Những mẫu xe Toyota Prius mới lăn bánh trên đường phố Việt với số lượng tương đối ít khi được nhập qua các đại lý tư nhân. Thế hệ Prius mới nhất đã liên tục được Toyota trưng bày tại 2 kỳ triển lãm ôtô Việt Nam 2015 và 2016. Mới đây nhất, hãng đã tổ chức lái thử dòng xe "xanh" này trong khuôn khổ buổi Hội thảo công nghệ Toyota Hybrid tại Hà Nội.Toyota Prius là mẫu hatchback cỡ trung, được ra mắt lần đầu vào năm 1997 tại Nhật. Prius chính là mẫu xe với hệ động lực kết hợp giữa xăng - điện (hybrid) đầu tiên được sản xuất hàng loạt trên Thế giới.Tính tới nay, Toyota Prius đã trải qua tổng cộng là 4 thế hệ, trong đó thế hệ mới nhất được ra mắt lần đầu trên Thế giới vào tháng 9/2015. Chiếc xe có kích thước được liệt vào phân khúc xe hạng C - tương đương với một số dòng xe tại Việt Nam như Toyota Corolla Altis, Mazda 3, Chevrolet Cruze...Giống như thế hệ thứ 3, Prius cũng được thiết kế với thân xe hình nêm để đạt hệ số cản khí động học thấp nhất có thể, từ đó dẫn tới việc tiết kiệm nhiên liệu. Ngoài ra, kiểu dáng của Prius mới còn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ mẫu xe chạy tế bào nhiên liệu hydro Mirai.Mọi chi tiết ngoại thất của xe đều được tính toán để có thể giảm tối đa mức tiêu thụ nhiên liệu, chẳng hạn như mâm đúc kích thước chỉ 15 inch với các cánh mâm rất dày để hạn chế cản gió.Chiếc xe có chiều dài 4540 mm, rộng 1760 mm, cao 1470 mm và trục cơ sở dài 2700 mm Prius thế hệ thứ 4 cũng là mẫu xe đầu tiên của Toyota sử dụng nền tảng chassis chung toàn cầu dành cho các dòng xe mới của hãng, với tên gọi TNGA.Nhờ có việc sử dụng chassis mới, nội thất của xe đã được nới rộng đáng kể so với thế hệ trước đây. Bên cạnh các chi tiết cao cấp và đầy tính "tương lai" là những màn hình hiển thị và cảm ứng điều khiển, nội thất của Prius rất giản dị và sử dụng nhiều chất liệu nhựa cứng.Nằm giữa bảng điều khiển trung tâm của xe là hệ thống thông tin giải trí với màn hình cảm ứng của JBL đã từng xuất hiện trên nhiều mẫu xe Toyota khác. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của hệ thống trên Prius là chế độ hiển thị hoạt động của hệ động lực xăng-điện hybrid trên chiếc xe.Khác với đa số những mẫu xe khác hiện nay, bảng đồng hồ của Prius được dời ra giữa bảng táp-lô và gồm 2 màn hình màu hiển thị đa thông tin chính. Ngoài ra, chiếc xe còn có thêm một số các đèn báo tình trạng hoạt động của các hệ thống, tương tự như những mẫu xe thông thường khác.Nằm ở bệ trung tâm, Prius được trang bị 2 khay đựng cốc cùng cổng USB và ổ điện 12V/120W. Nằm phía trên là đế sạc điện thoại không dây, hỗ trợ một số loại điện thoại có chức năng sạc không dây theo chuẩn Qi của Samsung, Nokia, Microsoft... Cần số của xe có kích thước nhỏ và nằm trên bảng điều khiển trung tâm.So với nhiều mẫu xe hạng C đang có mặt tại Việt Nam, các trang bị bên trong Prius không có gì quá vượt trội và chỉ ở mức "đủ đùng". Ghế ngồi trước của xe chỉ có khả năng điều chỉnh điện lên xuống, thay vì chỉnh điện hoàn toàn. Nội thất xe được bọc da.Hàng ghế phía sau có không gian để chân rộng rãi, nhưng trần lại khá thấp do vòm mui của Prius được vuốt thuôn về phía sau nhằm giảm hệ số cản khí động học. Hệ thống điều hòa trung tâm cho hàng ghế sau thậm chí còn không được trang bị cho xe.Có kiểu dáng thân xe hatchback nên Prius đạt không gian khoang hành lý rất lớn. So với thế hệ trước, Prius thế hệ mới dài hơn 60 mm, rộng hơn 15 mm và cao hơn 20 mm. Thể tích khoang hành lý của Prius là 501 lít và có thể được mở rộng bằng cách gập hàng ghế sau lại.Toyota đã nghiên cứu để hệ động lực hybrid trên Prius mới trở nên tiết kiệm nhiên liệu hơn 10% so với thế hệ cũ. Nằm dưới khoang máy của Prius là động cơ 1.8l DOHC 4 xi-lanh thẳng hàng nạp khí tự nhiên với công suất 98 mã lực/142 Nm, đặt ngay cạnh mô-tơ điện đồng thời đóng vai trò là máy phát điện.Mô-tơ điện của xe có công suất 72 mã lực/163 Nm và sử dụng nguồn phát chính từ khối pin Nickel-hydride có dung lượng lên tới 1,31 kWh. Gồm có 28 module pin ghép từ 168 cell pin, khối pin của Prius nằm gọn dưới ghế ngồi sau, khiến không gian nội thất và khoang hành lý của xe không bị giảm thể tích.Toàn bộ hệ động lực hybrid được quản lý bởi bộ điều khiển công suất PCU. Khi bắt đầu xuất phát, Prius sẽ chỉ sử dụng mô-tơ điện để tận dụng mô-men xoắn tức thì. Chính vì vậy, chiếc xe khởi hành trong sự im lặng tuyệt đối. Ở tốc độ thấp, mô-tơ điện vẫn tiếp tục dẫn động cầu trước của chiếc xe, sử dụng nguồn điện từ pin.Trong những trường hợp cần tới công suất lớn như khi tăng tốc hay leo dốc, mô-tơ điện sẽ đóng vai trò là bộ đề để kích hoạt động cơ xăng cùng hoạt động. Khi đạp "lút ga", Prius mất 1 giây trễ để động cơ xăng bắt đầu kích hoạt. Tuy nhiên khi cả 2 nguồn động lực đều hoạt động, chiếc xe đem tới khả năng tăng tốc rất tốt.Khi đạt tốc độ ổn định, năng lượng từ động cơ xăng sẽ được bộ PCU chia một phần dư thừa để sạc pin. Tùy thuộc vào tốc độ, chiếc xe sẽ quyết định có dùng kèm với mô-tơ điện hay không. Ngoài ra, pin có thể còn được sạc khi xe giảm tốc và phanh. Lúc này, mô-tơ điện sẽ trở thành máy phát, tận dụng động năng từ các bánh trước để chuyển thành điện sạc pin.Với khối pin nhỏ gọn và đặt thấp dưới sàn xe, Prius có trọng tâm thấp. Cùng với kích thước tương đối nhỏ, chiếc xe có thể dễ dàng xoay trở ở những khu vực hẹp. Với hệ động lực hybrid kết hợp mượt mà giữa động cơ xăng và mô-tơ điện, Prius có mức tiêu thụ nhiên liệu trong thành phố chỉ khoảng hơn 3 lít/100 km và có thể đạt 2,5 lít ở xa lộ. Hàm lượng khí thải CO2 của xe chỉ đạt 70-76g/km.Trong điều kiện tại Việt Nam, những mẫu xe hybrid như Toyota Prius chính là giải pháp ôtô "xanh" khả thi nhất khi không cần phải thay đổi cơ sở hạ tầng giao thông và mạng lưới trạm nạp nhiên liệu hỗ trợ. Hiện tại, Toyota Việt Nam vẫn chưa có kế hoạch phân phối chính thức Prius hay bất kỳ mẫu xe hybrid nào. Tuy nhiên, điều này sẽ có thể thay đổi khi Việt Nam bước vào giai đoạn "ôtô hóa" bắt đầu từ năm 2020.
