Thượng viện Mỹ quyền hành hơn cả tổng thống?

Google News

(Kiến Thức) - Thế giới đang chứng kiến một sự thay đổi hiến pháp ở Washington, với việc Thượng viện Mỹ quyền hành hơn cả tổng thống.

Thượng viện Mỹ quyền hành hơn cả tổng thống là nhận định của chuyên gia phân tích chính trị Nga Andrei Suzdaltsev, trong cuộc phỏng vấn của RIA Novosti.
Ngày 2/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký đạo luật trừng phạt Nga, Iran và CHDCND Triều Tiên. Các biện pháp trừng phạt nhắm vào ngành công nghiệp quốc phòng, an ninh, khai thác mỏ, vận tải và đường sắt của Nga và hạn chế các giao dịch với các ngân hàng và các công ty năng lượng Nga.
Thuong vien My quyen hanh hon ca tong thong?
Tổng thống Donald Trump bất lực trước Quốc hội Mỹ. Ảnh: ABC 
Để làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn, đạo luật mới trói tay Tổng thống Trump trong việc dỡ bỏ hoặc giảm bớt các lệnh trừng phạt đối với Nga, vì nó đòi hỏi phải có sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ.
Về tác hại đạo luật này, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter rằng quan hệ Mỹ-Nga đang ở mức "rất nguy hiểm".
Theo chuyên gia phân tích chính trị Andrei Suzdaltsev, Tổng thống Donald Trump bất lực và buộc phải thương lượng với các đại diện của Quốc hội Mỹ.
Ông Suzdaltsev nói với RIA Novosti: "Trên thực tế, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi hiến pháp trong hệ thống chính trị Mỹ, nơi người đứng đầu ngành hành pháp (tổng thống) bị phụ thuộc vào phản ứng của Quốc hội. Giới tinh hoa Mỹ đang bị chia rẽ ".
Chuyên gia Suzdaltsev lưu ý rằng cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ ở Mỹ (bắt đầu trong chiến dịch bầu cử tổng thống vào mùa thu năm 2016) vẫn đang tiếp diễn. Ông nhấn mạnh: "Bằng cách ép buộc (Tổng thống) Trump ký ban hành dự luật trừng phạt mới của quốc hội ..., một sự thay đổi hiến pháp đã được thực hiện. Ông Trump bây giờ là một người vô dụng, không có khả năng tiến hành một cuộc đối thoại chính trị nào. Nếu muốn đàm phán, ông ta cần thương lượng với các nghị sĩ trong Quốc hội lưỡng viện. Trên thực tế, nước Mỹ hiện không có tổng thống”.
Trong khi đó, trang mạng Politico thông báo rằng Quốc hội Mỹ tiếp tục thảo luận về dự luật về việc rút khỏi Hiệp ước INF bằng cách phát triển các tên lửa tầm trung vốn bị hiệp ước này cấm đoán. Hiệp ước INF, được ký kết vào năm 1987, cấm tất cả các tên lửa hạt nhân và thông thường có tầm bắn từ 310 đến 3.420 dặm.
Trang mạng Politico lưu ý: "Quốc hội Mỹ đang tiến tới việc buộc Lầu Năm Góc vi phạm hiệp định vũ khí hạt nhân với Nga - trong một nỗ lực khác để đánh ông Trump về các mối quan hệ với Moscow".
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý, trang mạng Politico nhận xét rằng dự luật nói trên có thể bị coi là vượt quá quyền hạn của Quốc hội Mỹ. Politico lập luận: "Thượng viện chỉ có thể phê chuẩn các hiệp ước và chỉ một mình tổng thống mới có thể đàm phán lại hoặc rút khỏi các hiệp ước đó".
Minh Châu (Theo Sputnik International)

>> xem thêm

Bình luận(0)