Mẫu môtô địa hình đường trường Honda Africa Twin DCT 2017 là một dòng sản phẩm mới của hãng và dựa trên thiết kế của mẫu xe thử nghiệm True Adventure xuất hiện tại triển lãm EICMA 2014. Được bán ra từ năm 2015, tên gọi của xe xuất phát từ chiếc chiếc Africa Twin XRV 750 được sản xuất từ 1989-2003. Thế hệ Africa Twin mới có tên mã CRF1000L.Ở nước ta, chiếc Africa Twin đầu tiên màu đỏ đã được nhập về cách đây khoảng hơn 1 năm bởi chính Honda Việt Nam và cũng đã được trưng bày tại triển lãm VMCS 2016. Tuy nhiên chiếc xe này chỉ được hãng sử dụng để trưng bày tại các sự kiện và không được bán ra. Chính vì vậy, chiếc Africa Twin DCT 2017 vừa về tới Hà Nội có thể coi là chiếc đầu tiên lăn bánh trên đường phố Việt.So với các đối thủ cùng phân khúc, Honda Africa Twin có kích thước nhỏ gọn hơn nhiều do sở hữu kiểu dáng "lai" giữa dòng "cào cào" chuyên nghiệp (dirtbike) và xe địa hình đa năng (adventure bike). Phần đầu xe thể thao, góc cạnh và mạnh mẽ với cặp đèn pha kép LED bao quanh bởi nhựa đúc màu đen. Phía trên là chiếc kính chắn gió cao, hạn chế tạt gió và bụi khi điều khiển Africa Twin qua những chuyến "phượt" xuyên lục địa.Để vượt qua các địa hình khó khăn, Africa Twin có khoảng sáng gầm lớn nhờ cặp phuộc USD Showa đường kính 45 mm với khoảng hành trình lên tới 23,11 cm. Bánh trước có vành nan đường kính lên tới 21 inch, nhưng chỉ dùng bản lốp 90/90 và vành rộng 2,15 inch để dễ điều khiển. Cặp phanh đĩa phía trước có đường kính 310 mm, kẹp bằng heo Nissin 4 pis cả hai bên và đương nhiên có ABS.Africa Twin sở hữu quây gió che bán thân (half fairing), kéo dài từ phần đầu tới nửa bình xăng của xe. Nằm giữa bộ quây gió là két tản nhiệt với quạt làm mát lộ ra ngoài. Với 2 quạt tản nhiệt đối xứng, chiếc xe có thể hoạt động bền bỉ ở ngay cả những quốc gia có khí hậu nóng hay sa mạc mà không sợ quá nhiệt.Trong khi chiếc Africa Twin đầu tiên tại Việt Nam được Honda nhập về có màu đỏ thì chiếc thứ 2 sở hữu dàn vỏ 3 màu trắng-đỏ-xanh đặc trưng của chi nhánh xe thể thao HRC. Thể tích bình xăng của Afica Twin là 18,8 lít, giúp chiếc xe có thể đi được quãng đường dao động khoảng 400 km. Là một mẫu xe đường trường, Africa Twin có tay lái rất cao và rộng. Mỗi bên tay nắm của xe đều có các tấm nhựa bảo vệ tay người láiBảng đồng hồ của Africa Twin có thiết kế độc đáo theo phong cách xe đua rally với 2 màn hình xếp thành chữ T và hiển thị chữ trắng trên nền tối màu. Xe còn được trang bị hệ thống kiểm soát mô-men xoắn Honda Selectable Torque Control (HSTC), với 2 chế độ là Drive hướng tới tiết kiệm nhiên liệu và Sport.Trong đó, chế độ Sport còn có thêm 3 cài đặt nhỏ là S1, S2 và S3, đem tới cho người lái khả năng lựa chọn phù hợp với điều kiện sử dụng. Giống các dòng môtô PKL khác, công tắc điều khiển các hệ thống điện tử nằm ở hai bên cùm tay lái. Do chiếc Africa Twin này được trang bị hộp số ly hợp kép nên chiếc xe còn có khả năng chuyển số bằng nút bấm.