Những mẫu xe Toyota Prius mới lăn bánh trên đường phố Việt với số lượng tương đối ít khi được nhập qua các đại lý tư nhân. Thế hệ Prius mới nhất đã liên tục được Toyota trưng bày tại 2 kỳ triển lãm ôtô Việt Nam 2015 và 2016. Mới đây nhất, hãng đã tổ chức lái thử dòng xe "xanh" này trong khuôn khổ buổi Hội thảo công nghệ Toyota Hybrid tại Hà Nội.
Toyota Prius là mẫu hatchback cỡ trung, được ra mắt lần đầu vào năm 1997 tại Nhật. Prius chính là mẫu xe với hệ động lực kết hợp giữa xăng - điện (hybrid) đầu tiên được sản xuất hàng loạt trên Thế giới.
Tính tới nay, Toyota Prius đã trải qua tổng cộng là 4 thế hệ, trong đó thế hệ mới nhất được ra mắt lần đầu trên Thế giới vào tháng 9/2015. Chiếc xe có kích thước được liệt vào phân khúc xe hạng C - tương đương với một số dòng xe tại Việt Nam như Toyota Corolla Altis, Mazda 3, Chevrolet Cruze...
Giống như thế hệ thứ 3, Prius cũng được thiết kế với thân xe hình nêm để đạt hệ số cản khí động học thấp nhất có thể, từ đó dẫn tới việc tiết kiệm nhiên liệu. Ngoài ra, kiểu dáng của Prius mới còn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ mẫu xe chạy tế bào nhiên liệu hydro Mirai.
Mọi chi tiết ngoại thất của xe đều được tính toán để có thể giảm tối đa mức tiêu thụ nhiên liệu, chẳng hạn như mâm đúc kích thước chỉ 15 inch với các cánh mâm rất dày để hạn chế cản gió.
Chiếc xe có chiều dài 4540 mm, rộng 1760 mm, cao 1470 mm và trục cơ sở dài 2700 mm Prius thế hệ thứ 4 cũng là mẫu xe đầu tiên của Toyota sử dụng nền tảng chassis chung toàn cầu dành cho các dòng xe mới của hãng, với tên gọi TNGA.
Nhờ có việc sử dụng chassis mới, nội thất của xe đã được nới rộng đáng kể so với thế hệ trước đây. Bên cạnh các chi tiết cao cấp và đầy tính "tương lai" là những màn hình hiển thị và cảm ứng điều khiển, nội thất của Prius rất giản dị và sử dụng nhiều chất liệu nhựa cứng.
Nằm giữa bảng điều khiển trung tâm của xe là hệ thống thông tin giải trí với màn hình cảm ứng của JBL đã từng xuất hiện trên nhiều mẫu xe Toyota khác. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của hệ thống trên Prius là chế độ hiển thị hoạt động của hệ động lực xăng-điện hybrid trên chiếc xe.
Khác với đa số những mẫu xe khác hiện nay, bảng đồng hồ của Prius được dời ra giữa bảng táp-lô và gồm 2 màn hình màu hiển thị đa thông tin chính. Ngoài ra, chiếc xe còn có thêm một số các đèn báo tình trạng hoạt động của các hệ thống, tương tự như những mẫu xe thông thường khác.
Nằm ở bệ trung tâm, Prius được trang bị 2 khay đựng cốc cùng cổng USB và ổ điện 12V/120W. Nằm phía trên là đế sạc điện thoại không dây, hỗ trợ một số loại điện thoại có chức năng sạc không dây theo chuẩn Qi của Samsung, Nokia, Microsoft... Cần số của xe có kích thước nhỏ và nằm trên bảng điều khiển trung tâm.
So với nhiều mẫu xe hạng C đang có mặt tại Việt Nam, các trang bị bên trong Prius không có gì quá vượt trội và chỉ ở mức "đủ đùng". Ghế ngồi trước của xe chỉ có khả năng điều chỉnh điện lên xuống, thay vì chỉnh điện hoàn toàn. Nội thất xe được bọc da.
