Ông Dennis McCarthy - người chịu trách nhiệm chuẩn bị những chiếc xe trong Fast & Furious kể từ phần 3 đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị xung quanh những chiếc xe trong phần 7 này.
Toàn bộ những chiếc xe sử dụng trong phim đều có động cơ và hộp số giống nhau. Đó là động cơ Dodge hoặc Chevrolet với công suất 530 mã lực, kết hợp cùng hộp số sàn. Điều này giúp tiết kiệm chi phí chuẩn bị và sửa chữa những chiếc xe được sử dụng trong các cảnh nguy hiểm (stunt) của phim.
Chỉ có 2 chiếc xe trong trường đoạn "nhảy dù" sử dụng chung chassis. Đó là chiếc Dodge Charger của Dom và chiếc xe việt dã của nhân vật phản diện Deckard Shaw. Chúng cần phải có một chassis đủ khoẻ để có thể đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe khi lao xuống vực (theo đúng nghĩa đen).
Chiếc siêu xe Lykan Hypersport trong phim dựa trên Porsche Boxster. So với xe thật, những chiếc xe đóng thế được phát triển từ Porsche Boxster, mạnh 300 mã lực, và có vỏ làm bằng sợi thuỷ tinh thay vì carbon. Mặc dù vậy, chúng vẫn quá mạnh để có thể bám được trên nền gạch hoa và dễ dàng bị trượt đi như bạn thấy trong phim.
Trước Lykan Hypersport, đoàn làm phim đã từng muốn sử dụng LaFerrari. Mặc dù có giá rẻ hơn Lykan Hypersport, nhưng LaFerrari lại khó mua. Để có thể mua một chiếc, chủ xe phải sở hữu một số lượng Ferrari nhất định, và phải được hãng xét duyệt trước. Ngay cả hãng phim Universal với nguồn tiền khổng lồ cũng không thể mua được một chiếc LaFerrari. Dannis cho biết, họ đã liên lạc với hãng xe Ý, nhưng Ferrari đã không đồng ý hợp tác.
Những chiếc siêu xe được các nhân vật sử dụng tại Dubai được mượn từ chính chủ xe. Trong phim, các bạn có thể thấy đội nhân vật chính đặt chân tới Dubai trên những chiếc xe như McLaren MP4-12C, Ferrari 458, Bugatti Veyron, Dodge Charger Hellcat và Dodge Viper. Tất cả chúng - trừ chiếc Charger - đều là xe có chủ, và đoàn làm phim đã mượn chúng để phục vụ cho các cảnh quay. Chiếc Charger Hellcat là phiên bản thử nghiệm, được Dodge chuyển từ Atlanta - Mỹ tới Abu Dhabi.
Chiếc Aston Martin DB9 được Deckard Shaw lái là xe "hư cấu" nhất. Ngoài đời thật, Aston Martin chưa bao giờ bán DB9 với hộp số sàn, nhưng chiếc xe được "người vận chuyển" Jason Statham sử dụng trong phim lại có hộp số này. Theo Dennis, sử dụng hộp số sàn khiến nhân vật trở nên "cool" hơn!
Cảnh xe nhảy dù từ trên máy bay mất tới 2 tháng để quay. Việc quay trường đoạn này bắt đầu vào mùa thu 2013 tại Pikes Peak, Colorado, Mỹ. Chiếc máy bay vận tải C-130 đã thả những chiếc xe từ độ cao 3 - 3,5 km, và những vận động viên nhảy dù trang bị camera thể thao GoPro rơi cùng với chúng để ghi hình lại. Tất cả những chiếc xe được sử dụng trong cảnh này đều là xe thật. Đa số chúng đều "sống sót" sau khi bị thả, và mỗi chiếc xe được thả 2-3 lần để ghi hình lại.
Có tổng cộng 340 chiếc xe được sử dụng trong quá trình làm phim. Dennis thừa nhận rằng phần lớn trong số chúng đã bị phá huỷ hoàn toàn. Ông còn cho biết cứ mỗi đoạn phim 10 giây với 3 chiếc xe bị phá huỷ thì trên thực tế, đoàn làm phim đã phải phá tới 15 xe và chọn ra những cảnh đẹp nhất để ghép vào phim.
Ngoài các tay lái đóng thế, đoàn làm phim còn thuê cả các tay đua chuyên nghiệp để lái xe. Cụ thể hơn, đó là 2 tay đua Mike Ryan và Rhys Millen - những người đã trở thành "huyền thoại" trong cuộc đua ở dãy Pikes Peak. Dannis nói rằng họ là những tay lái đóng thế tuyệt vời nhất Thế giới, nhưng yêu cầu họ đòi hỏi cũng rất cao. Đoàn làm phim phải chuẩn bị cho mỗi người những chiếc xe khác nhau, dựa vào thói quen lái của họ.
Một trong những khó khăn lớn nhất đó là... ghế ngồi của mỗi chiếc xe. Vì mỗi tay lái đóng thế có khổ người và tư thế ngồi khác nhau, chính vì vậy đoàn làm phim phải chuẩn bị riêng từng chiếc ghế theo ý của họ.
Chiếc Toyota Supra được nhân vật Brian lái ở đoạn cuối phim là xe của diễn viên quá cố Paul Walker. Paul cũng là một người yêu xe, anh có cảm tình đặc biệt với 2 dòng xe là Toyota Supra và Nissan Skyline GT-R. Chính vì vậy, đoàn làm phim đã xin phép gia đình của Paul và mượn chiếc Supra từ bộ sưu tập của anh để sử dụng trong phim.
Tổng cộng hơn 1000 chiếc lốp đã được sử dụng trong quá trình làm phim Fast & Furius 7. Những chiếc lốp này được tài trợ bởi 2 hãng Continental và General, và đoàn làm phim đã phải sử dụng một container dài gần 15 m chỉ để chứa lốp và bánh xe dự phòng.
Nhân vật Deckard Shaw lái những chiếc xe "cool" nhất phim. Được thủ vai bởi Jason Statham, sự lựa chọn của Deckard Shaw chỉ bao gồm những chiếc xe sang của Anh và Ý như 2014 Jaguar F-Type R, 2008 Aston Martin DB9, 2010 Lamborghini Aventador, 2014 Maserati Ghibli.
Fast & Furious 7 gần như đã không thể được trình chiếu. Khi diễn viên Paul Walker qua đời trong một tai nạn xe hơi vào tháng 11/2013, đoàn làm phim đã đứng trước quyết định khó khăn: nên làm tiếp hay dừng sản xuất phần 7 của phim. Tuy nhiên sau một thời gian bàn bạc, họ đã quyết định tiếp tục làm phim, và nó giống như một sự tưởng nhớ tới Paul.
Ông Dennis McCarthy - người chịu trách nhiệm chuẩn bị những chiếc xe trong Fast & Furious kể từ phần 3 đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị xung quanh những chiếc xe trong phần 7 này.
Toàn bộ những chiếc xe sử dụng trong phim đều có động cơ và hộp số giống nhau. Đó là động cơ Dodge hoặc Chevrolet với công suất 530 mã lực, kết hợp cùng hộp số sàn. Điều này giúp tiết kiệm chi phí chuẩn bị và sửa chữa những chiếc xe được sử dụng trong các cảnh nguy hiểm (stunt) của phim.
Chỉ có 2 chiếc xe trong trường đoạn "nhảy dù" sử dụng chung chassis. Đó là chiếc Dodge Charger của Dom và chiếc xe việt dã của nhân vật phản diện Deckard Shaw. Chúng cần phải có một chassis đủ khoẻ để có thể đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe khi lao xuống vực (theo đúng nghĩa đen).
Chiếc siêu xe Lykan Hypersport trong phim dựa trên Porsche Boxster. So với xe thật, những chiếc xe đóng thế được phát triển từ Porsche Boxster, mạnh 300 mã lực, và có vỏ làm bằng sợi thuỷ tinh thay vì carbon. Mặc dù vậy, chúng vẫn quá mạnh để có thể bám được trên nền gạch hoa và dễ dàng bị trượt đi như bạn thấy trong phim.
Trước Lykan Hypersport, đoàn làm phim đã từng muốn sử dụng LaFerrari. Mặc dù có giá rẻ hơn Lykan Hypersport, nhưng LaFerrari lại khó mua. Để có thể mua một chiếc, chủ xe phải sở hữu một số lượng Ferrari nhất định, và phải được hãng xét duyệt trước. Ngay cả hãng phim Universal với nguồn tiền khổng lồ cũng không thể mua được một chiếc LaFerrari. Dannis cho biết, họ đã liên lạc với hãng xe Ý, nhưng Ferrari đã không đồng ý hợp tác.
