Vạch trần cách Trung Quốc lần dần biên giới với Ấn Độ

Google News

(Kiến Thức) - Trung Quốc dần dần xâm chiếm vùng biên giới tranh chấp bằng chính sách bao gồm những bước hạn chế để dần chiếm và nắm giữ lãnh thổ.

Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đang gặp bế tắc trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới tại dãy Himalayas. Hai bên tranh chấp tại khu vực Ladakh tại vùng Kashmir đúng vào thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp mặt với Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi.
Mọi việc bắt đầu khi Quân đội Ấn Độ đối đầu với Quân đội Trung Quốc khi đang thi công đường tại khu vực tranh chấp giữa 2 nước mà Ấn Độ cho là của mình. Không có nổ súng xảy ra, nhưng vụ việc này lại một lần nữa cho thấy sự bành trướng của Trung Quốc sang các nước láng giềng mà không gây chiến. Cả hai nước đều sở hữu đường biên giới tranh chấp dài nhất, phía Trung Quốc thì nhiều lần xâm phạm lãnh thổ nhằm đạt được lợi thế chiến lược trong khu vực.
Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ kỷ niệm 60 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 2009 tại biên giới. 
Những vụ việc xâm phạm lãnh thổ này là một phần trong kế hoạch dài hơi của Trung Quốc mà giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm nghiên cứu chính sách New Delhi, Brahma Cellaney miêu tả là “cắt xúc xích”.
Trung Quốc dần dần xâm phạm và xâm chiếm vùng biên giới tranh chấp bằng hàng loạt các cuộc diễn tập nhỏ, một chính sách bao gồm những bước hạn chế để dần chiếm và nắm giữ lãnh thổ. Điều này ngăn cản những phương án của quốc gia bị xâm chiếm bằng cách gây rối kế hoạch phòng thủ và khiến những nước này rất khó trong việc đưa ra phản ứng tương xứng và hiệu quả.
Chiến lược này giúp cho Trung Quốc có được nhiều lợi thế khi hành động của họ không đủ hung hăng để gây chiến tranh. Và bằng cách chủ động về mặt chiến lược, Trung Quốc có thể mở rộng đường biên giới vào ngày càng sâu trong vùng tranh chấp trong khi vẫn có thể phủ nhận hành động của mình.
Theo giáo sư Srikanth Kondopalli tại ĐH Jawaharlal Nehru thì chiến thuật này đã cho thấy hiệu quả. Năm năm trước, khu vực mà Trung Quốc đang xây đường được công nhận chính thức là thuộc lãnh thổ Ấn Độ. Bất chấp những nỗ lực tăng cường hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ - điển hình là hội nghị cấp cao vào tuần này – hai nước vẫn thể hiện sự cảnh giác cao độ với nhau. Năm 1962, 2 hai nước đã từng có một cuộc chiến biên giới, và hiện cả hai cũng là những nước nhập khẩu vũ khí lớn trên thế giới.
Ngoài vụ việc Trung Quốc dần dần xâm phạm vùng lãnh thổ tranh chấp tại Himalayas, Ấn Độ cũng đang yếu thế hơn về sự phát triển quân sự trên biển Ấn Độ Dương so với Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đã đầu tư vào xây dựng các cảng biển phục vụ cho mục đích thương mại và quân sự ở Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka và Myanmar. Tướng Deepak Kapoor của Ấn Độ xem đây như là “chuỗi ngọc trai” bao quanh Ấn Độ của Trung Quốc.
Trên biển, Trung Quốc cũng thực hiện chiến lược “cắt xúc xích” khi đang dần mở rộng phạm vi chủ quyền hàng hải tại Biển Đông. Điều này đã gây ra căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng như Nhật Bản, Việt Nam và Phillipines.
Cuộc đối đầu trong tuàn này của quân đội 2 nước ngay cả khi nguyên thủ 2 bên đang thảo luận tăng cường hợp tác kinh tế cho thấy 2 quốc gia lớn này sẽ vẫn tiếp tục "hục hặc" với nhau.
Phong Đức

Bình luận(1)

Minh Hiền

Nguyễn Văn Bình

Để giải quyết kế "gặm nhấm" của Trung Quốc thì các quốc gia bị xâm lấn không nên làm quân tử với kẻ tiểu nhân mà hãy dạy cho chúng bài học để chúng nhớ đời.