Bên cạnh các phiên bản cùng chung thiết kế nhưng sử dụng động cơ nhỏ hơn là Duke 125 và 200, KTM đã giới thiệu chiếc naked bike tầm trung KTM Duke 390 tại Việt Nam từ năm 2013. Kể từ đó tới nay, chiếc xe đã liên tục được KTM âm thầm nâng cấp, cải tiến và khắc phục các nhược điểm được khách hàng phản ánh.Do KTM vừa ra mắt chính thức Duke 390 thế hệ mới tại triển lãm EICMA 2016, chính vì vậy phiên bản 2016 chính là bản cuối cùng mang thiết kế của thế hệ Duke cũ. Sau 3 năm với sự xuất hiện của nhiều đối thủ mới ở cả nước ngoài lẫn Việt Nam, liệu Duke 390 2016 có gì để có thể hấp dẫn khách hàng? Đó chính là điều mà Kiến Thức muốn tìm hiểu khi chạy thử phiên bản "đời cuối" này.Về thiết kế, Duke 390 2016 hoàn toàn không có sự thay đổi so với các phiên bản của những năm trước. Ở phía trước, chiếc xe vẫn được trang bị đèn pha dọc đặc trưng của dòng naked bike Duke. Tuy nhiên so với tổng thể của chiếc xe, đèn pha này trông không được "ngầu". Được đặt cao ở phần đầu xe là cặp đèn xi-nhan LED với thiết kế kéo dài ngang về hai bên.Đổi lại cho phần đầu kém hấp dẫn, Duke 390 lại gây ấn tượng bởi cặp phuộc trước USD cao cấp của hãng WP, với đường kính lên tới 43 mm - nghĩa là tương đương với nhiều dòng xe PKL 600 - 1000 cc. Kể từ khi ra mắt tới nay, Duke 390 cùng các biến thể 200 và 250 của nó vẫn là những chiếc naked bike PKL tầm trung phân phối chính hãng tại Việt Nam duy nhất có phuộc USD.Giống như những phiên bản trước, Duke 390 2016 vẫn được trang bị hệ thống phanh Bybre - thương hiệu con của hãng Brembo nổi tiếng. Dù không còn là mẫu xe duy nhất trong phân khúc có ABS, nhưng Duke 390 vẫn tự hào khi sử dụng heo phanh 4 piston bắt dọc theo phuộc, với độ ổn định tốt hơn so với heo bắt ngang như đa số các dòng xe khác.Là một chiếc naked bike cho người mới chơi PKL, KTM đã thiết kế Duke 390 với ghi-đông cao và rộng để đem tới tư thế lái thẳng lưng và thoải mái. Một chi tiết đặc biệt của chiếc xe đó là các ký hiệu trên cùm công tắc có đèn LED chiếu sáng từ bên trong, giúp người dùng dễ dàng nhận biết các nút chức năng trong đêm tối.Bảng đồng hồ của Duke 390 hoàn toàn là một màn hình đơn sắc, cung cấp đầy đủ các thông tin về tình trạng hoạt động của xe, thậm chí còn có thể tính quãng đường đi được còn lại khi mức xăng sắp cạn. Tuy nhiên với đèn nền vàng và các chữ số khá nhỏ, màn hình này khá khó đọc dưới điều kiện ánh sáng mạnh. Thêm vào đó, đồng hồ báo tua cũng quá nhỏ và hẹp, được bố trí ở phần trên màn hình.Một ưu điểm mà KTM Duke 2016 vẫn tiếp tục phát huy từ các thế hệ trước đó là trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ. Chiếc xe có các kích thước D x R x C lần lượt là 2.029 x 836 x 1.090 (mm) cùng trọng lượng chỉ 139 kg. Từ 2 bên thân xe, Duke 390 trông "ưa nhìn" hơn với bộ khung thép ống sơn màu cam nổi bật và "phom" khá giống một chiếc streetfighter.Vẻ đẹp của xe có được ở hai bên thân là nhờ vào phần vỏ ốp bình xăng được thiết kế sắc sảo, góc cạnh và khỏe khoắn hơn. Trên phiên bản "đời cuối" này, chiếc xe vẫn có tem số 390 với kích thước lớn được dán hai bên bình xăng. Bản thân bình xăng của xe có dung tích 11 lít - nằm ở mức trung bình so với các đối thủ khác.Cung cấp sức mạnh cho Duke 390 vẫn là khối động cơ 1 xi-lanh 373 cc DOHC 4 van làm mát bằng chất lỏng, phun nhiên liệu điện tử Bosch, có công suất tối đa 43,5 mã lực và mô-men xoắn cực đại 35,3 Nm. So với các đời cũ, hệ thống côn xe đã được cải tiến với ly hợp chống trượt bánh khi dồn số gấp (slipper clutch).