Vì sao ông Kim Jong-un từ bỏ “Chính sách tiên quân”?

Google News

(Kiến Thức) - Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang từ bỏ “Chính sách tiên quân” của người cha, với việc hạ cấp Ủy ban Quốc phòng Nhà nước vốn có quyền lực tối thượng.

Tuần trước, Hội đồng Nhân dân tối cao CHDCND Triều Tiên (Quốc hội Triều Tiên) đã nhóm họp và tuyên bố nhà lãnh đạo Kim Jong-un giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ mới được thành lập. Ủy ban mà lãnh đạo tối cao do ông Kim Jong-un làm chủ tịch này được thành lập thông qua việc sửa đổi hiến pháp và thay thế Ủy ban Quốc phòng Nhà nước vốn giữ vai trò tối thượng.
Vi sao ong Kim Jong-un tu bo “Chinh sach tien quan”?
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 7 Đảng Lao động Triều Tiên.  Ảnh abc.net.au
Điều này xem ra là một cuộc cải cách chính trị ở CHDCND Triều Tiên vì việc hạ bệ Ủy ban Quốc phòng Nhà nước toàn năng không phải là chuyện nhỏ.
Trong những tháng gần đây, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ráo riết thực hiện Chính sách byungjin (chính sách phát triển đồng thời): vừa theo đuổi chính sách răn đe hạt nhân, vừa đạt được thịnh vượng kinh tế. Cho đến nay, cách tiếp cận này nghiêng về răn đe hạt nhân. Cho đến thời điểm này của năm 2016, CHDCND Triều Tiên đã thử nghiệm cái mà ông Kim Jong-un gọi là thiết bị nhiệt hạch (một loại vũ khí hạt nhân nhỏ gọn), phóng một vệ tinh lên quĩ đạo và 6 lần phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan, trình làng động cơ tên lửa mới sử dụng nhên liệu rắn...
Khía cạnh kinh tế của Chính sách byungjin (Phát triển đồng thời) hiện thời là lĩnh vực ưu tiên thứ hai. Tại Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7 mới đây, Triều Tiên đã công bố một kế hoạch kinh tế 5 năm mới, nhưng không quá tham vọng.
Tuy nhiên, bối cảnh ra đời của Chính sách byungjin là đáng lưu ý. Chính sách này cho thấy một sự chuyển hướng rõ ràng khỏi “Chính sách tiên quân” của người cha Kim Jong-il. Chính sách ưu tiên quân đội của cố lãnh đạo Kim Jong-il đã gây ra thảm họa kinh tế trên diện rộng và những nạn đói hồi cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ám chỉ việc thay thế “Chính sách tiên quân” trong bài phát biểu Năm mới 2016 của ông, trong đó nhấn mạnh phát triển kinh tế và đẩy vũ khí hạt nhân, quân đội xuống hàng ưu tiên thứ hai.
Khía kinh tế hiện đang được đề cao, nhất là khi các phương tiện truyền thông nhà nước CHDCND Triều Tiên cảnh báo về nguy cơ mất mùa trong năm 2016. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, CHDCND Triều Tiên có thể thiếu 694.000 tấn lương thực trong năm nay.
Thay thế Ủy ban Quốc phòng Nhà nước bằng Ủy ban Quốc vụ điều phối nhà nước về chính trị-kinh tế sẽ phát đi một tín hiệu mạnh mẽ rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang tập trung ưu tiên phát triển kinh tế.
Ủy ban Quốc vụ được thành lập thông qua việc sửa đổi Hiến pháp và trở thành cơ quan điều hành tối thượng ở CHDCND Triều Tiên.
Sau khi thử thành công vũ khí nhiệt hạch và tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan có khả năng tấn công hạt nhân tấn công lãnh thổ Mỹ như Guam, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể chuyển sự chú ý vào các vấn đề kinh tế.
Một sự thay đổi nữa trong những tháng cuối năm 2016 là nỗ lực của CHDCND Triều Tiên trong việc tái lập quan hệ với Trung Quốc, trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt đặc biệt khắc nghiệt của Nghị quyết 2270 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Gần đây nhất , nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã gửi đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một thông điệp chúc mừng nhân dịp kỷ niệm lần thứ 95 ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những tháng tới sẽ cho thế giới những bằng chứng hữu ích về những thay đổi thực sự ở CDHCND Triều Tiên.
Chỉ có điều, những động thái sắp tới của nhà lãnh đạo Kim Jong-un là rất khó tiên đoán. Biết đâu, thay vì tập trung vào các vấn đề kinh tế, Bình Nhưỡng lại tiến hành một vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08 còn ghê gớm hơn cả tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan.
Minh Châu (Theo The Diplomat)

Bình luận(0)