Những chiếc siêu xe được các nhân vật sử dụng tại Dubai được mượn từ chính chủ xe. Trong phim, các bạn có thể thấy đội nhân vật chính đặt chân tới Dubai trên những chiếc xe như McLaren MP4-12C, Ferrari 458, Bugatti Veyron, Dodge Charger Hellcat và Dodge Viper. Tất cả chúng - trừ chiếc Charger - đều là xe có chủ, và đoàn làm phim đã mượn chúng để phục vụ cho các cảnh quay. Chiếc Charger Hellcat là phiên bản thử nghiệm, được Dodge chuyển từ Atlanta - Mỹ tới Abu Dhabi.
Chiếc Aston Martin DB9 được Deckard Shaw lái là xe "hư cấu" nhất. Ngoài đời thật, Aston Martin chưa bao giờ bán DB9 với hộp số sàn, nhưng chiếc xe được "người vận chuyển" Jason Statham sử dụng trong phim lại có hộp số này. Theo Dennis, sử dụng hộp số sàn khiến nhân vật trở nên "cool" hơn!
Cảnh xe nhảy dù từ trên máy bay mất tới 2 tháng để quay. Việc quay trường đoạn này bắt đầu vào mùa thu 2013 tại Pikes Peak, Colorado, Mỹ. Chiếc máy bay vận tải C-130 đã thả những chiếc xe từ độ cao 3 - 3,5 km, và những vận động viên nhảy dù trang bị camera thể thao GoPro rơi cùng với chúng để ghi hình lại. Tất cả những chiếc xe được sử dụng trong cảnh này đều là xe thật. Đa số chúng đều "sống sót" sau khi bị thả, và mỗi chiếc xe được thả 2-3 lần để ghi hình lại.
Có tổng cộng 340 chiếc xe được sử dụng trong quá trình làm phim. Dennis thừa nhận rằng phần lớn trong số chúng đã bị phá huỷ hoàn toàn. Ông còn cho biết cứ mỗi đoạn phim 10 giây với 3 chiếc xe bị phá huỷ thì trên thực tế, đoàn làm phim đã phải phá tới 15 xe và chọn ra những cảnh đẹp nhất để ghép vào phim.
Ngoài các tay lái đóng thế, đoàn làm phim còn thuê cả các tay đua chuyên nghiệp để lái xe. Cụ thể hơn, đó là 2 tay đua Mike Ryan và Rhys Millen - những người đã trở thành "huyền thoại" trong cuộc đua ở dãy Pikes Peak. Dannis nói rằng họ là những tay lái đóng thế tuyệt vời nhất Thế giới, nhưng yêu cầu họ đòi hỏi cũng rất cao. Đoàn làm phim phải chuẩn bị cho mỗi người những chiếc xe khác nhau, dựa vào thói quen lái của họ.
Một trong những khó khăn lớn nhất đó là... ghế ngồi của mỗi chiếc xe. Vì mỗi tay lái đóng thế có khổ người và tư thế ngồi khác nhau, chính vì vậy đoàn làm phim phải chuẩn bị riêng từng chiếc ghế theo ý của họ.
Chiếc Toyota Supra được nhân vật Brian lái ở đoạn cuối phim là xe của diễn viên quá cố Paul Walker. Paul cũng là một người yêu xe, anh có cảm tình đặc biệt với 2 dòng xe là Toyota Supra và Nissan Skyline GT-R. Chính vì vậy, đoàn làm phim đã xin phép gia đình của Paul và mượn chiếc Supra từ bộ sưu tập của anh để sử dụng trong phim.
Tổng cộng hơn 1000 chiếc lốp đã được sử dụng trong quá trình làm phim Fast & Furius 7. Những chiếc lốp này được tài trợ bởi 2 hãng Continental và General, và đoàn làm phim đã phải sử dụng một container dài gần 15 m chỉ để chứa lốp và bánh xe dự phòng.
Nhân vật Deckard Shaw lái những chiếc xe "cool" nhất phim. Được thủ vai bởi Jason Statham, sự lựa chọn của Deckard Shaw chỉ bao gồm những chiếc xe sang của Anh và Ý như 2014 Jaguar F-Type R, 2008 Aston Martin DB9, 2010 Lamborghini Aventador, 2014 Maserati Ghibli.
Fast & Furious 7 gần như đã không thể được trình chiếu. Khi diễn viên Paul Walker qua đời trong một tai nạn xe hơi vào tháng 11/2013, đoàn làm phim đã đứng trước quyết định khó khăn: nên làm tiếp hay dừng sản xuất phần 7 của phim. Tuy nhiên sau một thời gian bàn bạc, họ đã quyết định tiếp tục làm phim, và nó giống như một sự tưởng nhớ tới Paul.