Ống xả của xe được đặt ở vị trí khá đặc biệt là bên dưới gầm xe, khiến Duke 390 vốn đã có kích thước gọn gàng lại càng có vẻ nhỏ nhắn hơn do không có ống xả treo bên thân xe. Do có động cơ 1 xi-lanh và phải dẫn khí thải đi qua bộ lọc cùng giảm âm nên âm thanh từ ống xả "zin" này sẽ không gây kích thích đối với những người yêu xe.Tuy nhiên, một nhược điểm mà KTM vẫn chưa khắc phục được ở các phiên bản cũ đó là cổ pô của xe được vắt qua bên trái động cơ, sau đó mới dẫn xuống ống xả dưới gầm. Khi xe hoạt động một thời gian dài, nhiệt sinh ra từ cổ pô sẽ đem tới cảm giác nóng rát ở bên chân trái người lái, đặc biệt khó chịu trong cái nắng Sài Gòn hày những ngày hè tại Hà Nội.Với chiều cao yên 800 mm, chiếc xe vẫn tỏ ra khá vừa vặn với các bạn nam với chiều cao từ 1,70 m trở lên với một chân vẫn có thể chống thoải mái xuống đường, dù hơi tạo cảm giác "gượng" hơn một chút so với các đối thủ yên thấp hơn. Yên của xe có đệm mút hơi cứng, gây cảm giác mỏi nhẹ khi đi đường dài.Ở phía sau, Duke 390 được trang bị phuộc monoshock cũng của hãng WP và sở hữu hành trình phuộc 150 mm như phuộc trước. Nhờ có phuộc với chất lượng tốt nên dù có yên cứng, Duke 390 cũng không đem tới cảm giác quá khó chịu cho người điều khiển khi đi "phượt" đường dài.Giống như phanh trước, phanh sau của xe cũng được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS với heo 1 piston Bybre và đĩa 230 mm thay vì 300 mm ở bánh trước. Xe sử dụng lốp sau bản 150/60/17 và lốp trước 110/70/17, bọc xung quanh cặp mâm 10 cánh sơn màu cam trùng màu với khung xe đầy nổi bật.Ở phía sau, dù có dè dài tích hợp pad biển số nhưng khi đi dưới trời mưa, bùn đất vẫn bắn lên yên sau khá nhiều do Duke 390 có đuôi ngắn. Nhìn chung, các chi tiết quan trọng như khung, phuộc và kết cấu gắp sau của Duke 390 rất tốt và chắc chắn, tuy nhiên những chi tiết nhựa trên xe vẫn đem tới cảm giác không được cao cấp. Tuy nhiên với một chiếc xe tầm trung, đây có lẽ là một sự "đánh đổi" để chiếc xe có được mức giá tốt.Cầm lái thử Duke 390 2016, chiếc xe đem tới cảm giác lái thoải mái và an tâm nhờ cơ cấu khung và phuộc chắc chắn, tay lái cao với góc lái rộng, dễ xoay trở cùng côn nhẹ hơn các phiên bản cũ. Kết hợp với trọng lượng và kích thước nhỏ, chiếc xe tỏ ra rất phù hợp với điều kiện đô thị khi có thể dễ dàng "luồn lách" trong dòng phương tiên đông đúc hơn và cũng rất dễ dắt trong các bãi gửi xe.Khi "chạy gắt", Duke 390 đem tới cảm giác lái đầy kích thích với khả năng tăng tốc rất tốt. Đặc biệt ở 3 cấp số đầu, xe đem tới cảm giác rất "bốc" với mỗi cú vít ga với vòng tua máy rơi vào khoảng từ 5000-7000 rpm. Đổi lại, "nước