Trong năm 2017, nhiều vụ tấn công khủng bố đẫm máu đã xảy ra và căng thẳng leo thang ở nhiều điểm nóng trên thế giới. Dưới đây là một số nhận định của các chuyên gia quân sự và chống khủng bố về những mối đe dọa có thể khiến Thế chiến III bùng nổ trong năm 2017.
Vì sao năm 2017 lại nguy hiểm?
Chỉ trong vòng hơn nửa năm qua, thế giới chứng kiến nhiều biến động. Anh bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu (EU) và tiếp tục đàm phán về Brexit. Trong khi đó, Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), đồng thời đe dọa tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Mỹ và các nước đồng minh của Washington như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Tại khu vực Trung Đông, phiến quân IS đang đứng bên bờ vực sụp đổ và chúng kêu gọi tăng cường những cuộc tấn công kiểu "sói đơn độc" nhiều hơn nữa.
Xung đột Syria diễn biến phức tạp khi lực lượng chính phủ Damascus bị "tố" tiến hành vụ tấn công hóa học nhằm vào dân thường. Sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh phóng hàng chục quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Syria.
|
Thế chiến III có nguy cơ bùng nổ trong năm 2017. Ảnh: Sputnik. |
Vì sao Syria bị coi là điểm nóng xảy ra Thế chiến III?
Năm 2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin can thiệp mạnh mẽ để bảo vệ chính quyền Syria. Nga cũng dọa đáp trả nếu Mỹ tiếp tục có hành động gây hấn, sau vụ oanh tạc căn cứ không quân Syria và bắn hạ chiến đấu cơ Su-22 của lực lượng chính phủ Damascus.
Sự trỗi dậy của Iran trong khu vực và đặc biệt là vấn đề Syria đã khiến giới chức Mỹ coi đây là mối đe dọa lớn hơn cả chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Tiến sĩ Alan Mendoza, Giám đốc Viện tổ chức tư vấn an ninh Henry Jackson, bình luận: “Chúng tôi nhận thấy Nga đang phô trương sức mạnh ở khắp nơi trên thế giới. Moscow sẽ tiếp tục chiến lược này. Tạp chí TIME bình chọn ông Trump là người có ảnh hưởng nhất năm 2016 nhưng trên thực tế đó là ông Putin. Ông ấy đã nắm chắc trong tay mọi thứ”.
>>> Mời quý độc giả xem video: Mỹ nã tên lửa Tomahawk vào căn cứ của quân đội Syria hồi tháng 4/2017 (Nguồn: RT)
Nhân tố Triều Tiên
Theo lời một quan chức Triều Tiên đào tẩu, chiến lược của nhà lãnh đạo Kim Jong-un là đưa Bình Nhưỡng trở thành cường quốc hạt nhân.
"Một khi ông Kim Jong-un còn nắm quyền, Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ hạt nhân", quan chức đào tẩu Thae Yong-ho nói và nhấn mạnh: "Triều Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân dù có được trao cho 1 nghìn tỷ hay 10 nghìn tỷ USD".
Triều Tiên từng đe dọa chiến tranh hạt nhân với Mỹ và nói nước này sẽ "trừng phạt thẳng tay" bất kỳ một công dân Mỹ nào.
Có thể nói, bước tiến đột phá trong chương trình chế tạo ICBM là chìa khóa để Bình Nhưỡng đủ sức hủy diệt thành phố New York, cách Triều Tiên khoảng 10.400 km và là quê nhà của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hồi tháng 7/2017, Không quân Mỹ đã đưa các chiến đấu cơ siêu thanh đến tập trận "tấn công Triều Tiên". Có thể nói, chính quyền Tổng thống Donald Trump dường như cũng đang nghiêng về giải pháp quân sự để đối phó Bình Nhưỡng.
John Andrews, chuyên gia về quan hệ quốc tế và là cựu quan chức ngoại giao lão luyện, nhận định: "Tổng thống Trump là một thách thức lớn đối với các nhà ngoại giao. Và chúng ta đang chứng kiến sự xuất hiện của những nhà lãnh đạo cực kỳ khó lường, điển hình là ông Kim Jong-un".