TPP: Bước tiến lớn đối với bốn nước Đông Nam Á?

Google News

(Kiến Thức) - Theo giới phân tích, TPP vừa mang lại cơ hội lẫn thách thức, nhưng nó có thể tạo ra một bước tiến lớn đối với bốn nước Đông Nam Á.

Được gọi là "Thỏa thuận thương mại thế kỷ 21", Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)  sẽ bao gồm 12 quốc gia chiếm 40% thương mại toàn cầu và mang lại một bước tiến lớn về tự do thương mại.
TPP: Buoc tien lon doi voi bon nuoc Dong Nam A?
Các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Các nhà phân tích chính sách đối ngoại ở Washington nói chung ủng hộ TPP. Họ cho rằng  việc không đạt được một thỏa thuận thương mại tự do với các nền kinh tế Châu Á sẽ cho phép Trung Quốc áp đặt các  chuẩn mực toàn cầu.
Một số nhà phân tích xem xét tác động của TPP đối với  bốn quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam, Malaysia, Singapore và Brunei) đang tham gia đàm phán.  Một loạt các vấn đề đang được đem ra thảo luận  từ thao túng tiền tệ đến điều tiết các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). TPP đòi hỏi cải cách tài chính-xã hội đáng kể,  mở ra một sân chơi cho các nhà đầu tư nước ngoài và đề ra các tiêu chuẩn cao về lao động và bảo vệ môi trường.
Là một trong số các "con hổ" biến thành cường quốc kinh tế Châu Á, Singapore đã tăng trưởng nhanh chóng trong nửa thế kỷ qua và được hưởng lợi từ chính sách bảo hộ và thuế cao làm giảm cạnh tranh nước ngoài. Việt Nam và Malaysia hiện đang duy trì một số mức thuế cao nhất thế giới và có nhiều hàng rào phi thuế quan (NTBs) đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Theo một nghiên cứu của Viện Peterson, Việt Nam có thể là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất trong khuôn khổ TPP. Trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu gần 7 tỷ USD (4,2 tỷ bảng) giá trị của dệt may sang Mỹ, chiếm 34% hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ. Việt Nam cũng đã xuất khẩu giày dép trị giá 2,4 tỷ USD ...  TPP sẽ cho phép Việt Nam xuất khẩu dệt may sang Mỹ với thuế suất 0%. Điều này sẽ khiến cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam có sức cạnh tranh hơn.
Tuy nhiên, loại bỏ dần  mức thuế cao sẽ khiến cho  các ngành công nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn hơn khi đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ nước ngoài. Nhưng những cải cách cơ cấu sẽ giúp nền kinh tế của Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn và thúc đẩy đổi mới doanh nghiệp trong nước.
Malaysia cũng sẽ phải “dọn dẹp nhà cửa” để có thể gia nhập TPP.  Tiêu chuẩn TPP có thể buộc Malaysia phải tuân theo tiêu chuẩn toàn cầu về nhân quyền, cải thiện điều kiện lao động và các quy định pháp luật.
Là một nhà nước thành phố và một cảng lớn, nền kinh tế Singapore phụ thuộc vào thương mại. Trong khi Singapore đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Mỹ, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Peru (tất cả là các đối tác đàm phán TPP). Thị trường của Singapore phụ thuộc vào thương mại hàng hải và an ninh, đặc biệt là lao động qua biên giới, hàng hoá và dịch vụ  với Malaysia và  thương mại qua eo biển với Indonesia. Án ngữ Eo biển Malacca (một eo biển hẹp giữa Malaysia, Singapore và Indonesia), Singapore chính là một đầu mối liên kết kinh tế-chiến lược quan trọng đối với dầu nhập khẩu của  các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Đông Á, đồng thời là một trung tâm lớn cho xuất khẩu quốc tế.
Chính phủ Mỹ ca ngợi TPP là "một thỏa thuận thương mại của thế kỷ 21". TPP sẽ thiết lập các tiêu chuẩn cao đối với thương mại quốc tế, bảo vệ môi trường, lao động và quyền con người trên toàn thế giới. TPP là một cơ hội để thúc đẩy cải cách ở khu vực Đông Nam Á bằng cách gắn liền lợi ích của ưu đãi thương mại với bảo vệ môi trường và  tiêu chuẩn lao động cao.
Theo giới phân tích Mỹ, các quốc gia Brunei, Singapore, Malaysia và Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi nhiều từ TPP, thông qua cải cách theo hướng kinh tế-xã hội hiện đại.
Minh Châu (Theo The Diplomat)

Bình luận(0)