Ở bên cùm công tắc phải là nút bật đèn báo hiệu khẩn cấp, công tắc đề cùng cụm nút chuyển giữa các chế độ hộp số 3 cấp độ. Từ trái qua phải, nấc đầu tiên là N - số "mo"; nấc thứ 2 là chế độ sang số bằng nút bấm S (Sport) và nấc cuối cùng, với ký hiệu D (Drive) là chế độ tự động chuyển số. Với chế độ D, người lái sẽ chỉ việc ngồi lên xe và vặn ga, chiếc xe sẽ tự động chuyển số như trên những mẫu ôtô có hộp số tự động.Trên CRF1000L, Honda đã trang bị cho xe động cơ 2 xi-lanh thẳng hàng 998 cc DOHC 8 van hoàn toàn mới, với đường kính xi-lanh 92 mm và hành trình 75,1 mm. Động cơ này đạt công suất tối đa 94 mã lực và mô-men xoắn cực đại 98 Nm. Bên cạnh bản hộp số ly hợp kép 6 cấp, chiếc xe vẫn có phiên bản sử dụng hộp số côn tay bình thường.Trên phiên bản hộp số ly hợp kép 6 cấp, bưởng côn của chiếc xe có thiết kế đầy góc cạnh do chiếc xe có 2 bộ côn khác nhau, 1 chỉ dùng để vận hành các số chẵn (2, 4, 6) và bộ còn lại chỉ chạy số lẻ (1, 3, 5). Trong khi đó, cần số ở bàn để chân bên trái đã bị loại bỏ, đồng thời vị trí của tay côn đã được chuyển thành phanh tay khi đỗ xe.Yên của Africa Twin có thiết kế khá giống những chiếc xe "cào cào", đem tới sự thoải mái khi chinh phục địa hình. Tuy nhiên với khoảng sáng gầm cao, chiều cao yên của xe cũng lên tới 850 mm ở mức thấp nhất. Trong khi đó, mức cao nhất của yên xe là 870 mm. Với chiều cao yên này, phải những người cao khoảng 1m75 trở lên mới có thể chống một chân thoải mái xuống mặt đường.Ống xả của chiếc môtô đường trường Honda có vỏ bằng kim loại bóng và thiết kế vuông vức. Nằm hai bên đuôi xe, Honda đã tích hợp sẵn những điểm bắt trên vỏ để người dùng có thể dễ dàng lắp thêm các thùng đồ hai bên hông xe khi cần thiết.Africa Twin là một chiếc xe có kích thước tương đối lớn với chiều dài 2335 mm, rộng 930 mm, cao 1475 mm và trục cơ sở dài 1575 mm. Khoảng sáng gầm xe là 250 mm, trong khi trọng lượng của phiên bản DCT là 242 kg. Phuộc sau có dạng monoshock, khoảng hành trình 22,1 cm và điều chỉnh được 3 mức độ nhờ núm vặn. Được trang bị ABS cho cả 2 bánh nhưng chỉ có bánh sau của Africa Twin mới có khả năng ngắt ABS.Phanh sau cũng có dạng đĩa hình sóng, đường kính 256 mm nhỏ hơn và chỉ sử dụng heo 2 pis. Động cơ truyền sức mạnh tới bánh sau qua hệ thống xích. Bánh sau cũng có dạng vành nan nhưng chỉ có đường kính 18 inch - vẫn rất lớn so với những mẫu môtô bình thường và sử dụng lốp 150/70/18. Do sử dụng bánh căm, cả 2 lốp xe đều là loại lốp có săm.Phần đuôi xe có thiết kế đơn giản với đèn hậu bao quanh bởi chắn bùn nhựa, phía hai bên là 2 đèn xi-nhan LED. Dành cho những chuyến đi dài, Africa Twin có sẵn giá để hàng cỡ lớn sau yên.Chiếc Africa Twin DCT 2017 đầu tiên được đưa về Việt Nam dưới dạng xe nhập nguyên chiếc từ Nhật bởi showroom môtô PKL tại Hà Nội. Hiện tại, chiếc xe chưa có giá bán chính thức tại Việt Nam. Tại Nhật, phiên bản này có giá 1,5 triệu Yen, chính vì vậy nhiều khả năng giá của chiếc xe sẽ nằm trong khoảng trên dưới 700 triệu đồng sau khi cộng đủ các loại thuế và chi phí khác nhau.
