thu tại thị trường châu Âu, Mỹ và Trung Quốc tăng mạnh. Thậm chí thay đổi cả định vị thương hiệu, vươn lên cạnh tranh ở phân khúc hạng sang của Mercedes-Benz, BMW và Audi.
Năm năm 2017, doanh số bán hàng của Volvo tăng 7%, đạt hơn 500.000 xe, cao nhất trong suốt lịch sử hình thành. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 20%, do thị trường lớn nhất của Volvo là Trung Quốc tăng trưởng mạnh.
Hakan Samuelsson, Giám đốc điều hành Volvo nói rằng công ty đã phát triển mạnh mẽ khi Geely mua lại Volvo. Ông Li Shufu mang đến khoản đầu tư 11 tỷ USD và luôn giữ vững văn hóa Thụy Điển trong quá trình phát triển sản phẩm của Volvo.
Tham vọng vươn ra thế giới
Mua Volvo là thương vụ đình đám của Geely, nhưng không phải đầu tiền. Năm 2006, tập đoàn Trung Quốc thâu tóm Manganese Bronze Holdings (MBH), một công ty kỹ thuật ở Anh thành lập đầu thập niên 60.
MBH sau đó thành lập một liên minh với Geely để cho ra đời công ty taxi London. Công ty này sản xuất taxi đen (Black Taxi), một trong những biểu tượng của Anh quốc.Đến năm 2009, Geely tiếp tục mua một công ty sản xuất hộp số ở Úc, giúp họ có được công nghệ để tự phát triển và sản xuất hộp số tự động.
Ngày 24/5/2017, Li Shufu thể hiện tham vọng bành trướng thị trường ASEAN khi ký kết mua 49,9% cổ phần của hãng xe nội địa Malaysia Proton. Đến cuối năm, hồ sơ mua 51% cổ phần trong hãng xe thể thao Anh quốc Lotus cũng hoàn tất.
Cuối 2017, Geely tuyên bố mua lượng cổ phần trị giá 3 tỷ USD trong hãng xe tải Volvo AB. Công ty sản xuất xe tải Thụy Điển hoạt động độc lập với phân nhánh Volvo sản xuất ôtô con.
Cũng trong 2017, Li Shufu tiếp tục bỏ tiền mua công ty Terrafugia (một start-up về lĩnh vực xe bay của Mỹ). Bên cạnh việc thành lập Lynk & Co nhằm tiến sâu rộng vào thị trường châu Âu và Mỹ.Tuần trước, tỷ phú người Trung Quốc tiếp tục thực hiện một thương vụ đình đám khi mua lại 9,69% cổ phần của tập đoàn Daimler trị giá 9 tỷ USD, trở thành nhà đầu tư cá nhân lớn nhất trong tập đoàn nước Đức.
Mục tiêu chiến lược của vị tỷ phú là một liên minh với Daimler. Hiện Daimler đang đẩy mạnh phát triển xe điện và xe tự lái. Liên minh sẽ giúp họ đối mặt với các công ty phát triển xe điện của Mỹ, như Tesla, Google hay Uber.
Chính phủ hậu thuẫn đằng sau Geely
Sau thương vụ mua cổ phần của Daimler, tờ Financial Times đặt dấu hỏi lớn rằng liệu chính phủ Trung Quốc có hậu thuẫn Geely hay không. Vì chỉ trong 3 tháng, công ty đã chi tiêu hơn 10 tỷ USD cho các thương vụ mua bán và sáp nhập ở nước ngoài.
Trong cuộc phỏng vấn với CCTV, ông Li Shufu không hoàn toàn phủ nhận mối liên kết này.
Li Shufu, 54 tuổi, hiện đứng thứ 10 trong danh sách người giàu có nhất Trung Quốc và đứng thứ 209 trong bảng xếp hạng tỷ phủ toàn cầu, với tài sản 16,6 tỷ USD.
"Về thương vụ này, mục tiêu của chúng tôi là hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc thông qua sự phát triển của Geely", ông nói.
Câu hỏi có hay không việc Trung Quốc hỗ trợ Geely đã xuất hiện từ thương vụ mua Volvo cách đây hơn 7 năm. Các nhà phân tích cho rằng, tiềm năng tài chính của Geely không thể mua nổi Volvo nếu không có sự hẫu thuận từ phía Trung Quốc.
Một bài báo trên Autonews đăng tải năm 2010 viết: "Sau khi Geely hoàn tất thủ tục mua lại Volvo, chúng tôi đã biết họ nhận được sự hỗ trợ từ 2 chính quyền thành phố".
