Cuộc “hôn nhân vụ lợi ” phương Tây-Hồi giáo cực đoan
Ông Iman Safi nói với Sputnik rằng trong những năm 1970, Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski của Tổng thống Mỹ Carter đã bắt đầu sử dụng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan làm một công cụ chính trị ở các khu vực rất nhạy cảm ở Trung Á và Trung Đông.
|
Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski dưới thời Tổng thống Mỹ Carter đã sử dụng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan làm công cụ chính trị.
|
Ông Safi nói: "(Zbigniew) Brzezinski, (Ronald) Reagan và (George W.) Bush là những kẻ ngu ngốc đã chọc vào tổ ong vò vẽ và có lẽ không biết, chính xác hơn là không quan tâm đến hậu quả ...Nước Mỹ vẫn chưa học được từ những sai lầm trước đây và bây giờ. Mỹ vẫn tin rằng nó có thể sử dụng Daesh (IS ) để chống Assad, mà không nghĩ đến hậu quả. Nếu Daesh giúp Washington dứt bỏ Assad, thì sau đó bản thân nước Mỹ sẽ phải đấu tranh với một
Nhà nước Hồi giáo và một trung tâm xuất khẩu khủng bố toàn cầu”.
Washington lại sai lầm một lần nữa, khi cho rằng các phần tử Hồi giáo cực đoan sẽ giúp Mỹ đạt được mục tiêu địa chính trị trong khu vực. Cố cấn An ninh Quốc gia Brzezinski đã nhiều lần tự hào rằng các chiến binh thánh chiến đã giúp Washington đuổi binh sĩ Liên Xô khỏi Aghanistan. Đồng thời, phe diều hâu Mỹ vẫn lặng câm trước thực tế rằng "cuộc hôn nhân" của họ với thánh chiến Hồi giáo đã dẫn đến thảm họa.
Tài liệu giải mật của DIA nói gì?
Đáng chú ý, một tài liệu đã được giải mật của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) cho thấy trong năm 2012, gần hai năm trước khi Daesh trỗi dậy, các quan chức và các nhà chiến lược Mỹ biết chính xác ai là động lực chủ yếu trong lực lượng nổi dậy Syria. Và đó chính là những kẻ thánh chiến, Huynh đệ Hồi giáo và AQI (Al-Qaeda ở Iraq). Hơn nữa, tài liệu này nói rằng AQI đã nhận được sự hỗ trợ của phe đối lập Syria "ngay từ đầu”, cả về ý thức hệ lẫn thông qua các phương tiện truyền thông.
|
Tổng thống George W. Bush: Người đã lật đổ Saddam Hussein và làm nảy sinh tổ chức khủng bố Al-Qaeda ở Iraq (tiền thân của Nhà nước Hồi giáo".
|
Nhưng đó không phải là tất cả. Sau khi làm sáng tỏ thực tế phe đối lập Syria đã nhận được sự hỗ trợ của "các nước phương Tây, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước quân chủ Vùng Vịnh", tài liệu nói trên của DIA viết tiếp: "Nếu tình hình bất lợi, vẫn còn khả năng thiết lập một ‘lãnh địa thánh chiến Hồi giáo’... ở miền đông Syria (Hasaka và Der Zor). Đây chính là những gì mà các nước hỗ trợ cho phe đối lập mong muốn, nhằm cô lập chế độ ở Syria ..."
Theo ông Safi, phương Tây “đang đùa với lửa” vì thánh chiến Hồi giáo không thể và không bao giờ trở thành “đồng minh đã được thuần hóa của phương Tây và các đối tác Trung Đông”. Ông nhấn mạnh: "Nếu phương Tây cố gắng để vẽ lại bản đồ Trung Đông bằng cách tạo ra lãnh địa cho Daesh (lãnh địa thánh chiến Hồi giáo), tôi không cho rằng điều này có thể phục vụ lợi ích lâu dài của họ”.
Về cái gọi là "Nhà nước Hồi giáo"
Nhà khoa học chính trị Iman Safi nói với Sputnik: "Có Daesh về tổ chức và Daesh về hệ tư tưởng. Hệ tư tưởng của Daesh xuất phát từ cách hiểu Hồi giáo cực đoan, hay người ta phải nói là diễn giải sai Kinh Quran. Nó là hệ tư tưởng của tất cả các tổ chức Hồi giáo cực đoan..., không chỉ riêng của Daesh. Do đó, Daesh chỉ là một trong các tổ chức Hồi giáo cực đoan này và nếu đánh bại nó bằng quân sự thì điều này không có nghĩa là Daesh không thể trỗi dậy một lần nữa, dưới một cái tên khác, chừng nào ý thức hệ tạo ra nó vẫn còn tồn tại”.
Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột Trung Đông
Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông, về việc bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga, các cuộc tấn công vào Iraq và vai trò của Ankara trong việc kinh doanh buôn lậu dầu mỏ IS... đã dẫn đến một cuộc tranh luận nóng về mục đích xấu của Tổng thống Recep Erdogan. Một số nhà phân tích cho rằng ông Erdogan không thể hành động một mình và có thể đã nhận được hỗ trợ của các cường quốc phương Tây và NATO.
|
Tổng thống TNK Erdogan không thể hành động một mình và có thể đã nhận được hỗ trợ của các cường quốc phương Tây và NATO. |
Tuy nhiên, nhà khoa học chính trị Safi nhận định: "Mỹ và NATO không thể hoàn toàn ủng hộ ông ấy (Erdogan) vì lo sợ xảy ra một cuộc đối đầu lớn với Nga và có thể không ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ như một nước thành viên NATO. Điều đó cho thấy rằng hiện có nhiều vết nứt có trong liên minh ngay cả trước khi có sự can thiệp quân sự của Nga. NATO đã từ chối không cấp cho Erdogan một ‘vùng an toàn’ ở miền bắc Syria".
Nhà khoa học chính trị Iman Safi nhắc lại rằng "cuộc xâm nhập của Thổ Nhĩ Kỳ vào Iraq không có gì là mới”. Ông giải thích: “Điều này đã xảy ra dưới thời Tổng thống Hussein Saddam. Trong lịch sử, người Thổ Nhĩ Kỳ đã luôn tiến hành các cuộc xâm nhập (vào Iraq) nhắm mục tiêu các khu vực cụ thể của người Kurd và rút lui sau khi nhiệm vụ đã được hoàn thành".
Ông Safi nhấn mạnh: “Bất chấp các cuộc xung đột Ả-rập-Israel, Trung Đông vẫn sống trong hòa bình một thời gian khá dài. Mặc dù đó là một nền hòa bình bấp bênh và không ổn định, nhưng lịch sử rõ ràng đã chứng minh rằng người Hồi giáo, người Thiên Chúa giáo và người Do Thái cùng với các tôn giáo thiểu số khác... đã chung sống với nhau một cách hòa bình ở mức độ có thể chấp nhận được trong nhiều thế kỷ”.