Ít nhất ¼ cử tri Pháp đã làm đúng, khi gạt bỏ ứng cử viên cực tả Jean-Luc Melenchon và ứng viên bảo thủ bị tai tiếng Francois Fillon.
|
Vòng hai bầu cử tổng thống Pháp sẽ là cuộc đối đầu “một mất, một còn” giữa cứng viên cực hữu Marine Le Pen và ứng viên trung dung Emmanuel Marcon. Ảnh: Daily Express |
Nhưng họ lại bỏ phiếu cho Marine Le Pen - cơn ác mộng của tất cả những người ủng hộ Liên minh Châu Âu, những người nhập cư và những doanh nhân có đầu óc cởi mở. Với việc lọt vào vòng 2 , thủ lĩnh cực hữu Marine Le Pen có cơ hội trở thành tổng thống Pháp, khiến cho Liên minh Châu Âu nói riêng và thế giới toàn cầu hóa nói chung lại phải “thót tim” chờ đợi.
Mọi thứ đều có thể bị đảo ngược nhanh chóng
So sánh với Donald Trump quả là hơi khập khiễng vì chênh lệnh trong các cuộc thăm dò giữa hai ứng viên tổng thống Pháp lọt vào vòng 2 là Emmanuel Macron và Marine Le Pen lớn hơn nhiều so với bầu cử tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, tấn công khủng bố có thể xảy ra hoặc bê bối có thể bị phanh phui. Mọi người đều biết về quá khứ của ứng viên Macron, trên cương vị một nhà đầu tư ngân hàng, sinh viên của Trường Quản trị Quốc gia có uy tín và là Bộ trưởng Bộ Kinh tế dưới thời Tổng thống Hollande. Nếu có bất cứ bê bối nào xảy ra với ông Macron trong hai tuần tới, mọi thứ có thể đảo ngược nhanh chóng.
Suy cho cùng, Emmanuel Macron cũng thuộc về “nước Pháp bên trên” như đối thủ Francois Fillon hoặc Tổng thống Hollande. Nhưng ông này đã tìm cách tự tách ra khỏi thể chế chính trị hiện hành đang mất uy tín nghiêm trọng. Ông Macron đã rời đảng Xã hội và thành lập phong trào "En Marche!". Có lẽ vì ông mới chỉ 39 tuổi và các cử tri nghĩ rằng ông sẵn sàng theo đuổi con đường mới, không bị ép buộc đưa nước Pháp trở về với “vinh quang cũ”.
Có lẽ, ông ta đã trở thành một tấm màn chiếu phim hoàn hảo cho những giấc mơ Pháp. Trong bất kỳ trường hợp nào, ông Macron cũng cần phải thực hiện tốt “công việc ảo thuật” của mình thêm hai tuần nữa.
Tồi tệ hơn Brexit
Nếu ứng viên tổng thống Emmanuel Macron thất bại trước Marine Le Pen ở vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống Pháp, thì Liên minh Châu Âu sẽ bị “đột quị chính trị” thời hậu chiến. Sẽ tồi tệ hơn Brexit rất nhiều. Chủ tịch Mặt trận Quốc gia (FN) cực hữu Marine Le Pen đã đe doạ đồng tiền chung Châu Âu (Euro) và đầu tàu kinh tế Đức-Pháp.
Trong hai tuần tới, Liên minh Châu Âu sẽ phải sống trong tâm trạng thấp thỏm lo âu. Sau khi tránh được khả năng xảy ra cuộc đối đầu giữa hai ứng viên cực tả (Jean-Luc Melenchon) và cực hữu (Marine Le Pen) ở vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống Pháp, nhiều người vẫn cảm nhận được rằng hiểm họa mang tên Marine Le Pen vẫn còn đó.
Chỉ khi nào ứng viên Emmanuel Macron tỏ ra thực sự xứng đáng với một số cam kết của mình và giúp Paris trút bỏ được hình ảnh thất bại trong nhiều thập kỷ qua và mang lại cho tất cả người dân cơ hội và niềm tự hào về kinh tế, thì bóng ma của chủ nghĩa dân túy cực hữu mới tạm thời bị đẩy lui trên chính trường Pháp.