"Chiến dịch săn cáo" của Trung Quốc trên toàn thế giới

Google News

(Kiến Thức) - Theo “Nhân dân Nhật báo”, "chiến dịch săn cáo” ở nước ngoài đã dẫn độ gần 1.000 nghi phạm tham nhũng về Trung Quốc trong thời gian qua.

Bài báo đăng trên “Nhân dân Nhật báo” nhấn mạnh hai "chiến dịch săn cáo” và “Lưới trời” do Trung Quốc phát động.
Chien dich “San cao” cua Trung Quoc tren toan the gioi
Chiến dịch “Săn cáo” ở nước ngoài đã dẫn độ gần 1.000 nghi phạm tham nhũng về Trung Quốc trong thời gian qua. 
"Chiến dịch Săn cáo” được phát động từ tháng 7/2014 nhằm mục đích truy lùng các quan chức tham nhũng và tội phạm kinh tế lẩn trốn ở nước ngoài. Trong khi đó, chiến dịch “Lưới trời”, được khởi động từ đầu năm nay, sâu rộng hơn thông qua việc phối hợp giữa các cơ quan chính phủ khác nhau mở cuộc tấn công đa hướng vào những kẻ đào tẩu và những người giúp đỡ chúng. "Chiến dịch Săn cáo” nhắm vào các mục tiêu cụ thể, trong khi “Lưới trời” quăng lưới  bủa vây trên diện rộng.   
Theo “Nhân dân Nhật báo”, các nhà điều tra đang áp dụng công nghệ cao để theo dõi những kẻ đào tẩu dám trở lại Trung Quốc dưới danh tính giả. Trong tháng 3/2015, một nghi can bị cáo buộc đã trốn ra nước ngoài với hơn 90 triệu nhân dân tệ (14,5 triệu USD) và trở về Trung Quốc trong năm 1997 đã bị bắt tại Thượng Hải thông qua phân tích dữ liệu  và phần mềm nhận dạng khuôn mặt. Danh tính của  nghi can Xie Renliang đã được khẳng định sau thử nghiệm DNA. Các nhà điều tra đang truy lùng số tài sản của Xie Renliang đang cất giấu ở Trung Quốc và nước ngoài.
Tương tự, nghi can Dai Xuemin, kẻ đã trốn khỏi Trung Quốc năm 2001 với 11 triệu NDT (1,77 triệu USD) trong năm 2001, đã bị bắt hồi tháng 4/2015 ở  tỉnh An Huy, sau khi  về nước với hộ chiếu Anh.
Tính hiệu quả của công nghệ cao mà cảnh sát Trung Quốc áp dụng đã khiến cho một số nghi  phạm phải ra đầu thú. Cuối tháng 3/2015, hai quan chức tham nhũng ở thành phố Thiên Tân  đã quyết định ra đầu thú, sau khi nghe tin cảnh sát bắt giữ một nhân chứng quan trọng trên đường từ Lào vào Việt Nam.
Trung Quốc  cũng đã tăng cường hợp tác với các chính phủ nước ngoài để  đưa các nghi phạm ra trước vành móng ngựa. Li Huabo, kẻ đã bị Interpol truy nã  “cấp độ đỏ”, đã bị dẫn độ về Trung Quốc, sau khi thụ án ở  Singapore - nơi ông đã ẩn náu kể từ khi rời đất liền trong năm 2011 với 4,1 triệu USD cất giấu ở Singapore.
Chien dich “San cao” cua Trung Quoc tren toan the gioi-Hinh-2
Một quan tham đào tẩu bị thợ "Săn cáo" dẫn độ từ Canada về Trung Quốc.
Bộ Tư pháp Mỹ mới đây cũng bị truy tố Jianjun Qiao, cựu giám đốc của một cơ sở dự  trữ lúa gạo của chính phủ ở miền trung Trung Quốc, và người vợ cũ Shilan Zhao, với cáo buộc đem số tiền đánh cắp vào Mỹ và gian lận visa. Cặp đôi này đã bị cáo buộc đánh cắp công quỹ hơn 700 triệu nhân dân tệ (113 triệu USD) trong năm 2011, trước khi chạy trốn khỏi Trung Quốc.
Bài viết đăng trên “Nhân dân Nhật báo” lưu ý rằng chính phủ Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì để đưa  bọn tội phạm tham nhũng ra trước vành móng ngựa, bất kể chúng lẩn trốn ở đâu.
Ông Liu Dong, giám đốc chiến dịch “Săn cáo”, cho biết đội ngũ “thợ săn” của ông có khoảng 20 người, với  tuổi trung bình xấp xỉ 30 và được bổ sung  những người sinh ra sau năm 1990. Tất cả đều là các chiến sĩ ưu tú do đích thân Bộ Công an lựa chọn từ các trọng điểm trên toàn quốc.
Chien dich “San cao” cua Trung Quoc tren toan the gioi-Hinh-3
Đội ngũ “Săn cáo” có khoảng 20 người, với  tuổi trung bình xấp xỉ 30 và được bổ sung  những người sinh ra sau năm 1990. 
Để là trở thành một thợ “Săn cáo”, người ta phải thành thạo ba điều: nghiệp vụ  điều tra, kiến thức về pháp luật và ngoại ngữ. Họ cũng cần phải thành thạo nghiệp vụ công an, am hiểu các thủ tục giấy tờ cũng như các hệ thống pháp luật trong và ngoài nước. Có kinh nghiệm hợp tác quốc tế và làm việc với các cơ quan chức năng ở nước ngoài cũng rất quan trọng. Không những thế, các thợ “Săn cáo” còn phải có sức khỏe tuyệt vời vì thường  phải đi khắp thế giới trong vòng ba hoặc bốn ngày. Trong năm 2014, đội “Săn cáo” đã thực hiện 70 phi vụ trong vòng có 6 tháng.
Minh Châu (Theo WCT)

Bình luận(0)