Chính quyền thành phố Đại Khánh, một thành phố dầu mỏ ở phía Đông Bắc của Trung Quốc, đã cung cấp khoảng 451,7 triệu USD. Trong khi chính quyền Gia Định, một quận của Thượng Hải, đã cam kết chi 150,6 triệu USD.
Nhưng không có gì miễn phí trên thế giới này. Với số tiền bỏ ra, cả 2 chính quyền đều yêu cầu Geely xây dựng nhà máy Volvo trên đất của họ. Đại Khánh muốn thu hút các nhà máy sản xuất khi dự trữ dầu mỏ của họ dần kiệt quệ. Trong khi Gia Định muốn tăng cường vị thế để trở thành trung tâm của ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc. Để trả nợ, ông Li đã xây dựng 2 nhà máy lắp ráp mới tại Đại Khánh và Gia Định.
Li Shufu xuất thân từ gia đình nông dân. Ảnh: Reuters.
Động lực trong kinh doanh đã giúp người đàn ông có sở thích làm thơ trở thành một trong những người đứng đầu ngành công nghiệp tư nhân Trung Quốc ở tuổi 50. Geely là nhà sản xuất ôtô không thuộc sở hữu của nhà nước đầu tiên vào thời điểm thành lập.
Sau nhiếp ảnh, Li Shufu dấn thân vào ngành công nghiệp bằng một ngành nghề khá mới lúc đó. Ông nhận thấy cơ hội trong việc khai thác vàng bạc trong những thiết bị điện tử hư hỏng. Tuy nhiên, sau này sự cạnh tranh gay gắt hơn.
"Lấy vàng bạc từ thiết bị điện tử hư hỏng nhanh chóng có nhiều người khác học theo", ông nói.
Ở tuổi 23, ông chuyển sang thiết kế và sản xuất bộ phận cho tủ lạnh, và sớm có thể làm toàn bộ thiết bị cho loại sản phẩm này. Ông thành lập một công ty có tên là Geely, trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là "may mắn". Kịch bản ngành khai thác vàng bạc từ thiết bị điện tử hư hỏng lặp lại với Li Shufu. Người Trung Quốc là "những người học và làm theo rất nhanh".
Và ông từ bỏ. Năm 1989, ông Li đã quyết định "đây là thời điểm tốt để nghỉ ngơi" và giao việc kinh doanh cho chính quyền địa phương trước khi đến trường đại học.
Việc học không làm Li Shufu quên đi sở thích kinh doanh. Năm 1993, ông thành lập công ty tư nhân sản xuất xe máy đầu tiên của Trung Quốc và sớm từ bỏ để nhảy vào ngành công nghiệp ôtô. Ông Li mặc bộ đồ màu xanh với huy hiệu Geely trên ve áo giải thích: "Tôi tin rằng kinh doanh ôtô là một ngành kinh doanh toàn diện và phức tạp. Nó không hề dễ dàng".
Sản xuất ôtô - con đường đầy chông gai
Ngay từ thuở ban đầu, Li Shufu đã lên kế hoạch dài hạn rất rõ ràng. "Tôi tin rằng ngành công nghiệp ôtô là cạnh tranh về nguồn nhân lực, về tài chính, công nghệ và toàn cầu. Chìa khóa cho tất cả những thách thức là con người", ông nói. "Vì vậy, tôi thành lập một trường đại học và các trường kỹ thuật để cung cấp nhân lực cho các cơ sở sản xuất của công ty".
Nhưng lô xe sản xuất đầu tiên không thành công. Công ty dỡ bỏ dây chuyền sản xuất vào ngày 8/8 - ngày may mắn nhất theo truyền thống của người Trung Quốc - năm 1998. Những chiếc xe quá thô sơ, Geely chấp nhận không bán ra thị trường. "Chúng tôi đã hủy bỏ tất cả, lô xe không đủ tốt", ông nói.
Lô thứ 2 cũng bị loại bỏ, một phần ba số xe trong lô xe đó "không đạt yêu cầu". Nhà máy thứ 2 tại Ninh Ba năm 2000 đã sản xuất ra những "sản phẩm chất lượng rất kém".
Bước ngoặt đến khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và cam kết mở rộng các ngành công nghiệp trong nước. Ông Li không còn phải xin giấy phép thiết kế và sản xuất từ một một công ty khác, vì chính ông có thể tự làm việc đó.
Geely bị khinh rẻ khi bước vào sân chơi của người Mỹ
Triển lãm Detroit Motor Show năm 2006 khác với mọi năm trước khi Geely gây được nhiều sự chú ý còn nhiều hơn các nhà sản xuất ôtô Mỹ.
