Trong bài “Giữa đe dọa và nịnh hót: thuyết chính trị Trung Quốc”, giáo sư tiến sĩ Wang Zheng viết về phong trào tôn vinh Chủ tịch Tập Cận Bình hiện nay ở Trung Quốc.
|
Tệ “sùng bái cá nhân” của Trung Quốc có một lịch sử lâu đời hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. |
Theo giáo sư Wang Zheng, hệ thống quan liêu, tệ “
sùng bái cá nhân” của
Trung Quốc có một lịch sử lâu đời hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Từ thời nhà Tần (221-206 trước Công nguyên) cho đến ngày hôm nay, tệ nạn này về cơ bản không hề thay đổi.
Ở Trung Quốc thời xa xưa, khi Hoàng đế yếu kém thì đám quan lại - đặc biệt là đám cận thần - biến ông ta thành bù nhìn để theo đuổi lợi ích cá nhân. Đám lãnh chúa địa phương và hoạn quan mới là những người thực sự nắm quyền điều hành triều chính.
Nếu một vị Hoàng đế có năng lực và quyết đoán, thì ông ta sẽ dùng mọi cách để mạnh hơn nữa: trong trị tham quan, ngoài trảm các vương hầu làm loạn và tự coi mình là “thiên tử”. Thiên tử sẽ được đám quan lại xung quanh xu nịnh, tâng bốc lên chín tầng mây và ngày càng xa rời thực tế.
Trong cả hai trường hợp, đám quan lại đều cố gắng gây ảnh hưởng đến “thiên tử” để bảo vệ và tối đa hóa lợi ích cá nhân.
Một trong những ví dụ điển hình của tệ “sùng bái cá nhân” là cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, một nhà lãnh đạo quyết đoán. Nhiều học giả cho rằng một trong những lý do khiến Chủ tịch Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hóa là việc ông rất thất vọng khi thấy các quan chức dưới quyền chẳng khác gì đám quan lại thời phong kiến. Ông ta muốn làm cuộc Cách mạng Văn hóa để tạo ra một Trung Quốc mới.
Một loạt các quan chức cấp cao Trung Quốc thời đó đã bị cách chức và đưa đi cải tạo. Trong số này có Đặng Tiểu Bình và Tập Trọng Huân – cha của đương kim Tổng Bí thư, Chủ nước Tập Cận Bình.
Sau Cách mạng Văn hóa và Đặng Tiểu Bình trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu, hầu hết các cán bộ cao cấp thời tiền Cách mạng Văn hóa còn sống được phục chức và một lần nữa tham gia điều hành đất nước.
Trong suốt hai nhiệm kỳ (2002-2012), quyền lực của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã bị xói mòn đáng kể. Một số Ủy viên Bộ Chính trị như Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu và Chánh văn phòng Trung ương đảng Lệnh Kế Hoạch đã “tác oai, tác quái” dưới thời Hồ Cẩm Đào.
Việc ông Hồ Cẩm Đào nghỉ hưu đã mở đường cho sự xuất hiện của ông Tập Cận Bình – được coi là nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất Trung Quốc, sau Đặng Tiểu Bình.
Những người ngoại đạo không hoàn toàn hiểu được thực tế chính trường Trung Quốc. Việc bổ nhiệm Tập Cận Bình và hầu hết các ủy viên Bộ Chính trị hiện nay đều do các vị lãnh đạo tiền nhiệm quyết định. Nếu không có thực quyền, ông Tập Cận Bình có nguy cơ bị biến thành bù nhìn. Để tránh sa vào vết xe đổ của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cần phải củng cố quyền lực để thực hiện kế hoạch cải cách mà ông đề ra.
Chỉ có điều, lịch sử đang lặp lại và giờ đây, Trung Quốc bắt đầu một chiến dịch mới "ca ngợi lãnh tụ vĩ đại”.
Về thăm Trung Quốc cách đây mấy tháng, giáo sư Wang Zheng chứng kiến mọi phòng khách sạn đều có cuốn sách dạy về cách “trị quốc, bình thiên hạ” của ông Tập Cận Bình “hệt như mọi khách sạn phương Tây có Kinh thánh”.
Giáo sư Wang Zheng cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đang rơi vào “vết xe đổ” của quá khứ và “sùng bái cá nhân” chẳng có kết cục tốt đẹp bởi vì “cuối cùng thì đám quan lại tư lợi vẫn sẽ thắng”.