Mẫu môtô địa hình đường trường Honda Africa Twin DCT 2017 là một dòng sản phẩm mới của hãng và dựa trên thiết kế của mẫu xe thử nghiệm True Adventure xuất hiện tại triển lãm EICMA 2014. Được bán ra từ năm 2015, tên gọi của xe xuất phát từ chiếc chiếc Africa Twin XRV 750 được sản xuất từ 1989-2003. Thế hệ Africa Twin mới có tên mã CRF1000L.
Ở nước ta, chiếc Africa Twin đầu tiên màu đỏ đã được nhập về cách đây khoảng hơn 1 năm bởi chính Honda Việt Nam và cũng đã được trưng bày tại triển lãm VMCS 2016. Tuy nhiên chiếc xe này chỉ được hãng sử dụng để trưng bày tại các sự kiện và không được bán ra. Chính vì vậy, chiếc Africa Twin DCT 2017 vừa về tới Hà Nội có thể coi là chiếc đầu tiên lăn bánh trên đường phố Việt.
So với các đối thủ cùng phân khúc, Honda Africa Twin có kích thước nhỏ gọn hơn nhiều do sở hữu kiểu dáng "lai" giữa dòng "cào cào" chuyên nghiệp (dirtbike) và xe địa hình đa năng (adventure bike). Phần đầu xe thể thao, góc cạnh và mạnh mẽ với cặp đèn pha kép LED bao quanh bởi nhựa đúc màu đen. Phía trên là chiếc kính chắn gió cao, hạn chế tạt gió và bụi khi điều khiển Africa Twin qua những chuyến "phượt" xuyên lục địa.
Để vượt qua các địa hình khó khăn, Africa Twin có khoảng sáng gầm lớn nhờ cặp phuộc USD Showa đường kính 45 mm với khoảng hành trình lên tới 23,11 cm. Bánh trước có vành nan đường kính lên tới 21 inch, nhưng chỉ dùng bản lốp 90/90 và vành rộng 2,15 inch để dễ điều khiển. Cặp phanh đĩa phía trước có đường kính 310 mm, kẹp bằng heo Nissin 4 pis cả hai bên và đương nhiên có ABS.
Africa Twin sở hữu quây gió che bán thân (half fairing), kéo dài từ phần đầu tới nửa bình xăng của xe. Nằm giữa bộ quây gió là két tản nhiệt với quạt làm mát lộ ra ngoài. Với 2 quạt tản nhiệt đối xứng, chiếc xe có thể hoạt động bền bỉ ở ngay cả những quốc gia có khí hậu nóng hay sa mạc mà không sợ quá nhiệt.
Trong khi chiếc Africa Twin đầu tiên tại Việt Nam được Honda nhập về có màu đỏ thì chiếc thứ 2 sở hữu dàn vỏ 3 màu trắng-đỏ-xanh đặc trưng của chi nhánh xe thể thao HRC. Thể tích bình xăng của Afica Twin là 18,8 lít, giúp chiếc xe có thể đi được quãng đường dao động khoảng 400 km. Là một mẫu xe đường trường, Africa Twin có tay lái rất cao và rộng. Mỗi bên tay nắm của xe đều có các tấm nhựa bảo vệ tay người lái
Bảng đồng hồ của Africa Twin có thiết kế độc đáo theo phong cách xe đua rally với 2 màn hình xếp thành chữ T và hiển thị chữ trắng trên nền tối màu. Xe còn được trang bị hệ thống kiểm soát mô-men xoắn Honda Selectable Torque Control (HSTC), với 2 chế độ là Drive hướng tới tiết kiệm nhiên liệu và Sport.
Trong đó, chế độ Sport còn có thêm 3 cài đặt nhỏ là S1, S2 và S3, đem tới cho người lái khả năng lựa chọn phù hợp với điều kiện sử dụng. Giống các dòng môtô PKL khác, công tắc điều khiển các hệ thống điện tử nằm ở hai bên cùm tay lái. Do chiếc Africa Twin này được trang bị hộp số ly hợp kép nên chiếc xe còn có khả năng chuyển số bằng nút bấm.
