Về việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 trở lại Biển Đông, học giả người Mỹ M. Taylor Fravel, chuyên về Trung Quốc, nói rằng địa điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (giàn khoan 981) là nơi "vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của hai bên chồng chéo lên nhau 100%”.
|
Ngáo ộp” Hải Dương 981 trở lại Biển Đông.
|
Mọi hành động của giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông đều bị các cơ quan hữu trách của Việt Nam theo dõi sát sao và sự di chuyển tiếp theo của giàn khoan này có thể một lần nữa lại châm ngòi căng thẳng Trung-Việt, sau vụ Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan này ở sâu trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam trong tháng 5/2014.
Đáng chú ý là hành động này được đưa ra chỉ hai tuần sau khi Trung Quốc bắt đầu chiến dịch ve vãn trước thềm Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung ở Washington.
Thời gian khoan thăm dò lần này của giàn khoan 981 tùy thuộc vào những diễn biến trong quan hệ Trung-Việt mấy tháng tới, nhưng xem ra Trung Quốc sẽ để cho giàn khoan này hoạt động ở Biển Đông đến hết ngày 20/8/2015.
Một năm trước đây, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã ngang nhiên hạ đặt giàn khoan giàn khoan 981vào sâu trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam.Vụ việc này đã gây ra một cuộc khủng hoảng lớn giữa hai nước và đánh dấu thời kỳ Trung Quốc ngang nhiên “thay đổi hiện trạng” Biển Đông.
|
Tháng 5/2014, Trung Quốc đã triển khai nhiều tàu đánh cá, tàu công vụ và một số tàu chiến của hải quân (PLAN) để bảo vệ giàn khoan 981. Trong ảnh: Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu chấp pháp Việt Nam bảo vệ chủ quyền.
|
Ngày 3/5/2014, Cục An toàn Hàng hải tỉnh Hải Nam tuyên bố rằng giàn khoan dầu 981 bắt đầu hoạt động ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa và kết thúc khoan thăm dò vào tháng 8/2014. Ngày hôm sau, chính phủ Việt Nam phản đối hành động của phía Trung Quốc. Đáp lại, Trung Quốc tuyên bố bán kính an toàn 3 hải lý xung quanh giàn khoan 981, vượt xa bán kính an toàn 500 mét theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Trung Quốc đã triển khai tàu đánh cá, tàu công vụ và một số tàu chiến của hải quân (PLAN) để bảo vệ vùng biển xung quanh giàn khoan 981.
Vào thời điểm đó, giáo sư Carl Thayer mô tả hành động ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam là "bất ngờ, khiêu khích, và bất hợp pháp”. Sau khi Bắc Kinh rút giàn khoan 981 khỏi khu vực trong tháng 7/2014 sớm hơn dự kiến, giáo sư Carl Thayer cho rằng áp lực chính trị và địa chính trị buộc Trung Quốc phải hành động như vậy.
|
Không những thế, tàu Trung Quốc còn manh động đâm tàu chấp pháp Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép ở Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tháng 5/2014.
|
Vụ giàn khoan Hải Dương 981 là một trường hợp đáng chú ý để nghiên cứu về cách tiếp cận của Trung Quốc trong việc yêu sách chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Tuy vụ này không phải là "sự khởi đầu" quá trình quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng rõ ràng đó là một “bước ngoặt” trong quan hệ Trung-Việt.
Một năm sau đó, quan hệ Trung-Việt phần nào trở lại bình thường, nhưng sẽ không thể nào trở lại mức độ bình thường trước tháng 5/2014. Thái độ hoài nghi về ý định của Trung Quốc ở Biển Đông đã tác động đến chính sách đối ngoại và an ninh của Việt Nam hơn bao giờ hết. Đối với người dân Việt Nam, thái độ đối với Trung Quốc cũng đã thay đổi khá nhiều kể từ mùa hè năm ngoái.
Việc Trung Quốc tiếp tục các hoạt động xây dựng trái phép trên các “đảo nhân tạo” ở quần đảo Trường Sa, các cuộc tranh tụng sắp tới tại Tòa án Quốc tế The Hague trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, các chiến dịch bảo đảm quyền tự do hàng hải của Mỹ, sự can dự ngày càng tăng của Nhật Bản và tình trạng căng thẳng mới đây gần quần đảo Hoàng Sa, mùa hè năm 2015 có thể là một mùa hè nóng nhất ở Biển Đông.