Jeremy Douglas, người đứng đầu Cơ quan chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC ) ở Đông Nam Á, đã phát biểu như trên trong một cuộc thảo luận về vấn đề này tại Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài ở Bangkok vào tối 11/10, với sự tham dự của các chuyên gia Thái Lan và Myanmar.
|
Khu vực Tam giác vàng giữa Lào và Thái Lan. Ảnh: Asia Times |
Ông Douglas cho biết khu vực Tam giác Vàng đang chuyển sang sản xuất hàng loạt Methamphetamine và “ma túy đá” (crystal meth), với số lượng lớn các tiền hóa chất được nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Buôn bán Methamphetamine và “ma túy đá” đã trở nên phổ biến. Loại ma túy nguy hiểm này đã có mặt khắp Myanmar, Thái Lan và ở nhiều quốc gia láng giềng. Các nhà chức trách thường xuyên bắt giữ các loại ma túy bất hợp pháp, nhưng số lượng ma túy tịch thu được chỉ là “phần chóp của tảng băng trôi".
Theo ông Douglas, các tập đoàn ma túy xuyên quốc gia đang kiểm soát việc "sản xuất quy mô công nghiệp" chất Methamphetamine, với "các phòng thí nghiệm có thể sản xuất hàng trăm ngàn kilôgam trong một chu trình".
Ông Douglas cho biết: "Tinh thể meth (crystal meth) là loại ma túy rất gây nghiện và tác hại rất nhiều hại đến người dùng. Cũng có những tác động về kinh tế. Tại nhiều vùng của bang Shan, nền kinh tế ma túy có hàng ngàn người trồng và buôn bán thuốc phiện. Tuy nhiên, sản xuất Methamphetamine lại sinh lợi gấp bội và chỉ cần vài chục người sản xuất (trong phòng thí nghiệm di động) và phân phối”.
UNODC ước tính rằng các tập đoàn ma túy đã kiếm được "30-35 tỷ USD mỗi năm thông qua việc sản xuất và buôn bán Methamphetamine, Heroin và thuốc phiện”.
Ông Douglas nói: "Các nhóm tội phạm có tổ chức rất lớn và được tài trợ tốt đang nhắm đến các khu vực cụ thể ở miền bắc Myanmar”. Các tập đoàn tội phạm ma túy thường hoạt động ở hai hoặc ba nước và chuyển địa điểm các hoạt động rất nhanh "tháng này ở Campuchia, tháng tới có thể ở Philippines".
Hệ thống cảnh sát và tư pháp bị quá tải
Buôn bán ma túy đã tác động lớn đến bộ máy quản trị trong khu vực, khiến cho hệ thống cảnh sát và tư pháp ở Myanmar, Thái Lan và các nước khác bị quá tải. Các nhà tù ở Thái Lan hiện đang giam giữ hàng ngàn tù nhân "sau nhiều năm chiến tranh ma túy", trong đó hầu hết là các tội phạm tương đối nhỏ.
Về phần mình, Tiến sĩ Apinun Aramrattana của Đại học Chiang Mai cho biết ở Thái Lan có hàng trăm nghìn người sử dụng “ma túy đá” cộng với hơn 70.000 người tiêm chích ma tuý.
Ông nói rằng hơn một nửa ngân sách của Bộ Tư pháp Thái Lan đã được sử dụng để phân loại tội phạm, giam giữ hơn 300.000 tù nhân, trong đó 70% là những kẻ buôn bán ma túy nhỏ hoặc người sử dụng.