Ở bên cùm công tắc phải là nút bật đèn báo hiệu khẩn cấp, công tắc đề cùng cụm nút chuyển giữa các chế độ hộp số 3 cấp độ. Từ trái qua phải, nấc đầu tiên là N - số "mo"; nấc thứ 2 là chế độ sang số bằng nút bấm S (Sport) và nấc cuối cùng, với ký hiệu D (Drive) là chế độ tự động chuyển số. Với chế độ D, người lái sẽ chỉ việc ngồi lên xe và vặn ga, chiếc xe sẽ tự động chuyển số như trên những mẫu ôtô có hộp số tự động.
Trên CRF1000L, Honda đã trang bị cho xe động cơ 2 xi-lanh thẳng hàng 998 cc DOHC 8 van hoàn toàn mới, với đường kính xi-lanh 92 mm và hành trình 75,1 mm. Động cơ này đạt công suất tối đa 94 mã lực và mô-men xoắn cực đại 98 Nm. Bên cạnh bản hộp số ly hợp kép 6 cấp, chiếc xe vẫn có phiên bản sử dụng hộp số côn tay bình thường.
Trên phiên bản hộp số ly hợp kép 6 cấp, bưởng côn của chiếc xe có thiết kế đầy góc cạnh do chiếc xe có 2 bộ côn khác nhau, 1 chỉ dùng để vận hành các số chẵn (2, 4, 6) và bộ còn lại chỉ chạy số lẻ (1, 3, 5). Trong khi đó, cần số ở bàn để chân bên trái đã bị loại bỏ, đồng thời vị trí của tay côn đã được chuyển thành phanh tay khi đỗ xe.
Yên của Africa Twin có thiết kế khá giống những chiếc xe "cào cào", đem tới sự thoải mái khi chinh phục địa hình. Tuy nhiên với khoảng sáng gầm cao, chiều cao yên của xe cũng lên tới 850 mm ở mức thấp nhất. Trong khi đó, mức cao nhất của yên xe là 870 mm. Với chiều cao yên này, phải những người cao khoảng 1m75 trở lên mới có thể chống một chân thoải mái xuống mặt đường.
Ống xả của chiếc môtô đường trường Honda có vỏ bằng kim loại bóng và thiết kế vuông vức. Nằm hai bên đuôi xe, Honda đã tích hợp sẵn những điểm bắt trên vỏ để người dùng có thể dễ dàng lắp thêm các thùng đồ hai bên hông xe khi cần thiết.
Africa Twin là một chiếc xe có kích thước tương đối lớn với chiều dài 2335 mm, rộng 930 mm, cao 1475 mm và trục cơ sở dài 1575 mm. Khoảng sáng gầm xe là 250 mm, trong khi trọng lượng của phiên bản DCT là 242 kg. Phuộc sau có dạng monoshock, khoảng hành trình 22,1 cm và điều chỉnh được 3 mức độ nhờ núm vặn. Được trang bị ABS cho cả 2 bánh nhưng chỉ có bánh sau của Africa Twin mới có khả năng ngắt ABS.
Phanh sau cũng có dạng đĩa hình sóng, đường kính 256 mm nhỏ hơn và chỉ sử dụng heo 2 pis. Động cơ truyền sức mạnh tới bánh sau qua hệ thống xích. Bánh sau cũng có dạng vành nan nhưng chỉ có đường kính 18 inch - vẫn rất lớn so với những mẫu môtô bình thường và sử dụng lốp 150/70/18. Do sử dụng bánh căm, cả 2 lốp xe đều là loại lốp có săm.
Phần đuôi xe có thiết kế đơn giản với đèn hậu bao quanh bởi chắn bùn nhựa, phía hai bên là 2 đèn xi-nhan LED. Dành cho những chuyến đi dài, Africa Twin có sẵn giá để hàng cỡ lớn sau yên.
Chiếc Africa Twin DCT 2017 đầu tiên được đưa về Việt Nam dưới dạng xe nhập nguyên chiếc từ Nhật bởi showroom môtô PKL tại Hà Nội. Hiện tại, chiếc xe chưa có giá bán chính thức tại Việt Nam. Tại Nhật, phiên bản này có giá 1,5 triệu Yen, chính vì vậy nhiều khả năng giá của chiếc xe sẽ nằm trong khoảng trên dưới 700 triệu đồng sau khi cộng đủ các loại thuế và chi phí khác nhau.