hậu" của Duke 390 khi đã đạt tới tốc độ cao không được mạnh mẽ bằng "nước đề". Với hệ thống ABS, chiếc xe đem tới cảm giác phanh đầy tin cậy, không bị trượt bánh hay sàng lắc dù "bóp chết" phanh.Phiên bản Duke 390 2016 được trang bị sẵn slipper clutch khiến khi "chạy gắt" và đảo số gấp, chiếc xe gần như không thể bị trượt bánh sau, trừ khi nhả côn cực kỳ nhanh. Đặc biệt với trọng tâm thấp và được trang bị sẵn cặp lốp "xịn" Pirelli Diablo Rosso II, Duke 390 đạt độ ổn định rất tốt khi vào cua, giúp người lái có thể "ôm cua" với góc nghiêng lớn một cách tự tin hơn nhiều so với đối thủ cùng phân khúc.Về mức tiêu thụ nhiên liệu, theo thử nghiệm của Kiến Thức ở điều kiện đường trường ở tốc độ 50 km, chiếc xe tiêu thụ trung bình 3,1l/100 km. Trong khi đó ở điều kiện đường phố Sài Gòn thường xuyên kẹt xe, con số này tăng lên thành 4,62 lít/100 km. Đây là những kết quả không tệ với một khối động cơ 373 cc.Hiện tại, KTM Duke 390 đang được phân phối chính hãng với giá 155 triệu đồng. Trong phân khúc 250 - 400 cc tại Việt Nam, đối thủ naked bike chính hãng "xứng tầm" nhất của chiếc xe là Kawasaki Z300 với giá 149 triệu đồng. So với Z300, Duke 390 "nhỏ con" và trông ít "hầm hố" hơn, bù lại được trang bị sẵn khá nhiều các phụ tùng cao cấp như phuộc USD hay lốp Pirelli.Với cảm giác lái "bốc" và kiểu dáng cá tính, đối tượng phù hợp nhất đối với Duke 390 là các bạn trẻ từ độ tuổi dưới 30, mới làm quen với xe phân khối lớn. Mặc dù hãng xe KTM đã ra mắt Duke 390 thế hệ mới nhưng phải tới ít nhất là nửa sau 2017, mẫu xe này mới có thể tới Việt Nam và chắc chắn sẽ có giá cao hơn phiên bản hiện tại khá nhiều.
Bên cạnh các phiên bản cùng chung thiết kế nhưng sử dụng động cơ nhỏ hơn là Duke 125 và 200, KTM đã giới thiệu chiếc naked bike tầm trung KTM Duke 390 tại Việt Nam từ năm 2013. Kể từ đó tới nay, chiếc xe đã liên tục được KTM âm thầm nâng cấp, cải tiến và khắc phục các nhược điểm được khách hàng phản ánh.
Do KTM vừa ra mắt chính thức Duke 390 thế hệ mới tại triển lãm EICMA 2016, chính vì vậy phiên bản 2016 chính là bản cuối cùng mang thiết kế của thế hệ Duke cũ. Sau 3 năm với sự xuất hiện của nhiều đối thủ mới ở cả nước ngoài lẫn Việt Nam, liệu Duke 390 2016 có gì để có thể hấp dẫn khách hàng? Đó chính là điều mà Kiến Thức muốn tìm hiểu khi chạy thử phiên bản "đời cuối" này.
Về thiết kế, Duke 390 2016 hoàn toàn không có sự thay đổi so với các phiên bản của những năm trước. Ở phía trước, chiếc xe vẫn được trang bị đèn pha dọc đặc trưng của dòng naked bike Duke. Tuy nhiên so với tổng thể của chiếc xe, đèn pha này trông không được "ngầu". Được đặt cao ở phần đầu xe là cặp đèn xi-nhan LED với thiết kế kéo dài ngang về hai bên.
Đổi lại cho phần đầu kém hấp dẫn, Duke 390 lại gây ấn tượng bởi cặp phuộc trước USD cao cấp của hãng WP, với đường kính lên tới 43 mm - nghĩa là tương đương với nhiều dòng xe PKL 600 - 1000 cc. Kể từ khi ra mắt tới nay, Duke 390 cùng các biến thể 200 và 250 của nó vẫn là những chiếc naked bike PKL tầm trung phân phối chính hãng tại Việt Nam duy nhất có phuộc USD.
