Trang offshoreleaks.icij.org công bố kho dữ liệu nói trên trong "Hồ sơ Panama" từ chiều ngày 9/5 (vào lúc 1h00 sáng ngày 10/5, theo giờ Việt Nam) và mọi người sử dụng Internet trên thế giới đều có thể truy cập.
|
Vụ tiết lộ "Hồ sơ Panama" chấn động thế giới. Ảnh thenextweb.com |
Theo Hiệp hội quốc tế các nhà báo điều tra (ICIJ), việc công bố kho dữ liệu có thể truy cập theo địa chỉ offshoreleaks.icij.org là “đợt tiết lộ thông tin lớn nhất về các công ty hải ngoại và những người đứng sau chúng”. Tuy nhiên, nó “chỉ là một phần nhỏ của Hồ sơ Panama” và chỉ “tiết lộ hơn 360.000 tên của cá nhân và công ty đằng sau các cơ cấu hải ngoại bí mật”.
Các dữ liệu được công bố, bao gồm địa chỉ bưu chính, hiển thị các liên kết đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ Trung Quốc tới Chile. Người truy cập có thể lọc thông tin theo quốc gia. Họ cũng có thể tìm hiểu vai trò của các ngân hàng, các công ty luật và các cơ quan chức năng khác trong việc tạo điều kiện trốn thuế cho các cá nhân giàu có.
Kho dữ liệu nói trên liệt kê hơn 200.000 công ty, tổ chức đặt tại hơn 20 địa điểm “hấp dẫn về thuế”. Việt Nam cũng có tên trong các quốc gia có người sử dụng tài khoản hải ngoại, theo trang offshoreleaks.icij.org.
Tuy nhiên, ICIJ cũng nói rõ không phải tất cả các cá nhân, thực thể có tên trong số tài liệu nói trên đều là phạm luật.
Trái với việc “xả tài liệu gốc” vô tội vạ của WikiLeaks, ICIJ không công bố toàn bộ số tài liệu bị rò rỉ trong Hồ sơ Panama và cũng không tiết lộ hàng loạt các tài liệu gốc hoặc các thông tin cá nhân. Các dữ liệu được công bố này chứa một lượng lớn thông tin về chủ sở hữu công ty, người được ủy nhiệm và các trung gian môi giới... nhưng lại không tiết lộ các tài khoản ngân hàng, trao đổi email và các giao dịch tài chính chứa trong các tài liệu. ICIJ tuyên bố: “Kho dữ liệu (được công bố) không bao gồm hồ sơ tài khoản ngân hàng, giao dịch tài chính, email và các thông tin liên lạc khác, hộ chiếu, số phone. Thông tin có chọn lọc và hạn chế được công bố vì lợi ích công chúng”.
Các dữ liệu mới mà ICIJ công bố chỉ là một phần nhỏ của “Hồ sơ Panama”, một kho dữ liệu bao gồm 11,5 triệu tài liệu bị rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca ở Panama.
Các dữ liệu gốc được phóng viên của nhật báo Đức Süeddeustche Zeitung (Báo Nam Đức) lấy từ một nguồn tin giấu tên. Nhật báo Đức này đã yêu cầu ICIJ để tổ chức một sự hợp tác toàn cầu để phân tích các tập tin nói trên.
Hơn 370 phóng viên đến từ gần 80 quốc gia đã nghiên cứu các tập tin trong suốt một năm. Các cuộc điều tra của họ đã phát hiện tài sản bí mật ở nước ngoài của 12 nhà lãnh đạo thế giới, hơn 128 chính trị gia và vô số những kẻ lừa đảo, buôn lậu ma túy và tội các phạm khác bị ghi vào sổ đen ở Mỹ và những nước khác.
Kể từ khi Hồ sơ Panama được tiết lộ, nhiều cá nhân nổi tiếng đã gặp rắc rối, phải công khai hồ sơ thuế hoặc bị điều tra trốn thuế. Trong đó, đáng chú ý nhất có vụ Thủ tướng Vụ tiết lộ "Hồ sơ Panama" chấn động thế giới. Ảnh thenextweb.com và Bộ trưởng Công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria phải từ chức, do tên tuổi của hai ông này xuất hiện trong tài liệu.