Mỹ-Hàn sẽ làm gì để đối phó với Triều Tiên?

Google News

(Kiến Thức) - Nếu không có tính toán sai lầm hoặc sự cố nghiêm trọng, mức độ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ bắt đầu giảm bớt trong vài tuần tới.

 Obama: Vấn đề là sẽ phải làm gì tiếp theo để đối phó với Triều Tiên?

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là người ta sẽ phải làm gì tiếp theo để đối phó với Triều Tiên?

Có một số chỉ dấu quan trọng góp phần hình thành bất kỳ chính sách tương lai nào đối với Triều Tiên.

Thứ nhất, Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân. Vũ khí hạt nhân là thành tố cốt lõi trong chiến lược an ninh của Triều Tiên và các nhà lãnh đạo Triều Tiên đã rút ra “bài học xương máu” từ Iraq (Saddam Hussein) và Libya (Muammar Gaddafi) rằng từ bỏ vũ khí hạt nhân là tự sát.

Thứ hai, cộng đồng quốc tế sẽ không chấp nhận Triều Tiên là một nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân. Một Triều Tiên có trong tay vũ khí hạt nhân là một mối nguy đe dọa an ninh khu vực; gửi thông điệp sai lầm khiến các nước cố gắng để có được vũ khí hạt nhân (đặc biệt là Iran) và làm suy yếu nghiêm trọng Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Thứ ba, khó có thể xảy ra một hành động quân sự chống lại chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Một cuộc tấn công quân sự nhằm vào cơ sở hạt nhân của Triều Tiên sẽ là rất nguy hiểm, có thể gây ra một chuỗi các sự kiện hủy hoại  bán đảo Triều Tiên. Tuy Hàn Quốc đã nói rõ rằng nước này sẽ đánh trả  nếu Triều Tiên lại tiến hành một số hành động khiêu khích, nhưng một cuộc tấn công quân sự trực tiếp để loại bỏ chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng là khó có thể xảy ra.

Cuối cùng, mặc dù một số dấu hiệu cho thấy không hài lòng với những hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng, những gì mà Trung Quốc sẵn sàng làm để gây áp lực lên Triều Tiên là có giới hạn. Rõ ràng, Trung Quốc không được hài lòng với hành vi củaTriều Tiên, nhưng các mối quan hệ lịch sử và lợi ích chiến lược giữa hai nước khiến cho Bắc Kinh  khó có thể quay lưng lại với Bình Nhưỡng.

Vậy thì, một khi những căng thẳng hiện nay lắng xuống, cộng đồng thế giới phải làm gì?

Một số người đã kêu gọi tăng cường đối thoại với Triều Tiên. Mỹ đã có một vài cuộc họp cấp thấp với phái đoàn Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc, tuy không mấy kết quả. Với sự sụp đổ của thỏa thuận năm 2012, Washington sẽ không bỏ ra nhiều công sức để bắt đầu các cuộc đàm phán cấp cao. Thích hợp hơn là việc Hàn Quốc đi đầu trong việc nối lại đối thoại với Bình Nhưỡng. Trong suốt mấy tuần qua, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã nói về việc can dự với Triều Tiên, thông qua một quá trình xây dựng lòng tin.

Tuy nhiên, Bình Nhưỡng cho rằng đây chỉ là “một thủ đoạn xảo quyệt” và từ chối đàm phán với Seoul.  Hiện chưa rõ liệu Triều Tiên có quan tâm đến đối thoại vào thời điểm này.

Đối thoại là một hướng đi tốt. Nó giúp bên ngoài hiểu biết hơn về chế độ ở Triều Tiên và nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un. Tuy nhiên, do những lập trường không thể hòa giải về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và mức độ thiếu tin tưởng lẫn nhau, quá trình đối thoại sẽ là một chặng đường dài và đầy rẫy chông gai.

TIN LIÊN QUAN:








ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Lê Chân (theo Diplomat)

Bình luận(0)