Báo Đức Frankfurter Rundschau (FR) số ra ngày Chủ Nhật (13/12) cũng nhận định rằng trong canh bạc Nga-Thổ này, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan chẳng có gì nhiều để mặc cả.
|
Hai ông Putin-Erdogan: Từ đối tác biến thành đối thủ.
|
Báo này viết: "May mắn thay, người Nga vẫn nói nhiều hơn làm và các biện
trừng phạt kinh tế như cấm nhập khẩu rau quả của Thổ Nhĩ Kỳ bị ông Erdogan gọi là nực cười”.
Theo báo Frankfurter Rundschau, việc Tổng thống Putin ra lệnh cho du khách không đến Thổ Nhĩ Kỳ thì quả là “chẳng có gì đáng cười”. Tờ báo Đức này chỉ ra rằng Ankara có ít phương cách để đối phó với các biện pháp trừng phạt của Moscow, sau khi máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay ném bom Su-24 ở Syria vào ngày 24/11, dẫn đến cái chết của hai quân nhân Nga.
Tờ báo Đức viết tiếp: "Ông Putin vẫn chưa chơi con át chủ bài mạnh nhất của mình. Thổ Nhĩ Kỳ vốn phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga, chiếm tới 54% các nguồn cung năng lượng và Nga có hợp đồng xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ”.
Mặc dù không nêu thêm các biện pháp trừng phạt sẽ được áp đặt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Putin nói rằng phản ứng của Nga về vụ TNK bắn hạ máy bay ném bom Su-24 sẽ không dừng lại với việc cuộc tẩy chay các sản phẩm của Thổ Nhĩ Kỳ và du lịch. Ông Putin hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xin lỗi về vụ bắn hạ máy bay Su-24.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ KỳAndrei Karlov nói rằng quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ có thể được khôi phục, nếu Ankara thực hiện ba điều kiện. Đó là các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ phải xin lỗi cho hành động bắn hạ máy bay ném bom Nga Su-24, cũng như trừng phạt những kẻ chịu trách nhiệm về vụ việc này. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ phải bồi thường cho phía Nga chiếc máy bay bị bắn hạ. Về cái chết của viên phi công chính của chiếc Su-24 bị bắn rơi, ông Karlov khẳng định một công dân Thổ Nhĩ Kỳ tên là Alparslan Celik đã bắn vào viên phi công Nga. Ông nói thêm: "Gã này (Alparslan Celik) đã đứng trước camera để ra tuyên bố, trên tay cầm một phần của chiếc dù. Gã này nói thông thạo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ".
Báo Frankfurter Rundschau viết tiếp: “Châu Âu phải hành động để giúp Erdogan ra khỏi cái bẫy mà chính ông ta đã giăng ra...Nếu vụ bắn hạ Su-24 được sử dụng như một lời cảnh báo Moscow, thì vụ bắn hạ này đã phản tác dụng. Như một nhà bình luận Thổ Nhĩ Kỳ đã viết: Không ai gây sự với gấu Nga mà không bị trừng phạt".
Nỗi lo sợ hãi về một nhà nước Kurdistan bán tự trị ở Syria cũng như ở miền bắc Iraq và sự trả đũa của Nga do vụ bắn hạ máy bay ném bom Su-24 đang buộc Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường binh lực trên biên giới “với ngón trỏ luôn đặt trên cò súng”.
Tác giả bài viết, nhà báo Frank Nordhausen cho rằng căng thẳng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ cần được giải quyết với sự giúp đỡ của các quốc gia Châu Âu. Nhắc lại vụ một lính Nga đeo mặt nạ, cầm tên lửa phòng không vác vai khi đi trên một con tàu Nga qua eo biển Bosphorus, tác giả Nordhausen viết tiếp: "Binh sĩ của hai nước hiện không bắn nhau như những gì đã làm trong nhiều thế kỷ giữa Đế quốc Ottoman và Đế chế Nga. Tuy nhiên, việc lính Nga vác trên vai tên lửa đất đối không ở eo biển Bosphorus chính là lời cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ rằng một cuộc xung đột nóng cũng không phải là quá xa vời".
Cường quốc Châu Âu - vốn đã tạo ra ấn tượng yếu kém trước tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn - hiện buộc phải đứng về phía Ankara để ngăn chặn tình hình leo thang hơn nữa. Nhà báo Frank Nordhausen kết luận: "Châu Âu phải hành động vì lợi ích riêng của mình để giúp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi cái bẫy mà ông ta đã giăng ra. Liên minh Châu Âu (EU) có thể làm điều này từ một vị thế mạnh, do Thổ Nhĩ Kỳ là phụ thuộc vào EU hơn bao giờ hết.
Trong cuộc khủng hoảng người tị nạn, ông Erdogan rút ra kết luận rằng Châu Âu là yếu kém và sẵn sàng hy sinh những giá trị căn bản như tự do báo chí, đa nguyên và nhân quyền... Cuộc khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ-Nga chính là cơ hội để chứng minh rằng kết luận trên của ông Erdogan là sai lầm”.