|
Cung điện Hòa Bình ở The Hague (Hà Lan) là nơi đặt trụ sở của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA), một tòa án có thẩm quyền phán xử “Vụ kiện Biển Đông”. Ảnh Chính phủ Philippines |
Dưới đây là một số chi tiết quan trọng về “Vụ kiện Biển Đông”:
1. Vì sao “Vụ kiện Biển Đông” rất quan trọng?
- Vụ Philippines kiện Trung Quốc đánh dấu lần đầu tiên một thách thức pháp lý đã được đưa vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
- Tranh chấp Biển Đông đã tăng làm cường cạnh tranh chính trị-quân sự ở khu vực giữa Trung Quốc và Mỹ . Trung Quốc phô trương sức mạnh hải quân, trong khi Mỹ ra sức củng cố quan hệ với cả hai đồng minh an ninh truyền thống là Nhật Bản và Philippines cùng với các nước bạn bè mới trong khu vực.
- Giới phân tích Trung Quốc cho rằng Biển Đông ngày càng trở nên quan trọng đối với Bắc Kinh, đặc biệt căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam là rất quan trọng đối với khả năng răn đe hạt nhân tương lai của Trung Quốc.
2. "Vụ kiện Biển Đông" bao gồm những gì?
- Philippines chính thức nộp đơn kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 vào tháng 1/2013.
- Trung Quốc liên tục cảnh báo Philippines về việc theo đuổi vụ kiện Biển Đông và Bắc Kinh cũng đã từ chối tham gia các phiên điều trần tại Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) và từ bỏ quyền được bổ nhiệm một trong 5 vị thẩm phán. Bắc Kinh tuyên bố rằng PCA không có thẩm quyền, trong khi quyền lịch sử và chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông có trước UNCLOS.
- UNCLOS không phán xử về các vấn đề chủ quyền, nhưng qui định các quốc gia có thể tuyên bố chủ quyền như thế nào từ các tính năng địa lý khác nhau trên biển cũng như hành vi hàng hải. Qui chế của UNCLOS cho phép các đảo đá (không có người ở) có lãnh hải rộng 12 hải lý và các đảo có cư dân cư trú có Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý. EEZ không phải là lãnh thổ có chủ quyền nhưng nó cho phép một quốc gia quyền đánh cá và khai thác đáy biển, trong đó có dầu khí.
- Trung Quốc và Philippines nằm trong số 167 quốc gia đã ký và phê chuẩn UNCLOS. Mỹ không ký phê chuẩn UNCLOS vị bị Thượng viện ngăn chặn trong quá khứ. Nhưng chính phủ Mỹ công nhận luật pháp quốc tế, trong đó có các cuộc tuần tra hải quân ở Biển Đông.
3. Các điểm chính của "Vụ kiện Biển Đông" là gì?
- Đơn kiện của Manila được xây dựng xung quanh 15 điểm nhằm làm rõ quyền của Philippines trong việc khai thác EEZ của nước này. Đơn kiện thách thức các hoạt động của Trung Quốc - bao gồm đánh cá, nạo vét và tuần tra thực thi pháp luật, cũng như bồi đắp và xây dựng trên 7 rạn san hô ở quần đảo Trường Sa. Philippines cũng thách thức tuyên bố của Trung Quốc “kiểm soát hiệu quả” bãi cạn Scarborough và tìm kiếm một phán quyết nói rằng bãi cạn này nằm hoàn toàn bên trong EEZ của Philippines.
- Bất kỳ phán quyết nào về tính hợp pháp của cái gọi là "đường 9 gạch ngang" (còn gọi là “đường lưỡi bò”) gây tranh cãi của Trung Quốc ở Biển Đông đều sẽ được theo dõi chặt chẽ. Được người Hoa tự vẽ hồi cuối những năm 1940 và gần đây được sử dụng trên bản đồ chính thức của Trung Quốc, “đường 9 gạch ngang” chia đôi EEZ của một số quốc gia ven Biển Đông và khoét sâu vào trái tim hàng hải của khu vực Đông Nam Á.
- Luật sư đại diện cho Philippines đã lập luận rằng không một đảo nào trong số các đảo, bãi cát ngầm và rạn san hô trên quần đảo Trường Sa hội đủ điều kiện để đòi có một Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
4. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
- Trong khi những phán quyết của tòa trọng tài có tính ràng buộc về mặt pháp lý, thì UNCLOS lại không có cơ quan thi hành án và các chuyên gia pháp lý nói rằng hiện chưa rõ những gì có thể được thực hiện khi Trung Quốc bác bỏ phán quyết của PCA.
|
Phản ứng của Mỹ có thể bao gồm sự gia tăng tần suất của cái gọi là chiến dịch tự do hàng hải và hàng không trong khu vực. Ảnh The National Interest |
- Giới chức Trung Quốc không loại trừ hành động quân sự trong tương lai để thực thi tuyên bố chủ quyền của nước này - bao gồm xây dựng trên bãi cạn Scarborough hay sự áp đặt của một Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Trung Quốc đã cảnh báo chống lại việc mở rộng hơn nữa sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.
- Phản ứng của Mỹ có thể bao gồm sự gia tăng tần suất của cái gọi là chiến dịch tự do hàng hải và hàng không trong khu vực cũng như tăng cường viện trợ quốc phòng cho các nước Đông Nam Á, theo các quan chức Mỹ yêu cầu không nêu tên.
- Các nước yêu sách chủ quyền ở Biển Đông khác đang được dõi chặt chẽ phán quyết PCA để xem liệu có khởi động một vụ kiện riêng chống Trung Quốc. Các quan chức Việt Nam cũng chưa loại trừ một hành động tương tự.
5. Đôi nét về Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA)
- Được thành lập vào năm 1899, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) là cơ quan tư pháp quốc tế lâu đời nhất, với 117 quốc gia thành viên.
- PCA cũng thường được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo các điều ước quốc tế như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà cả Trung Quốc và Philippines đã ký kết.
- Trung Quốc đã tẩy chay thủ tục tố tụng trong vụ kiện Biển Đông, từ chối chỉ định một trọng tài viên (thẩm phán). Philippines bổ nhiệm một thẩm phán người Đức. Chủ tịch Tòa án Quốc tế về Luật Biển bổ nhiệm các thẩm phán còn lại của PCA.
- Trung Quốc đã tuyên bố đoàn thẩm phán 5 người gồm 4 người Châu Âu và do một người Ghana chủ trì không phản ánh đầy đủ sự đa dạng của hệ thống pháp luật trên thế giới, ngụ ý rằng PCA có thể thiên vị, chống Trung Quốc.