Đó là thông tin được trích dẫn từ một báo cáo của hai phóng viên Bloomberg là Kateryna Choursina và James M. Gomez.
Theo đó, sản lượng của các nhà máy trong khu vực trên cung cấp tới 30% cho ngành quốc phòng Nga. Chưa kể, mức tiêu thụ trên chưa thể ngay tức thời tìm ra nguồn thay thế khác từ các doanh nghiệp Nga ở trong nước. Tình hình càng tồi tệ hơn khi mà Kiev ngừng cung cấp số trang thiết bị theo các bản hợp đồng đã kí từ trước cho phía Moscow sau sự kiện sáp nhập Crimea.
Hãng tin chuyên về kinh tế này đã lưu ý rằng, Nga “sẽ phải đau đầu để suy tính xem nên ứng phó với sự chậm trễ này từ Ukraine. Cụ thể, Moscow sẽ chọn phương án quyết đấu với Kiev và sẽ không nhận được 400 linh kiện động cơ nhập khẩu từ Ukraine để phục vụ cho quá trình lắp ráp các trực thăng quân sự mỗi năm. Hay họ sẽ chỉ mất 10 triệu USD cho phía chính phủ Ukraine để “vận hành” trơn tru hệ thống tên lửa đạn đạo. Đó chính xác là lý do tại sao Tổng thống Nga Putin đang muốn các khu vực đông nam Ukraine nằm dưới tầm ảnh hưởng của Kremlin.
|
Trực thăng Nga hiện dùng khá nhiều động cơ do Ukraine sản xuất.
|
“Nắm được các vùng đông và nam Ukraine sẽ cực kỳ có lợi cho Nga trên quan điểm chính trị và quân sự. Nga sẽ có quyền kiểm soát các công ty, xí nghiệp quốc phòng khá quan trọng và có giá trị”, Tổng Biên tập tạp chí Moscow Defense Brief Mikhail Barabanov chia sẻ quan điểm với tờ Bloomberg.
Trong những ngày bạo động vừa qua, lực lượng biểu tình ở miền đông nam Ukraine đã chiếm giữ một kho vũ khí tại một cơ sở quốc phòng được Liên Xô xây dựng vào những năm 1950. Họ đã phát hiện hơn một triệu đơn vị vũ khí các loại, bao gồm súng trường, súng máy... cũng như hàng triệu viên đạn.
Hơn nữa, cảng Oktyabrsk ở đông nam Ukraine là rất quan trọng trong việc vận chuyển vũ khí của Nga ra thị trường quốc tế. Tuyến đường vận chuyển huyết mạch này (thường được gọi The Odessa Network) không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho Nga mà còn đóng vai trò quan trọng để điện Kremlin phát huy sức mạnh trong cuộc chiến tranh uỷ nhiệm.