Thỏa thuận mua bán vũ khí Mỹ-Đài Loan bao gồm các loại tên lửa chống radar, ngư lôi hạng nặng và một số thành phần của tên lửa SM-2 cùng tên lửa không đối đất.
|
Các khẩu đội pháo tự hành của Đài Loan. Ảnh: CNN |
Hôm 30/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng Mỹ đã vi phạm các quyền quốc tế của Trung Quốc, thông qua việc bán vũ khí cho Đài Loan.
Phát ngôn viên Lục Khảng nói: "Trung Quốc đã lên tiếng phản đối Mỹ ở Bắc Kinh và Washington. Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc. Bằng cách bán vũ khí cho Đài Loan, Mỹ đã cố tình vi phạm các quyền quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của quan hệ ngoại giao”.
Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump không nhằm thay đổi chính sách "một Trung Quốc", bất chấp thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan. Ông Nauert nói: “Tôi phải nhấn mạnh rằng ở đây không có sự thay đổi đối với chính sách ‘một Trung Quốc’. Mỹ đã bán vũ khí cho Đài Loan trong 15 năm qua".
Các chuyên gia cảnh báo rằng việc Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Đài Loan sẽ gây bất lợi cho đối thoại giữa Đài Bắc và Bắc Kinh, đồng thời sẽ dẫn tới leo thang căng thẳng về quân sự và chính trị trong khu vực.
Theo họ, Washington không muốn thấy việc hợp nhất hai nền nền kinh tế Trung Quốc và Đài Loan vì điều này rõ ràng không phù hợp với kế hoạch đầy tham vọng của Tổng thống Donald Trump tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.
RT dẫn lời nhà phân tích chính trị Dmitry Streltsov của Học viện Ngoại giao Nga nói rằng tình hình chính trị nội bộ có thể ảnh hưởng đến quyết định của Nhà Trắng về việc bán vũ khí cho Đài Loan.
Nhà phân tích Streltsov lưu ý rằng vị thế của Tổng thống Mỹ Donald Trump "đã bị chao đảo vì những vụ bê bối chính trị gần đây và ông ta đang bị đe dọa”. Theo ông, Đài Loan chính là một phép thử và phe Cộng hòa “luôn theo đuổi lập trường cứng rắn các vấn đề liên quan đến Đài Loan”.
Ông Tsvetov cho biết, hiện "có một thỏa thuận giữa Mỹ và Đài Loan, theo đó Washington có nghĩa vụ bảo đảm an ninh cho hòn đảo này”. Ông nói trong cuộc phỏng vấn với RT: “Tôi không loại trừ khả năng Mỹ muốn tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực vì tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với việc cung cấp dầu mỏ từ Trung Đông".