"Đây là mẫu ôtô đầu tiên của Trung Quốc tham gia triển lãm Detroit, vì vậy chúng tôi đã có được sự chú ý từ phía khách tham quan", John Hammer, cựu chính trị gia của Mỹ là COO Geely Mỹ cho biết.
Không gian trưng bày của Geely ngoài hành lang Cobo Hall. Ảnh: Reuters.
Được nhắc đến nhiều, nhưng công ty Geely đã có màn trình diễn khá bình thường nếu không muốn nói là tệ hại. Công ty Trung Quốc không thể "chen chân" vào "sảnh chính" - nơi dành cho các đại gia ôtô Mỹ.
Geely chấp nhận thu gọn ở ngoài hành lang Cobo Hall, không gian chẳng có gì ngoài chiếc sedan màu bạc nhỏ thó mang tham vọng tạo nên lịch sử như "con bọ" Volkswagen Beetle, khi đặt giá bán dưới 10.000 USD.
Khi các kỹ sư của công ty ôtô khác tới xem chiếc xe Geely và săm soi bên dưới nắp capo đều bịt mũi bỏ đi. Chiếc xe chẳng có gì ngoài 2 chữ "rẻ tiền".
Geely rút lại kế hoạch chinh phục thị trường Mỹ sau màn trình diễn. Nhưng tham vọng vẫn còn đó, Li Shufu bắt đầu tìm cách mua lại các thương hiệu ôtô nước ngoài.
Ông Li đã suy nghĩ về Volvo vào năm 2002 - ngay cả khi công ty chưa có một mẫu xe sản xuất thành công. "Tôi chỉ nghĩ rằng Ford lúc đó sở hữu nhiều thương hiệu, tới một thời điểm nào đó chúng tôi sẽ có cơ hội sở một trong số đó, và Volvo là thương hiệu yêu thích của tôi", Li Shufu nói.
Đưa Volvo lên tầm cao mới
Sau nhiều năm, trong một buổi phát biểu, ông Li từ từ rút ra trong túi áo một tờ giấy đã cũ, sau đó nói về những gì liên quan đến tin đồn Geely đang tìm cách mua Volvo.
Trong tuyên bố, ông không cam kết, không xác nhận, không phủ nhận ý định mua Volvo từ nhà sản xuất ôtô Ford. "Tôi không thể phạm sai lầm. Geely là một công ty, chúng tôi phải tuân thủ những quy tắc về công bố thông tin", ông Li nói với phóng viên bên lề buổi phát biểu.
Tháng 8/2010, những đồn đoán trở thành sự thật. Geely chính thức mua lại Volvo từ Ford với số tiền 1,8 tỷ USD, thương vụ mua lại lớn nhất ở nước ngoài của một nhà sản xuất ôtô Trung Quốc.
"Sự phát triển của chúng tôi thành một công ty toàn cầu, điều này không thể thực hiện nếu không có sự hỗ trợ từ Geely", Giám đốc điều hành Hakan Samuelsson nói. "Họ là một chủ sở hữu rất chuyên nghiệp, hoàn toàn trái ngược với những gì mọi người nghĩ ngay từ đầu".
Sau khi về tay Geely Volvo chưa bao giờ phát triển như vậy. Thương hiệu Thụy Điển đã dành nhiều thập kỷ tập trung phát triển thế mạnh về công nghệ an toàn. Nhưng Ford sau khi mua công ty vào năm 2000 lại chọn thiết kế làm ưu tiên hàng đầu. Quyết định đó sau này một lỗi vô cùng nghiêm trọng.
Tất cả đối thủ cạnh tranh, từ Nissan đến Mercedes-Benz nắm lấy cơ hội vượt qua Volvo về công nghệ an toàn. Thị phần của Volvo giảm trầm trọng khiến Ford mất hàng tỷ USD trong thương vụ này.
Volvo nhanh chóng quay trở. Doanh thu tại thị trường châu Âu, Mỹ và Trung Quốc tăng mạnh. Thậm chí thay đổi cả định vị thương hiệu, vươn lên cạnh tranh ở phân khúc hạng sang của Mercedes-Benz, BMW và Audi.
Năm năm 2017, doanh số bán hàng của Volvo tăng 7%, đạt hơn 500.000 xe, cao nhất trong suốt lịch sử hình thành. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 20%, do thị trường lớn nhất của Volvo là Trung Quốc tăng trưởng mạnh.
Hakan Samuelsson, Giám đốc điều hành Volvo nói rằng công ty đã phát triển mạnh mẽ khi Geely mua lại Volvo. Ông Li Shufu mang đến khoản đầu tư 11 tỷ USD và luôn giữ vững văn hóa Thụy Điển trong quá trình phát triển sản phẩm của Volvo.
