Dè chừng TQ, Ấn Độ tăng cường sức mạnh hải quân

Google News

(Kiến Thức) - Ấn Độ ráo riết tăng cường sức mạnh hải quân trước những hành động hung hăng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Một quan chức hải quân cấp cao Ấn Độ nói với tờ Nikkei rằng New Delhi  đang lên kế hoạch mở rộng lực lượng hải quân lên chừng 40%, từ 137 tàu chiến lên 200 tàu vào năm 2027. Đồng thời, nguồn tin này còn cho hay, hải quân Ấn Độ cũng tăng số tàu sân bay từ hai lên ba chiếc, tàu ngầm từ 13 lên ít nhất 20 chiếc.
Vào tháng 6/2015, tàu sân bay quốc nội địa đầu tiên của Ấn Độ là Vikrant đã rời ụ nổi ở xưởng đóng tàu Cochin. Và theo tính toán, con tàu này sẽ chính thức đi vào hoạt động sớm nhất vào đầu năm 2018, sau khi hoàn tất công đoạn lắp đặt các trang thiết bị.
De chung TQ, An Do tang cuong suc manh hai quan
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ là Vikrant rời ụ nổi hồi tháng 6/2015.
Trong khi đó, con tàu sân bay thứ hai của Hải quân Ấn Độ hiện trong quá trình nghiên cứu phát triển. Chính phủ nước này đang kêu gọi các công ty như Lockheed Martin và các nhà thầu quốc phòng khác nộp hồ sơ dự thầu về thiết kế tàu sân bay này. Dự kiến, cho tới giữa thập niên 2020, sẽ có ba tàu sân bay chính thức nằm trong biên chế Hải quân Ấn Độ.
Theo kế hoạch mở rộng, các hạm đội của Hải quân Ấn Độ sẽ bao gồm tàu khu trục, tàu ngầm, tàu vận tải và các loại tàu khác, ngoài tàu sân bay.
Phó Giám đốc Việc Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng ở New Delhi, ông Rumel Dahiya cho biết, một có 200 tàu chiến, Ấn Độ sẽ tổ chức lại lực lượng hải quân và tạo điều kiện để nước này tham gia vào các hoạt động trên nhiều mặt trận cùng một lúc.
De chung TQ, An Do tang cuong suc manh hai quan-Hinh-2
Hải quân Ấn Độ tập trận chung với Hải quân Mỹ.
Hải quân Ấn Độ lúc đó có thể bảo vệ tuyến đường ở miền nam nước này. Phía tây Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển Somalia, luôn xảy ra tình trạng cướp biển. Trong khi đó, ở phía đông, Trung Quốc đang tích cực mở rộng phạm vi ảnh hưởng. “Ấn Độ đang theo dõi sát sao tình hình để ngăn chặn một cuộc xung đột ở Ấn Độ Dương”, một quan chức hải quân Ấn Độ về hưu cho biết.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc đang cố thực hiện chiến lược “chuỗi ngọc trai” với tham vọng nối Biển Đông và Ấn Độ Dương khi không ngần ngại đổ tiền phát triển các cảng ở các nước nằm dọc bờ biển.
De chung TQ, An Do tang cuong suc manh hai quan-Hinh-3
Biên đội tàu chiến hỗn hợp của Hải quân Ấn Độ.
Chưa kể, hồi tháng 9 và 11 năm ngoái, báo giới tung tin rằng các tàu ngầm Trung Quốc đã hai lần cập cảng của Sri Lanka. Chính vì lẽ đó, theo vị quan chức trên, Ấn Độ giờ cần nhanh chóng triển khai một hạm đội tới phía đông bán đảo Malay.
Tuy nhiên, việc đảm bảo các nguồn lực cần thiết sẽ là một vấn đề đau đầu với những nhà cầm quân Ấn Độ vì làm được điều này sẽ cần một khoản kinh phí khá lớn. Thực tế, ngân sách dành cho lực lượng hải quân Ấn Độ trong năm tài khóa 2015 (vốn kết thúc vào cuối tháng 3/2016) có tổng cộng 405, 2 tỷ rupee (6,6 tỷ USD). Và nếu tiếp tục mở rộng ở mức độ trung bình hàng năm là 9% như trong suốt 5 năm qua thì Ấn Độ sẽ cần hơn 9 nghìn tỷ rupee dành cho ngân sách hải quân trong vòng 13 năm tới.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Ấn Độ xác nhận, 4 nghìn tỷ rupee đã được phân bổ để mua các trang thiết bị mới. Hơn một nửa trong số kinh phí này sẽ dùng để mua tàu sân bay và tàu ngầm. Mặt khác, Ấn Độ cũng cần thay thế cho các tàu lạc hậu đã phục vụ trong suốt nhiều năm qua.
Trước tình thế đó, Ấn Độ cũng chuyển hướng sang các sản phẩn quốc phòng sản xuất trong nước nhằm mục tiêu cắt giảm chi phí. Từ nhiều năm qua, ngành công nghiệp đóng tàu Ấn Độ vẫn thường phải nhập khẩu các động cơ và thiết bị liên quan. Chính vì thế, hải quân Ấn Độ sẽ chú trọng tới các nguồn lực trong nước đối với những hạng mục này.
Cuối cùng, việc chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển cũng là sẽ điều kiện cần thiết để Ấn Độ nâng cao năng lực chiến đấu của hải quân. Tính cho tới tháng 6/2015, Ấn Độ mới chỉ thu hút 80.000 USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực quốc phòng. Trong năm ngoái, chính quyền của Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã có những chính sách thúc đẩy cổ phần nước ngoài trong những công ty quốc phòng tăng từ 26% lên 49%.
Thanh Nga (theo Nikkei)

Bình luận(0)