Trung Quốc mua cả thế giới

Google News

Trung Quốc đang tiến hóa từ "công xưởng của thế giới" thành nước dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu vốn.

 Ảnh minh họa.

Năm 2012, Bắc Kinh đã đầu tư vào 4.425 công ty ở 141 nước trên thế giới. Ngày 16/1, đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc Thần Đan Dương đã cho biết về điều đó tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh. Theo dự đoán của ông, đến năm 2015, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài sẽ đạt 150 tỷ USD.

Đây sẽ là giai đoạn mới trong quá trình mở rộng thị trường nước ngoài. Sau khi đạt được kết quả này, đầu tư nước ngoài của Trung Quốc sẽ lần đầu tiên vượt quá khối lượng thu hút vốn nước ngoài. Năm ngoái, Bắc Kinh đã vay theo hình thức đầu tư trực tiếp 111,7 tỷ USD.

Trong khi đó, năm 2012, nhịp độ gia tăng khối lượng đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc đã giảm 3,7%. Còn tốc độ giới doanh nghiệp Trung Quốc mua các nhà máy, xí nghiệp, khu mỏ và các tài sản khác ở nước ngoài thì đã tăng 28,6% so với năm trước. Trong khi đó, các rào cản chính trị ngăn chặn đầu tư Trung Quốc nhập vào thị trường Mỹ, cũng như tình hình căng thẳng xung quanh cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản trên thực tế không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và mở rộng đầu tư của Trung Quốc ở hai quốc gia đó. Nga đứng thứ nhất về nhịp độ thu hút đầu tư của Trung Quốc - khối lượng đầu tư đã gia tăng gần 120%. Mỹ và Nhật Bản đứng thứ hai và thứ ba. Hai nước này vay tiền của Trung Quốc nhiều hơn: Mỹ vay thêm 66 % và Nhật Bản gần 48% so với năm 2011.

Năm 2012, bước đột phá của Bắc Kinh sang các thị trường nước ngoài đã đi kèm với số lượng lớn chưa từng thấy các cuộc điều tra chống bán phá giá sản phẩm của Trung Quốc. Các đối thủ cạnh tranh lớn của Trung Quốc (Mỹ, EU và Nhật Bản) đã hành động đặc biệt tích cực trong lĩnh vực này. Năm ngoái, lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ, EU và Nhật Bản đã đệ đơn khiếu nại chung chống Trung Quốc, cáo buộc nước này hạn chế xuất khẩu kim loại đất hiếm. Tổng thống Mỹ Barack Obama coi thành tích lớn của ông là trong thời gian nhiệm kỳ thứ nhất tại Nhà Trắng, Mỹ đã tiến hành 30 cuộc điều tra chống bán phá giá hàng hoá của Trung Quốc. Tất cả các giao dịch thương mại lớn của Trung Quốc trên thị trường Mỹ đã bị nghi ngờ: từ đồ trang sức rẻ tiền để lốp xe, từ máy TV đến sản phẩm gỗ.

Năm 2013 đã bắt đầu với chiến dịch mới chống Trung Quốc. Ủy ban EU cáo buộc Trung Quốc hỗ trợ cho các nhà sản xuất thép với lớp phủ hữu cơ bằng cách mua nguyên liệu giá thấp hơn thị trường. Loại thép này được sử dụng rộng rãi ở châu Âu trong ngành xây dựng và sản xuất các thiết bị gia dụng. Ủy ban châu Âu đề nghị áp dụng thuế đối kháng lên đến 50% về sản phẩm này nhập khẩu từ Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu sẽ đi kèm với các cuộc chiến tranh tiền tệ. Mấy tháng gần đây, Mỹ, EU và Nhật Bản đã thực hiện biện pháp chưa từng thấy: tung ra thị trường lượng lớn tiền mặt không có bảo đảm bằng tài sản. Mục đích là phá giá đồng USD, euro và đồng yên để giảm giá xuất khẩu. Và đây là một thách thức nghiêm trọng mới đối với Trung Quốc với tư cách chủ nợ và nước xuất khẩu hàng đầu thế giới.

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

TIN LIÊN QUAN:



Theo VOR

Bình luận(0)