Đó là nhận định của trang mạng thông tin tình báo DEBKAfile của Israel trong số ra ngày 28/11/2016.
Theo các nguồn tin quân sự và tình báo DEBKAfile, Tổng thống Vladimir Putin đã bắt đầu nghĩ đến việc thiết lập một căn cứ quân sự thứ hai ở Địa Trung Hải trên bờ biển Benghazi (Libya), song song với căn cứ Hmeimim tại tỉnh Latakia của Syria. Căn cứ này sẽ dành cho các đơn vị Hải quân và Không quân Nga, cách Châu Âu chừng 700 km.
|
Tướng Khalifa Hafter hiện mang danh hiệu Tư lệnh tối cao Quân đội Libya. Ảnh ASHARQ AL-AWSAT |
Khalifa Hafter sinh ra ở Mỹ và từng là một vị tướng trong quân đội của cố lãnh đạo Muammar Gaddafi. Ông này hiện mang danh hiệu Tư lệnh tối cao Quân đội Libya.
Tuy nhiên, Libya ngày nay có tới hàng trăm nhóm dân quân vũ trang tranh giành quyền kiểm soát đất nước. Tướng Haftar đứng đầu một nhóm hùng mạnh và nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ. Nhưng kể từ khi từ chối công nhận chính phủ do Liên Hợp Quốc thành lập tại thủ đô Tripoli, tướng Khalifa Haftar hiện chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Ai Cập và một số tiểu vương quốc vùng Vịnh dành cho thành trì của ông ở Benghazi, miền đông Libya.
Ai Cập và Các tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) hiện đang yểm trợ không quân cho quân đội của Hafter từ các căn cứ ở sa mạc miền tây Ai Cập. Các nhà lãnh đạo Ai Cập cũng đã kêu gọi tướng Khalifa Haftar chấp nhận lời mời của Nga đến Moscow để yêu cầu hỗ trợ quân sự.
Đây là chuyến đi thứ hai của tướng Hafter đến Moscow. Trong chuyến đi thứ nhất hồi tháng Sáu, tướng Hafer đã gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Cố vấn An ninh Quốc gia Nikolai Patrushev. Sau đó, điện Kremlin đã cân nhắc việc tăng cường viện trợ quân sự cho viên tướng Libya khá ngỗ ngược này.
Vào thời điểm đó, các lực lượng đặc biệt của Mỹ, Italy và Anh đã vào Syria và tham gia cuộc tấn công lớn để xua đuổi phiến quân IS khỏi thành phố Sirte. Tuy nhiên, cho đến nay, cuộc tấn công phối hợp này vẫn chưa đạt được mục tiêu cuối cùng.
Việc tỷ phú Donald Trump đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 8/11 đã gây ra một cơn địa chấn trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Tổng thống Putin đang đề nghị cung cấp cho quân đội của tướng Hafer máy bay chiến đấu phản lực, máy bay trực thăng tấn công, xe bọc thép và tên lửa các loại cũng như yểm trợ cho cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Libya.
Hiện còn quá sớm để nói liệu động thái mới của nhà lãnh đạo Nga ở Libya có liên quan đến lời mời Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump về phối hợp hành động ở Trung Đông hoặc ông Putin đang lợi dụng thời điểm chuyển giao quyền lực ở Washington để xây dựng lực lượng sẵn sàng đối phó với ông Trump, trong trường hợp xảy ra đối đầu Nga-Mỹ tương lai.
Trong mọi tình huống, chiến đấu cơ Nga ở căn cứ không quân Hmeimim có khả năng tác chiến với bán kính 1.500km bao trùm nhiều vùng lãnh thổ Libya, trong khi các tàu sân bay Đô đốc Kusnetzov neo đậu ở Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển Syria. Cả hai nhóm tác chiến này của Nga đều sẵn sàng tham gia các hoạt động hỗ trợ cho tướng Hafer ở Libya.
Đây sẽ là lần đầu tiên một tàu sân bay của Nga đi vào hoạt động ở khu vực này trên Địa Trung Hải.
Các trận chiến đang diễn ra dọc theo bờ biển Địa Trung Hải giữa các nhóm dân quân khác nhau, trong đó có quân đội của tướng Hafter, thực ra chỉ nhằm giành quyền kiểm soát các mỏ dầu ở Libya.
Dầu mỏ Libya chắc chắn cũng nằm trong tính toán của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Việc Nga hỗ trợ tướng Hafer chiếm thế thượng phong trong cuộc nội chiến ở Libya có thể báo hiệu sự quan tâm của Moscow đối với ngành công nghiệp dầu khí đầy tiềm năng ở đất nước Bắc Phi đang rơi vào hỗn loạn này.