Việc Nga tiến hành các chiến dịch không kích IS tại Syria đã mang lại hy vọng mới đối với quân đội của Tổng thống Bashar Assad trong cuộc chiến chống lại các nhóm phiến quân cực đoan, trong đó có IS.
Giờ đây, các nhà bình luận bên ngoài Baghdad và Moscow đang phỏng đoán rằng Nga có thể sẽ mở rộng chiến dịch này sang Iraq nếu được đề nghị.
|
"Xe tăng bay" Su-34 của Nga được huy động trong chiến dịch không kích phiến quân IS ở Syria.
|
Thực tế, từ căn cứ quân sự Latakia ở Syria, Nga có đủ tầm bay để thực hiện các vụ
tấn công các mục tiêu IS ở Iraq, mặc dù việc triển khai các nguồn lực bổ sung có thể là cần thiết để thực hiện chiến dịch một cách hiệu quả.
Tầm tấn công của máy bay Su-34 Nga triển khai tại Syria.
Tuy nhiên, mở rộng những chiến dịch không kích này tới Iraq có lẽ đặt các lực lượng của Nga vào trong không gian chiến trường tương tự như quân đội Mỹ. Chiến lược của Nga, cả trong cuộc xung đột ở Syria và trong các chiến dịch có thể được lên kế hoạch ở Iraq, là cần thiết để gây áp lực đối với vị thế của Mỹ và buộc Washington phải bước vào các cuộc đàm phán cấp cao.
Điều này cũng đặt Baghdad - cũng như Iran, vốn là một bên tích cực trên chiến trường Iraq – vào một thế khó. Cuối cùng, Baghdad phải đưa ra một quyết định: từ chối sự trợ giúp của Moscow và tiếp tục dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ, hoặc hoan nghênh Nga mở các chiến dịch tấn công IS trên lãnh thổ của mình với nguy cơ làm trầm trọng thêm mối quan hệ với các đồng minh phương Tây.
Những rào cản về hậu cần
Nói một cách nghiêm túc, các mục tiêu ở Iraq thực sự nằm trong tầm kiểm soát của hải quân Nga ở Biển Caspi và tầm tấn công của các máy bay tấn công mặt đất tầm xa Su-24 Fencer, Su-34 Fullback mà Nga đã triển khai ở căn cứ Bassel al Assad ở Syria. Mặc dù các máy bay này có ít thời gian để tấn công các mục tiêu ở Iraq hơn ở Syria, Nga vẫn có khả năng thực hiện các chiến dịch tiếp dầu trên không để khắc phục điều này.
|
Bán kính tác chiến của Su-34.
|
Tuy nhiên, những chiến dịch tiếp dầu trên không, cũng như thời gian bay dài hơn, sẽ khiến cho những máy bay trên có nguy cơ gặp nhiều sự cố hơn. Máy bay Nga sẽ phải mang tải trọng ít hơn, và việc điều chỉnh hướng bay tới Iraq cũng có nghĩa phải bay chậm và thận trọng hơn so với ở Syria. Trong suốt 1 tuần qua, Nga đã duy trì trung bình khoảng 20 đợt xuất kích/ngày với 32 máy bay đồn trú tại căn cứ không quân Bassel al Assad tại Latakia; việc bố trí lại các nguồn lực cho các cuộc tấn công tầm xa ở Iraq sẽ làm chậm đi đáng kể nhịp độ các chiến dịch đã được thiết lập ở Syria.
Mặc dù vậy, Nga đã cho thấy họ có thể tấn công các mục tiêu trên toàn bộ lãnh thổ Syria và Iraq nếu cần. Máy bay ném bom tầm xa của Nga được cho là đã được triển khai ở các căn cứ không quân ở miền nam nước này, nơi chúng có thể cất cánh và tấn công các mục tiêu ở Trung Đông, tất nhiên, cho đến nay Nga vẫn phủ nhận việc sử dụng chúng ở Syria. Các tên lửa hành trình được triển khai trên biển mà Nga đã sử dụng ở Syria sẽ rất hữu ích tại Iraq. Các tàu chiến của Moskva đã phóng 26 quả tên lửa hành trình từ biển Caspi, tấn công các mục tiêu IS trên lãnh thổ Syria sau khi bay qua không phận của Iran và Iraq. Các cuộc phóng tên lửa này chứng minh một điều rằng hải quân Nga đủ sức mạnh để tấn công các mục tiêu IS ở Iraq.
Một chiến trường đông đúc
Một sự thay thế có hiệu quả hơn đối với các nhiệm vụ bay tầm xa có thể là thiết lập các căn cứ không quân ở Iraq. Đã từng có những đường bay của người Nga ở đó, và việc triển khai gần đây ở Syria cho thấy Nga có khả năng đặc biệt về thiết lập một căn cứ không quân hiệu quả trong khoảng một tháng. Điều này có thể bao gồm Nga đưa lực lượng của mình đến để điều hành căn cứ không quân, triển khai các hệ thống hỗ trợ hậu cần và lực lượng bảo vệ. Tuy nhiên, những việc xây dựng hậu cần như vậy sẽ rất tốn kém, và khi mà các lệnh trừng phạt kinh tế cùng với giá năng lượng thấp đang ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Nga, Điện Kremlin có lẽ sẽ lưỡng lự đầu tư quy mô lớn vào vấn đề an ninh của Iraq. Hơn nữa, việc triển khai các tài sản không quân ở Iraq có thể sẽ đặt người Nga thậm chí ở gần hơn các tài sản và chiến dịch của Mỹ ở Iraq, làm tăng những sự cố tiềm năng.
Sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq có khả năng sẽ ngăn chặn Nga triển khai lực lượng mặt đất của họ. Nếu không có bộ binh phối hợp cùng với người Iraq, Nga sẽ gặp khó khăn trong phối hợp về mặt chiến thuật với quân đội Iraq, điều có thể làm cho các cuộc không kích của Nga kém hiệu quả hơn. Ở Iraq, việc triển khai bộ binh Nga tại một chiến trường lớn nơi mà quân đội Mỹ đã hiện diện có thể tạo ra xung đột.
Đặt sang một bên hàng loạt rủi ro liên quan đến việc Nga mở rộng các chiến dịch quân sự của mình, cuối cùng Iraq tự mình phải quyết định liệu việc nhận sự hỗ trợ từ Moskva có gây căng thẳng trong mối quan hệ với Mỹ hay không. Washington đã có nhiều viện trợ cho Iraq hơn so với Syria; liệu Iraq có mạo hiểm để đánh mất sự ủng hộ đó?