Giống như những phiên bản trước, Duke 390 2016 vẫn được trang bị hệ thống phanh Bybre - thương hiệu con của hãng Brembo nổi tiếng. Dù không còn là mẫu xe duy nhất trong phân khúc có ABS, nhưng Duke 390 vẫn tự hào khi sử dụng heo phanh 4 piston bắt dọc theo phuộc, với độ ổn định tốt hơn so với heo bắt ngang như đa số các dòng xe khác.
Là một chiếc naked bike cho người mới chơi PKL, KTM đã thiết kế Duke 390 với ghi-đông cao và rộng để đem tới tư thế lái thẳng lưng và thoải mái. Một chi tiết đặc biệt của chiếc xe đó là các ký hiệu trên cùm công tắc có đèn LED chiếu sáng từ bên trong, giúp người dùng dễ dàng nhận biết các nút chức năng trong đêm tối.
Bảng đồng hồ của Duke 390 hoàn toàn là một màn hình đơn sắc, cung cấp đầy đủ các thông tin về tình trạng hoạt động của xe, thậm chí còn có thể tính quãng đường đi được còn lại khi mức xăng sắp cạn. Tuy nhiên với đèn nền vàng và các chữ số khá nhỏ, màn hình này khá khó đọc dưới điều kiện ánh sáng mạnh. Thêm vào đó, đồng hồ báo tua cũng quá nhỏ và hẹp, được bố trí ở phần trên màn hình.
Một ưu điểm mà KTM Duke 2016 vẫn tiếp tục phát huy từ các thế hệ trước đó là trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ. Chiếc xe có các kích thước D x R x C lần lượt là 2.029 x 836 x 1.090 (mm) cùng trọng lượng chỉ 139 kg. Từ 2 bên thân xe, Duke 390 trông "ưa nhìn" hơn với bộ khung thép ống sơn màu cam nổi bật và "phom" khá giống một chiếc streetfighter.
Vẻ đẹp của xe có được ở hai bên thân là nhờ vào phần vỏ ốp bình xăng được thiết kế sắc sảo, góc cạnh và khỏe khoắn hơn. Trên phiên bản "đời cuối" này, chiếc xe vẫn có tem số 390 với kích thước lớn được dán hai bên bình xăng. Bản thân bình xăng của xe có dung tích 11 lít - nằm ở mức trung bình so với các đối thủ khác.
Cung cấp sức mạnh cho Duke 390 vẫn là khối động cơ 1 xi-lanh 373 cc DOHC 4 van làm mát bằng chất lỏng, phun nhiên liệu điện tử Bosch, có công suất tối đa 43,5 mã lực và mô-men xoắn cực đại 35,3 Nm. So với các đời cũ, hệ thống côn xe đã được cải tiến với ly hợp chống trượt bánh khi dồn số gấp (slipper clutch).
Ống xả của xe được đặt ở vị trí khá đặc biệt là bên dưới gầm xe, khiến Duke 390 vốn đã có kích thước gọn gàng lại càng có vẻ nhỏ nhắn hơn do không có ống xả treo bên thân xe. Do có động cơ 1 xi-lanh và phải dẫn khí thải đi qua bộ lọc cùng giảm âm nên âm thanh từ ống xả "zin" này sẽ không gây kích thích đối với những người yêu xe.
Tuy nhiên, một nhược điểm mà KTM vẫn chưa khắc phục được ở các phiên bản cũ đó là cổ pô của xe được vắt qua bên trái động cơ, sau đó mới dẫn xuống ống xả dưới gầm. Khi xe hoạt động một thời gian dài, nhiệt sinh ra từ cổ pô sẽ đem tới cảm giác nóng rát ở bên chân trái người lái, đặc biệt khó chịu trong cái nắng Sài Gòn hày những ngày hè tại Hà Nội.
Với chiều cao yên 800 mm, chiếc xe vẫn tỏ ra khá vừa vặn với các bạn nam với chiều cao từ 1,70 m trở lên với một chân vẫn có thể chống thoải mái xuống đường, dù hơi tạo cảm giác "gượng" hơn một chút so với các đối thủ yên thấp hơn. Yên của xe có đệm mút hơi cứng, gây cảm giác mỏi nhẹ khi đi đường dài.
Ở phía sau, Duke 390 được trang bị phuộc monoshock cũng của hãng WP và sở hữu hành trình phuộc 150 mm như phuộc trước. Nhờ có phuộc với chất lượng tốt nên dù có yên cứng, Duke 390 cũng không đem tới cảm giác quá khó chịu cho người điều khiển khi đi "phượt" đường dài.
Giống như phanh trước, phanh sau của xe cũng được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS với heo 1 piston Bybre và đĩa 230 mm thay vì 300 mm ở bánh trước. Xe sử dụng lốp sau bản 150/60/17 và lốp trước 110/70/17, bọc xung quanh cặp mâm 10 cánh sơn màu cam trùng màu với khung xe đầy nổi bật.
Ở phía sau, dù có dè dài tích hợp pad biển số nhưng khi đi dưới trời mưa, bùn đất vẫn bắn lên yên sau khá nhiều do Duke 390 có đuôi ngắn. Nhìn chung, các chi tiết quan trọng như khung, phuộc và kết cấu gắp sau của Duke 390 rất tốt và chắc chắn, tuy nhiên những chi tiết nhựa trên xe vẫn đem tới cảm giác không được cao cấp. Tuy nhiên với một chiếc xe tầm trung, đây có lẽ là một sự "đánh đổi" để chiếc xe có được mức giá tốt.
Cầm lái thử Duke 390 2016, chiếc xe đem tới cảm giác lái thoải mái và an tâm nhờ cơ cấu khung và phuộc chắc chắn, tay lái cao với góc lái rộng, dễ xoay trở cùng côn nhẹ hơn các phiên bản cũ. Kết hợp với trọng lượng và kích thước nhỏ, chiếc xe tỏ ra rất phù hợp với điều kiện đô thị khi có thể dễ dàng "luồn lách" trong dòng phương tiên đông đúc hơn và cũng rất dễ dắt trong các bãi gửi xe.
Khi "chạy gắt", Duke 390 đem tới cảm giác lái đầy kích thích với khả năng tăng tốc rất tốt. Đặc biệt ở 3 cấp số đầu, xe đem tới cảm giác rất "bốc" với mỗi cú vít ga với vòng tua máy rơi vào khoảng từ 5000-7000 rpm. Đổi lại, "nước hậu" của Duke 390 khi đã đạt tới tốc độ cao không được mạnh mẽ bằng "nước đề". Với hệ thống ABS, chiếc xe đem tới cảm giác phanh đầy tin cậy, không bị trượt bánh hay sàng lắc dù "bóp chết" phanh.
Phiên bản Duke 390 2016 được trang bị sẵn slipper clutch khiến khi "chạy gắt" và đảo số gấp, chiếc xe gần như không thể bị trượt bánh sau, trừ khi nhả côn cực kỳ nhanh. Đặc biệt với trọng tâm thấp và được trang bị sẵn cặp lốp "xịn" Pirelli Diablo Rosso II, Duke 390 đạt độ ổn định rất tốt khi vào cua, giúp người lái có thể "ôm cua" với góc nghiêng lớn một cách tự tin hơn nhiều so với đối thủ cùng phân khúc.
Về mức tiêu thụ nhiên liệu, theo thử nghiệm của Kiến Thức ở điều kiện đường trường ở tốc độ 50 km, chiếc xe tiêu thụ trung bình 3,1l/100 km. Trong khi đó ở điều kiện đường phố Sài Gòn thường xuyên kẹt xe, con số này tăng lên thành 4,62 lít/100 km. Đây là những kết quả không tệ với một khối động cơ 373 cc.
Hiện tại, KTM Duke 390 đang được phân phối chính hãng với giá 155 triệu đồng. Trong phân khúc 250 - 400 cc tại Việt Nam, đối thủ naked bike chính hãng "xứng tầm" nhất của chiếc xe là Kawasaki Z300 với giá 149 triệu đồng. So với Z300, Duke 390 "nhỏ con" và trông ít "hầm hố" hơn, bù lại được trang bị sẵn khá nhiều các phụ tùng cao cấp như phuộc USD hay lốp Pirelli.
Với cảm giác lái "bốc" và kiểu dáng cá tính, đối tượng phù hợp nhất đối với Duke 390 là các bạn trẻ từ độ tuổi dưới 30, mới làm quen với xe phân khối lớn. Mặc dù hãng xe KTM đã ra mắt Duke 390 thế hệ mới nhưng phải tới ít nhất là nửa sau 2017, mẫu xe này mới có thể tới Việt Nam và chắc chắn sẽ có giá cao hơn phiên bản hiện tại khá nhiều.