Biệt kích Mỹ đang tác chiến ở miền bắc Syria

Google News

(Kiến Thức) - Ngày 17/12, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton  Carter thừa nhận rằng lực lượng biệt kích Mỹ  đang tham gia tác chiến ở miền bắc Syria.

Nhóm biệt kích Mỹ đang phối hợp với phiến quân nổi dậy Ả-rập ở Syria và hy vọng sẽ tiến tới một quan hệ đối tác trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Biet  kich My dang tac chien o mien bac Syria
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton  Carter thừa nhận rằng lực lượng biệt kích Mỹ  đang tham gia tác chiến ở miền bắc Syria.  
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Carter đánh dấu sự thừa nhận chính thức đầu tiên về  sứ mạng mà Tổng thống Barack Obama công bố hồi tháng 10/2015, khi ông phê duyệt kế hoạch cử 50 biệt kích Mỹ đến Syria để giúp các lực lượng địa phương lên kế hoạch tấn công phiến quân IS. Nhiệm vụ của toán biệt kích Mỹ này và thâm nhập các nhóm nổi dậy để gọi máy bay liên quân không kích IS, lên kế hoạch hậu cần và thu thập thông tin tình báo.
Việc xác nhận nhiệm vụ của biệt kích ở Syria diễn ra sau kế hoạch triển khai đến 200 lính đặc nhiệm Mỹ ở Iraq. Lực lượng này có nhiệm vụ chính là săn lùng và tiêu diệt các thủ lĩnh IS.  
Biet  kich My dang tac chien o mien bac Syria-Hinh-2
Lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Iraq có nhiệm vụ chính là săn lùng và tiêu diệt các thủ lĩnh IS.   
Việc đưa biệt kích Mỹ đến miền bắc Syria diễn ra khá thuận lợi do các chiến binh người Kurd  đã liên minh với lực lượng nổi dậy người Ả-rập ở phía bắc Syria để thành lập Lực lượng Dân chủ Syria (SDF). Thông qua việc cung cấp khí tài, tư vấn chiến thuật và chỉ điểm cho các cuộc không kích Mỹ vào các vị trí của Nhà nước Hồi giáo, Lầu Năm Góc hy vọng SDF cuối cùng sẽ có thể tiến về phía nam tới Raqqa, thủ phủ của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Mỹ đã cung cấp hàng tấn vũ khí và đạn dược cho SDF ở miền bắc Syria, với đợt cung cấp vũ khí gần đây nhất diễn ra vào  đầu tuần này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng đã bay đến Erbil từ Baghdad,  sau khi Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi từ chối đề nghị của Mỹ gửi thêm cố vấn và trực thăng tấn công Apache hỗ trợ cho việc tái chiếm thành phố Ramadi, bị rơi vào ISIS hồi tháng 5/2015.
Ngược lại, tại Erbil -thủ phủ của Khu tự trị người Kurd ở miền bắc Iraq, Bộ trưởng Carter cam kết sẽ cung cấp đủ vũ khí, xe cộ, máy liên lạc vô tuyến và các thiết bị khác để trang bị cho hai lữ đoàn chiến binh Peshmerga.  Ông cũng cho biết cuộc hội đàm với người đứng đầu khu tự trị Masoud Barzani xoay quanh "tương lai của chiến dịch, đặc biệt là vai trò của đặc nhiệm Mỹ trong việc bao vây và tái chiếm thành phố Mosul”. Mosul là thành phố lớn thứ hai ở Iraq và bị rơi vò tay phiến quân IS hồi tháng 6/2014.
Minh Châu (Theo Foreign Policy)

Bình luận(0)