Trung Quốc thường sử dụng tàu cá dân sự vào một loạt các nhiệm vụ: từ giải cứu tàu mắc cạn đến tiến hành đổ bộ vào các đảo đang tranh chấp.
|
Trung Quốc đang lập ra một đội tàu đánh cá quốc doanh cho lực lượng dân quân tự vệ ở Biển Đông.
|
Tại cuộc hội thảo hai ngày về sức mạnh Hải quân Trung Quốc, học giả Zhang Hongzhou của Trường Nghiên cứu quốc tế ở Singapore nói: “Có vẻ như Trung Quốc đang lập ra một
đội tàu đánh cá quốc doanh cho lực lượng dân quân tự vệ ở
Biển Đông".
Vai trò ngày càng tăng của các lực lượng dân quân trên biển của Trung Quốc trong các hoạt động đánh bắt cá không phải là một cái gì đó hoàn toàn mới. Trong chuyến thăm thị trấn đánh cá Tanmen ở tỉnh Hải Nam năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với dân quân biển rằng họ "không chỉ tiến hành các hoạt động đánh bắt cá, mà còn giúp thu thập thông tin trên biển và hỗ trợ việc xây dựng các hòn đảo và rạn san hô" hậu thuẫn cho các lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình đã thúc đẩy sự phát triển của lực lượng dân quân biển, với nhiều thành phố ven biển của Trung Quốc thành lập các đơn vị dân quân và và kêu gọi hỗ trợ thêm các nguồn lực để đào tạo ngư dân và đóng thêm nhiều tàu mới.
Nhưng việc xây dựng một đội tàu đánh cá quốc doanh cho các lực lượng dân quân ở Biển Đông là "một hiện tượng mới". Việc có trong tay đội tàu riêng có nghĩa là lực lượng dân quân biển của Trung Quốc sẽ không còn phải thuê các tàu đánh cá của ngư dân hoặc các công ty để tiến hành hoạt động.
Theo học giả Zhang Hongzhou, ngư dân Trung Quốc sẽ được sử dụng để củng cố vị thế của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngoài những tuyên bố chủ quyền, quần đảo Trường Sa cũng là một ngư trường có giá trị đối với Trung Quốc, với sản lượng đánh bắt hơn 1,8 triệu tấn thủy sản năm. Theo ông Zhang, đội tàu đánh cá mới này “sẽ được triển khai ở quần đảo Trường Sa”.
Học giả Zhang Hongzhou cũng cảnh báo rằng việc sử dụng ngày càng tăng của các lực lượng dân quân biển có thể làm gia tăng các vụ tranh chấp trong khu vực và làm suy giảm lợi ích của Trung Quốc.
Trong một bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat hồi tháng 5/2015, ông Zhang nói rằng lực lượng dân quân biển có thể lạm dụng lòng yêu nước để làm vỏ bọc cho các hoạt động bất đánh bắt bất hợp pháp bao gồm khai thác trái phép các rạn san hô, đánh bắt trộm rùa biển và các loài thủy sản đang có nguy cơ tuyệt chủng. Điều này có thể gây hại cho hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Ngư dân Trung Quốc cũng có thể thực hiện các hoạt động đánh bắt trắng trợn trong vùng biển tranh chấp hoặc thậm chí còn lấn sâu vào vùng biển của các nước láng giềng, làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực.
Học giải Zhang nhận định: "Điều này sẽ bắt chính sách đối ngoại của Trung Quốc làm con tin và phá hoại mối quan hệ với các nước láng giềng".