|
Nga đang khai thác yếu tố cạnh tranh trong quan hệ Trung-Mỹ.
|
Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh với nhau về sự ủng hộ của Nga – đó là một trong những kết luận của bài báo trên tạp chí Mỹ hàng tuần The Nation. Tác giả của bài viết nhận xét rằng chuyến công du tới Moscow của tân lãnh đạo Trung Quốc, trùng với thời gian có sự hồi sinh nhất định trong cuộc đối thoại Nga-Mỹ về hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD), bộc lộ suy giảm ảnh hưởng của phái tân-bảo thủ và những nhân vật “diều hâu” chống Nga khác trong chính giới Mỹ.
Tuy nhiên, người đầu tiên phản ứng rõ rệt về bước xích lại gần nhau hơn nữa giữa Moscow và Bắc Kinh là nhân vật diều hâu khét tiếng Zbigniew Brzezinski. Ông này than thở: “Rất tệ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại diễn ra ở Moscow”. Bởi vì, theo ý Brzezinski, quốc gia mà trước hết Trung Quốc cần phấn đấu hợp lực mật thiết hơn chính là Mỹ.
Đương nhiên, trong tam giác giả định Moscow-Bắc Kinh-Washington, mỗi bên đều đặt quyền lợi chính trị và kinh tế của mình lên trên tất cả. Trung Quốc và Mỹ có liên hệ rất chặt chẽ về lợi ích thương mại-kinh tế. Còn giữa Nga và Mỹ, khối lượng hợp tác thương mại-kinh tế không phải là đáng kể, không chỉ hiện tại mà còn cả trong tương lai gần. Vì thế, xét từ góc độ lợi ích kinh tế, đối với Nga, Trung Quốc quan trọng hơn nhiều so với Mỹ.
Về mặt chính trị của tam giác này, tình hình có phức tạp hơn. Việc tái định hướng của chương trình tên lửa của Mỹ sang Viễn Đông đã khiến Trung Quốc đứng vào cùng phía với Nga, khi Washington không hề tham khảo ý kiến của Bắc Kinh về việc thiết lập các hệ thống lá chắn tên lửa.
Thực ra, Mỹ muốn vô hiệu hóa Trung Quốc, đất nước mà chính họ đã giúp nâng lên đến tầm cao hiện nay.
Chuyên gia Andrei Volodin, giám đốc Trung tâm Đông phương thuộc Học viện Ngoại giao Nga, nhận xét: “ Quan tâm của người Mỹ khá đơn giản. Điều chính yếu đối với họ là phục hồi thế giới đơn cực vốn đã chấm dứt sự tồn tại từ sau cuộc xâm lược Iraq năm 2003. Còn quan tâm của Trung Quốc trong quan hệ với Nga là sử dụng đất nước chúng ta như một đối trọng với Mỹ, siêu cường mà Bắc Kinh cho rằng đang phong tỏa ngăn chặn Trung Quốc tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Đây là mối quan hệ tay ba phức tạp và phía Nga tính đến yếu tố biện chứng của nó. Tránh xung đột với Mỹ, đồng thời kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia như trong trường hợp Syria. Còn quan hệ Nga-Trung Quốc, đó là quan hệ gần gũi, tin cậy lẫn nhau. Nhưng ở đây là quan hệ của các đối tác chứ không phải là những đồng minh thân thiết. Vì vậy, Moscow coi yếu tố cạnh tranh trong quan hệ Mỹ-Trung là yếu tố thuận lợi cho việc thực thi lợi ích chính sách đối ngoại của Nga.
Nhiệm vụ trước mắt và cơ bản của Nga là đảm bảo phát triển kinh tế. Chỉ một nước Nga hùng mạnh mới có thể là đối tác quốc tế bình đẳng trong “bộ ba tam hùng” và trong những cấu trúc địa chính trị khác.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: