Các chiến binh Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) đang chiến đấu với nỗ lực tiến sâu vào phía tây Syria từ những căn cứ ở phía đông. Điều này làm tăng khả năng quân đội Mỹ sẽ có những biện pháp đánh chặn để ngăn bước tiến của chúng. Nếu phiến quân (ISIL) đe dọa sẽ chiếm một phần hoặc toàn bộ Aleppo thì phía Mỹ sẽ buộc lòng phải phối hợp hành động một cách công khai hay bí mật với Tổng thống Bashar Al-Assad, người mà Mỹ đang cố gắng lật đổ.
Một nguồn tin chia sẻ với tờ
Independent rằng,
Mỹ bắt đầu phối hợp chặt chẽ với chính phủ của ông Assad bằng cách cung cấp tin tình báo về vị trí chính xác của thủ lĩnh các tay súng thông qua Cơ quan Tình báo Đức (BND). Điều này có thể giải thích vì sao máy bay và pháo binh của Syria có thể nhắm vào những thủ lĩnh và cứ điểm của phiến quân một cách chính xác. Quân đội Syria hiện giao tranh với phiến quân để giữ vững sân bay Tabqa, tỉnh Raqqa. Tuy nhiên, nếu chính phủ Syria thất bại, thì con đường đến Hama, thành phố lớn thứ 4 ở Syria, sẽ rộng mở.
|
Các chiến binh thánh chiến phô diễn sức manh.
|
Về phía bắc, ISIL đã chiếm được những vị trí quan trọng nằm giữa Aleppo và biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Vào ngày 29/6, chúng tuyên bố đã chiếm được 1/3 đông Syria và 1/4 lãnh thổ
Iraq, trải dài từ Jalawla, thị trấn cách Iran 20 dặm (nơi mà quân đội Iraq và quân đội người Kurd đang cố gắng tái chiếm) tới thị trấn cách Aleppo 30 dặm về phía bắc.
Việc quân đội Mỹ sẽ xủ trí ra sao về vấn đề này đã trở thành đề tài tiêu điểm vào ngày 21/8 khi Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey cho biết: “Việc đánh bại ISIL mà không xác định bộ phận của chúng ở Syria là không thể”.
Tướng Dempsey nhấn mạnh rằng, ông không dự đoán xem chính phủ có ý định thực hiện các hành động quân sự tai Syria hay không. Tuy nhiên, Washington cũng hiểu rõ rằng, ISIL sẽ không thể bị tiêu diệt nếu chúng vẫn còn đang lộng hành và an toàn ở Syria. Chas Freeman, cựu đại sứ Mỹ tại Saudi Arabia nói rằng, Tướng Dempsey muốn chỉ ra hiện nay ISIL đang mở rộng địa bàn hoạt động tại biên giới Iraq-Syria và cần thiết phải có một chính sách kiên định về vấn đề này từ cả 2 nước. “Dù Dempsey không nói thẳng tới chuyện này nhưng theo tôi chính phủ đã hợp tác với ông Assad”, ông Freeman chia sẻ.
Hiện tại, vấn đề đáng ngại nhất tại Syria không phải là tiêu diệt ISIL mà là ngăn chặn bước tiến của chúng sau một loạt chiến thắng hồi tháng 7 và tháng 8. Đầu tiên, chúng đánh đuổi Jabhat al-Nusra, thủ lĩnh al-Qaeda người Syria khỏi khu vực có nhiều dầu mỏ Deir Ezzor. Sau đó, chúng chiếm được 2 căn cứ quân sự quan trọng của Syria, sư đoàn 17 đóng tại tỉnh Raqqa và của trung đoàn 121 tại tỉnh Hasakah. Syria là 1 nơi thuận lợi hơn cho ISIL mở rộng địa bàn của chúng khi những động thái của chúng nhận được sự ủng hộ của cộng đồng Hồi giáo dòng phái Sunni, chiếm 60% dân số Syria trong khi con số này ở Iraq là 20%.
|
Hai chiến binh ISIL giơ cao lá cờ biểu tượng của nhóm phiến quân.
|
Chính sách của Mỹ, Anh và các đồng minh khác tại khu vực này trong hơn 3 năm qua là hỗ trợ phiến quân Syria chống lại ISIL và các tổ chức Hồi giáo cực đoan khác cũng như chính phủ của tổng thống Assad tại thủ đô Damascus. Tuy nhiên, khi Lực lượng giải phóng Syria được phương Tây hậu thuẫn ngày một yếu đi thì các nhóm tay súng cực đoan khác như Jabhat ai-Nursa, Ahrar al-Sham và Mặt trận Hồi giáo đã không thể ngăn chặn bước tiến của ISIL. Dù đã chịu vài thất bại nặng nề trước ISIL, nhưng quân đội của chính phủ Syria đã tái chiếm được bãi khai thác dầu khí al-Shaer, gần Palmyra hồi tháng 7 và vẫn đang cố thủ tại sân bay Tabqa, nơi họ tuyên bố đã tiêu diệt được nhiều tay súng ISIL.
Cùng với những cuộc tấn công của ISIL vào các căn cứ của quân đội chính phủ ở Syria, quân đội Syria đã cho thấy họ chiến đấu với ISIL hiệu quả hơn so với quân đội Iraq.
Không kích không phải là biện pháp duy nhất của Anh, Mỹ và đồng minh để làm suy yếu và cô lập ISIL, nhưng nếu làm vậy họ cũng sẽ làm suy yếu các nhóm phiến quân khác. Chìa khóa dẫn đến sự phát triển của ISIL chính là việc sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ như một cửa ngõ để thu nhận hàng ngàn tay súng nước ngoài. Với quyết tâm loại bỏ Tổng thống Assad, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã để ngỏ 550 dặm đường biên giới với Syria, giúp các tay súng cực đoan, kể cả ISIL có được một chốn an toàn trong 3 năm qua. Người Thổ giờ đây tuyên bố, ISIL sẽ không còn được chào đón, nhưng Ankara vẫn chưa có động thái rõ ràng nào trong việc đóng cửa biên giới.
Việc Mỹ, Anh và các đồng minh có thái độ hoàn toàn trái ngược trong mối quan hệ với chính phủ của ông Assad là khó xảy ra. Ông Freeman nghi ngờ rằng: “những người ngăn chặn tiến trình tiến đến tự do và những người tân bảo thủ theo đuổi việc thay đổi chế độ tại Syria có thể đi ngược lại với những gì họ đã thực hiện. Bởi lẽ làm vậy cũng có nghĩa là họ đã chịu phần lớn trách nhiệm trong việc hợp thức hóa sự tàn bạo vô nghĩa dẫn đến cái chết của 190.000 người Syria”.
Ông cũng cho rằng, không thể hạ gục ISIL bằng cách đánh trực diện mà tốt hơn là ngăn chặn chúng và đợi chúng bị đánh bại bởi chính bản năng tự hủy diệt của chúng. Freeman nói thêm: “Tôi không nghĩ ISIL có thể bị ngăn chặn nếu như không có sự hợp tác giữa Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh khác, Iran, Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ.” Mặt khác, với sự chia rẽ tại Washington và sự thù địch tại Trung Đông, một thỏa thuận hợp tác như vậy sẽ khó xảy ra như một chính sách công khai.