Hàng ghế phía sau có không gian để chân rộng rãi, nhưng trần lại khá thấp do vòm mui của Prius được vuốt thuôn về phía sau nhằm giảm hệ số cản khí động học. Hệ thống điều hòa trung tâm cho hàng ghế sau thậm chí còn không được trang bị cho xe.
Có kiểu dáng thân xe hatchback nên Prius đạt không gian khoang hành lý rất lớn. So với thế hệ trước, Prius thế hệ mới dài hơn 60 mm, rộng hơn 15 mm và cao hơn 20 mm. Thể tích khoang hành lý của Prius là 501 lít và có thể được mở rộng bằng cách gập hàng ghế sau lại.
Toyota đã nghiên cứu để hệ động lực hybrid trên Prius mới trở nên tiết kiệm nhiên liệu hơn 10% so với thế hệ cũ. Nằm dưới khoang máy của Prius là động cơ 1.8l DOHC 4 xi-lanh thẳng hàng nạp khí tự nhiên với công suất 98 mã lực/142 Nm, đặt ngay cạnh mô-tơ điện đồng thời đóng vai trò là máy phát điện.
Mô-tơ điện của xe có công suất 72 mã lực/163 Nm và sử dụng nguồn phát chính từ khối pin Nickel-hydride có dung lượng lên tới 1,31 kWh. Gồm có 28 module pin ghép từ 168 cell pin, khối pin của Prius nằm gọn dưới ghế ngồi sau, khiến không gian nội thất và khoang hành lý của xe không bị giảm thể tích.
Toàn bộ hệ động lực hybrid được quản lý bởi bộ điều khiển công suất PCU. Khi bắt đầu xuất phát, Prius sẽ chỉ sử dụng mô-tơ điện để tận dụng mô-men xoắn tức thì. Chính vì vậy, chiếc xe khởi hành trong sự im lặng tuyệt đối. Ở tốc độ thấp, mô-tơ điện vẫn tiếp tục dẫn động cầu trước của chiếc xe, sử dụng nguồn điện từ pin.
Trong những trường hợp cần tới công suất lớn như khi tăng tốc hay leo dốc, mô-tơ điện sẽ đóng vai trò là bộ đề để kích hoạt động cơ xăng cùng hoạt động. Khi đạp "lút ga", Prius mất 1 giây trễ để động cơ xăng bắt đầu kích hoạt. Tuy nhiên khi cả 2 nguồn động lực đều hoạt động, chiếc xe đem tới khả năng tăng tốc rất tốt.
Khi đạt tốc độ ổn định, năng lượng từ động cơ xăng sẽ được bộ PCU chia một phần dư thừa để sạc pin. Tùy thuộc vào tốc độ, chiếc xe sẽ quyết định có dùng kèm với mô-tơ điện hay không. Ngoài ra, pin có thể còn được sạc khi xe giảm tốc và phanh. Lúc này, mô-tơ điện sẽ trở thành máy phát, tận dụng động năng từ các bánh trước để chuyển thành điện sạc pin.
Với khối pin nhỏ gọn và đặt thấp dưới sàn xe, Prius có trọng tâm thấp. Cùng với kích thước tương đối nhỏ, chiếc xe có thể dễ dàng xoay trở ở những khu vực hẹp. Với hệ động lực hybrid kết hợp mượt mà giữa động cơ xăng và mô-tơ điện, Prius có mức tiêu thụ nhiên liệu trong thành phố chỉ khoảng hơn 3 lít/100 km và có thể đạt 2,5 lít ở xa lộ. Hàm lượng khí thải CO2 của xe chỉ đạt 70-76g/km.
Trong điều kiện tại Việt Nam, những mẫu xe hybrid như Toyota Prius chính là giải pháp ôtô "xanh" khả thi nhất khi không cần phải thay đổi cơ sở hạ tầng giao thông và mạng lưới trạm nạp nhiên liệu hỗ trợ. Hiện tại, Toyota Việt Nam vẫn chưa có kế hoạch phân phối chính thức Prius hay bất kỳ mẫu xe hybrid nào. Tuy nhiên, điều này sẽ có thể thay đổi khi Việt Nam bước vào giai đoạn "ôtô hóa" bắt đầu từ năm 2020.