Tham vọng vươn ra thế giới
Mua Volvo là thương vụ đình đám của Geely, nhưng không phải đầu tiền. Năm 2006, tập đoàn Trung Quốc thâu tóm Manganese Bronze Holdings (MBH), một công ty kỹ thuật ở Anh thành lập đầu thập niên 60.
MBH sau đó thành lập một liên minh với Geely để cho ra đời công ty taxi London. Công ty này sản xuất taxi đen (Black Taxi), một trong những biểu tượng của Anh quốc.
Đến năm 2009, Geely tiếp tục mua một công ty sản xuất hộp số ở Úc, giúp họ có được công nghệ để tự phát triển và sản xuất hộp số tự động.
Ngày 24/5/2017, Li Shufu thể hiện tham vọng bành trướng thị trường ASEAN khi ký kết mua 49,9% cổ phần của hãng xe nội địa Malaysia Proton. Đến cuối năm, hồ sơ mua 51% cổ phần trong hãng xe thể thao Anh quốc Lotus cũng hoàn tất.
Cuối 2017, Geely tuyên bố mua lượng cổ phần trị giá 3 tỷ USD trong hãng xe tải Volvo AB. Công ty sản xuất xe tải Thụy Điển hoạt động độc lập với phân nhánh Volvo sản xuất ôtô con.
Cũng trong 2017, Li Shufu tiếp tục bỏ tiền mua công ty Terrafugia (một start-up về lĩnh vực xe bay của Mỹ). Bên cạnh việc thành lập Lynk & Co nhằm tiến sâu rộng vào thị trường châu Âu và Mỹ.
Tuần trước, tỷ phú người Trung Quốc tiếp tục thực hiện một thương vụ đình đám khi mua lại 9,69% cổ phần của tập đoàn Daimler trị giá 9 tỷ USD, trở thành nhà đầu tư cá nhân lớn nhất trong tập đoàn nước Đức.
Mục tiêu chiến lược của vị tỷ phú là một liên minh với Daimler. Hiện Daimler đang đẩy mạnh phát triển xe điện và xe tự lái. Liên minh sẽ giúp họ đối mặt với các công ty phát triển xe điện của Mỹ, như Tesla, Google hay Uber.
Chính phủ hậu thuẫn đằng sau Geely
Sau thương vụ mua cổ phần của Daimler, tờ Financial Times đặt dấu hỏi lớn rằng liệu chính phủ Trung Quốc có hậu thuẫn Geely hay không. Vì chỉ trong 3 tháng, công ty đã chi tiêu hơn 10 tỷ USD cho các thương vụ mua bán và sáp nhập ở nước ngoài.
Trong cuộc phỏng vấn với CCTV, ông Li Shufu không hoàn toàn phủ nhận mối liên kết này.
Li Shufu, 54 tuổi, hiện đứng thứ 10 trong danh sách người giàu có nhất Trung Quốc và đứng thứ 209 trong bảng xếp hạng tỷ phủ toàn cầu, với tài sản 16,6 tỷ USD.
"Về thương vụ này, mục tiêu của chúng tôi là hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc thông qua sự phát triển của Geely", ông nói.
Câu hỏi có hay không việc Trung Quốc hỗ trợ Geely đã xuất hiện từ thương vụ mua Volvo cách đây hơn 7 năm. Các nhà phân tích cho rằng, tiềm năng tài chính của Geely không thể mua nổi Volvo nếu không có sự hẫu thuận từ phía Trung Quốc.
Một bài báo trên Autonews đăng tải năm 2010 viết: "Sau khi Geely hoàn tất thủ tục mua lại Volvo, chúng tôi đã biết họ nhận được sự hỗ trợ từ 2 chính quyền thành phố".
Chính quyền thành phố Đại Khánh, một thành phố dầu mỏ ở phía Đông Bắc của Trung Quốc, đã cung cấp khoảng 451,7 triệu USD. Trong khi chính quyền Gia Định, một quận của Thượng Hải, đã cam kết chi 150,6 triệu USD.
Nhưng không có gì miễn phí trên thế giới này. Với số tiền bỏ ra, cả 2 chính quyền đều yêu cầu Geely xây dựng nhà máy Volvo trên đất của họ. Đại Khánh muốn thu hút các nhà máy sản xuất khi dự trữ dầu mỏ của họ dần kiệt quệ. Trong khi Gia Định muốn tăng cường vị thế để trở thành trung tâm của ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc. Để trả nợ, ông Li đã xây dựng 2 nhà máy lắp ráp mới tại Đại Khánh và Gia Định.