Tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã: Lực lượng SS đã thành lập trại tập trung Auschwitz trong năm 1940 và biến thành "lò mổ" trong năm 1941 để giết hại người Do Thái. Hơn 1 triệu tù nhân đã bị giết hại trong trại tập trung Auschwitz. (Nguồn: Spiegel.de) Bị vận chuyển như súc vật: Những người Do Thái bị đưa đến các trại diệt chủng trong các toa tàu chở hàng từ Westerbork trong năm 1943. Đến giữa tháng 6/1943, những người Do Thái bị vận chuyển bằng tàu hàng đến Auschwitz, với thần chết đang chờ đợi họ.Chuyến thăm trại tập trung Auschwitz của trùm SS Heinrich Himmlers trong tháng 6/1942 đã khiến doanh nhân Schulte chú ý và bắt đầu tiến hành điều tra. Ông đã phát hiện ra kế hoạch giết người hàng loạt của Đức Quốc xã nhằm thủ tiêu hàng triệu tù nhân và quyết định tố cáo trước toàn thế giới.Dã man tàn bạo: Đức Quốc xã thảm sát hàng loạt người Do Thái ở làng Misoch, Ukraine. Thế nhưng, tố cáo của doanh nhân Eduard Schulte vẫn chưa đến được với công luận.Toàn cảnh Trại tập trung Auschwitz được chụp từ máy bay ném bom của Đồng minh. Trên thực tế, vụ ném bom của máy bay đồng minh trong năm 1944 chỉ đánh trúng nơi ở của lực lượng SS chứ không phá hủy được các lò khí độc cách đó vài cây số.Căm ghét Đức Quốc xã: Là một doanh nhân được kính trọng, ông Eduard Schulte móc nối quan hệ với nhiều quan chức cao cấp của Đức Quốc xã. Ông Schulte đã lợi dụng các mối quan hệ này để phát hiện ra kế hoạch giết người hàng loạt của Đức Quốc xã và tố cáo trước toàn thế giới.Chiến sĩ chống phát xít Ewald von Kleist-Schmenzin là một trong những người bạn thân của doanh nhân Eduard Schulte. Ông đã bị Đức Quốc xã hành quyết vào ngày 20/7/1944.Đại diện Hội nghị Do Thái thế giới Gerhart Riegner tin tưởng tố cáo về kế hoạch giết người hàng loạt của Đức Quốc xã do doanh nhân Schulte cung cấp. Ngày 8/8/1942, ông Riegner đã báo động cho Tổng lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Bern, nhưng bị bỏ ngoài tai. Sau khi bị trì hoãn hàng tháng trời, cuối cùng tài liệu do doanh nhân Schulte đã được chuyển đến cho ông Rabbi Stephen Wise, người sáng lập Hội nghị Do Thái thế giới. Sự trì hoãn này là do các quan chức ngoại giao Mỹ cho rằng tài liệu này là "không đáng tin cậy" và không chịu chuyển lên cấp trên.Cho đến nay, người ta vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt có bỏ qua bức điện tín về phát hiện của doanh nhân Schulte hay không. Có một điều chắc chắn là Tổng thống Roosevelt đã từ chối ra lệnh ném bom trại tập trung Auschwitz và tuyến đường sắt dẫn đến trại này. Chính trị gia Sydney Silverman của Công đảng Anh là người có công đưa tài liệu Schulte đến với người sáng lập Hội nghị Do Thái thế giới Rabbi Stephen Wise, bất chấp sự ngăn cản của Bộ Ngoại giao Mỹ.Thông cáo chính thức: Trong năm 1942, chính phủ Ba Lan lưu vong đã gửi công hàm cho các nước thành viên Liên Hợp Quốc cảnh báo về tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã.
Tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã: Lực lượng SS đã thành lập trại tập trung Auschwitz trong năm 1940 và biến thành "lò mổ" trong năm 1941 để giết hại người Do Thái. Hơn 1 triệu tù nhân đã bị giết hại trong trại tập trung Auschwitz. (Nguồn: Spiegel.de)
Bị vận chuyển như súc vật: Những người Do Thái bị đưa đến các trại diệt chủng trong các toa tàu chở hàng từ Westerbork trong năm 1943. Đến giữa tháng 6/1943, những người Do Thái bị vận chuyển bằng tàu hàng đến Auschwitz, với thần chết đang chờ đợi họ.
Chuyến thăm trại tập trung Auschwitz của trùm SS Heinrich Himmlers trong tháng 6/1942 đã khiến doanh nhân Schulte chú ý và bắt đầu tiến hành điều tra. Ông đã phát hiện ra kế hoạch giết người hàng loạt của Đức Quốc xã nhằm thủ tiêu hàng triệu tù nhân và quyết định tố cáo trước toàn thế giới.
Dã man tàn bạo: Đức Quốc xã thảm sát hàng loạt người Do Thái ở làng Misoch, Ukraine. Thế nhưng, tố cáo của doanh nhân Eduard Schulte vẫn chưa đến được với công luận.
Toàn cảnh Trại tập trung Auschwitz được chụp từ máy bay ném bom của Đồng minh. Trên thực tế, vụ ném bom của máy bay đồng minh trong năm 1944 chỉ đánh trúng nơi ở của lực lượng SS chứ không phá hủy được các lò khí độc cách đó vài cây số.
Căm ghét Đức Quốc xã: Là một doanh nhân được kính trọng, ông Eduard Schulte móc nối quan hệ với nhiều quan chức cao cấp của Đức Quốc xã. Ông Schulte đã lợi dụng các mối quan hệ này để phát hiện ra kế hoạch giết người hàng loạt của Đức Quốc xã và tố cáo trước toàn thế giới.
Chiến sĩ chống phát xít Ewald von Kleist-Schmenzin là một trong những người bạn thân của doanh nhân Eduard Schulte. Ông đã bị Đức Quốc xã hành quyết vào ngày 20/7/1944.
Đại diện Hội nghị Do Thái thế giới Gerhart Riegner tin tưởng tố cáo về kế hoạch giết người hàng loạt của Đức Quốc xã do doanh nhân Schulte cung cấp. Ngày 8/8/1942, ông Riegner đã báo động cho Tổng lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Bern, nhưng bị bỏ ngoài tai.
Sau khi bị trì hoãn hàng tháng trời, cuối cùng tài liệu do doanh nhân Schulte đã được chuyển đến cho ông Rabbi Stephen Wise, người sáng lập Hội nghị Do Thái thế giới. Sự trì hoãn này là do các quan chức ngoại giao Mỹ cho rằng tài liệu này là "không đáng tin cậy" và không chịu chuyển lên cấp trên.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt có bỏ qua bức điện tín về phát hiện của doanh nhân Schulte hay không. Có một điều chắc chắn là Tổng thống Roosevelt đã từ chối ra lệnh ném bom trại tập trung Auschwitz và tuyến đường sắt dẫn đến trại này.
Chính trị gia Sydney Silverman của Công đảng Anh là người có công đưa tài liệu Schulte đến với người sáng lập Hội nghị Do Thái thế giới Rabbi Stephen Wise, bất chấp sự ngăn cản của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Thông cáo chính thức: Trong năm 1942, chính phủ Ba Lan lưu vong đã gửi công hàm cho các nước thành viên Liên Hợp Quốc cảnh báo về tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã.