Sau đó, Libya đã rơi vào nội chiến và tình trạng đối kháng giữa các bộ tộc đang ngày càng gia tăng. Mọi nỗ lực nhằm thành lập chính phủ thống nhất đều không thành công và nền kinh tế Libya thì bị sụp đổ. Thời kỳ hỗn loạn ở Libya đang đe dọa toàn bộ khu vực.
|
Đại tá Muammar Gaddafi bị giết hại mà không hề bị tòa án Lybia kết án tử hình. Ảnh Pinterest |
Nỗ lực của các nước phương Tây nhằm thay đổi chế độ chính trị của một quốc gia Bắc Phi như Libya đã dẫn đến kết quả vô cùng tai hại. Đây là quan điểm chung của các nhà ngoại giao, chính trị gia và các nhà khoa học đã phát biểu tại hội thảo bàn tròn được tổ chức tại Trung tâm báo chí quốc tế của hãng thông tấn Rossiya Segodnya.
Đại tá Gaddafi bị giết hại mà không hề bị tòa án Lybia kết án tử hình. Cái chết của ông là một vụ giết người, một tội ác không bao giờ được điều tra.
Nhà ngoại giao Oleg Peresypkin - người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Âu-Á thuộc Học viện Ngoại giao Nga, cựu đại sứ Liên Xô tại Libya vào những năm 80 - cho biết: "Người ta vẫn chưa xác định những kẻ sát hại nhà lãnh đạo bị lật đổ Gaddafi. Đây là một băng nhóm gồm nhiều kẻ cực đoan. Nhưng, ngay cả nếu bị phát hiện, thì chắc chắn chúng sẽ không bị đưa ra xét xử tại tòa án".
Theo ông Sergei Baburin, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết với nhân dân Libya và Syria, "không có những người ‘nổi dậy’ tham gia giải phóng Tripoli hoặc Sirte, mà chỉ có những lính đánh thuê của phương Tây". Ông nói thêm: "Muammar Gaddafi đã bị bắt giữ trong chiến dịch đặc nhiệm của NATO. Sau đó, ông ta bị bán lại từ băng nhóm này đến băng nhóm khác, mà chúng cạnh tranh với nhau vì quyền giết hại Gaddafi. Bây giờ chúng tôi chưa biết sự thật, nhưng, sớm hay muộn sự thật cuối cùng cũng sẽ phơi bày".
Ông Baburin tin chắc rằng sẽ đến lúc "ông Gaddafi sẽ được công nhận là nhân vật nổi bật của thời đại chúng ta".
Theo nhà ngoại giao Peresypkin, phương Tây, trước hết là Mỹ, đã tìm cách lật đổ chế độ Gaddafi chủ yếu vì lý do kinh tế. Ông nói thêm: "Theo các nguồn tin khác nhau, Gaddafi đã đầu tư khoảng 180 tỷ USD vào chứng khoán của Tây Âu và Mỹ. Tất nhiên, toàn bộ số tiền đó đã bị tịch thu, cũng như các bất động sản thuộc sở hữu gia đình Gaddafi ở nước ngoài".
Trong cuộc phỏng vấn với RT, ông Ahmed Gaddaf ad-Dam - một người em họ của Đại tá Muammar Gaddafi – nói rằng dự án thiết lập đồng tiền chung Châu Phi là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới can thiệp quân sự vào Libya và cái chết của nhà lãnh đạo Libya.
Ông Gaddaf ad-Dam nói: "Phương Tây nhận ra rằng Gaddafi đang lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng toàn lục địa và xua đuổi các nước thực dân khỏi Châu Phi. Ông muốn đoàn kết thống nhất các nước Châu Phi, biến lục địa này thành một hợp chủng quốc".
Theo lời ông Gaddaf ad-Dam, trong năm 1999, Đại tá Muammar Gaddafi bắt đầu thảo luận về việc thành lập Liên minh Châu Phi và một chính phủ Châu Phi thống nhất để hợp lực những tiềm năng của châu lục. Ông Gaddaf al-Dam nhấn mạnh rằng, chính sách đó trái ngược với lợi ích của các nước phương Tây và vì thế họ coi ông Gaddafi là một mối đe dọa.
Tất cả mọi người dân Libya đều thất vọng về kết quả của cái gọi là "Mùa xuân Arập". Ông Yury Zinin, một thành viên cao cấp tại Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO), cho biết: "Đất nước Libya đã mất đoàn kết, mất trật tự và ổn định. Libya có được quốc hội do dân bầu ra và tự do báo chí, nhưng cuối cùng, quốc hội bị chia thành hai quốc hội cùng tồn tại và những nhóm phương tiện truyền thông chỉ phục vụ lợi ích của một hoặc mấy lực lượng đối lập nhau. Điều khủng khiếp nhất là sự đối kháng giữa các bộ tộc cũng bị chính trị hóa. Do cuộc đối đầu giữa các thế lực khác nhau, đất nước Libya đã lâm vào tình trạng ‘bán chiến tranh’ và không thể vượt khỏi tình trạng này".
Theo ông Yuri Zinin, mọi nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm khôi phục lại sự thống nhất của Lib vẫn chưa mang lại kết quả. Ở nước này hiện có hai khối chính trị-quân sự và ba chính phủ. Trên thực tế, Libya không còn tồn tại như một quốc gia thống nhất.