Trong cuộc đối đầu ở Ukraine lần này, ông Obama đã gặp một đối thủ đáng gờm “một chín, một mười” - đó chính là Tổng thống Nga Putin, một cựu điệp viên KGB tài ba. Theo đó, ông Putin không chỉ đưa bán đảo Crimea “trở về với đất mẹ Nga” mà còn cam kết bảo vệ đồng bào mình ở Ukraine và trên toàn thế giới khỏi những cuộc tấn công tàn bạo.
Trước vụ sáp nhập Crimea này, chính quyền Mỹ đã thông qua nhiều biện pháp trừng phạt lên Nga. Song, các biện pháp này, bao gồm công bố danh sách đen những cá nhân Nga, dường như chỉ mang tính chất biểu trưng và không hiệu quả.
Do vậy, ông Obama có thể làm gì trong tình huống này? Dường như, có khá ít lựa chọn cho vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ này. Tuy nhiên, điều mà mọi người thường hay nhắc tới đó là châu Âu ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga. Đây được coi là một đòn đánh vào khoản thu nhập chính của Moscow trong hoạt động xuất nhập khẩu. Ông Obama đã hứa xem xét các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn, đặc biệt nhắm tới hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga.
|
Liệu rằng với những bất đồng quan điểm về Crimea, ...
|
Tuy nhiên, gần đây, một danh sách ngày càng tăng những hình phạt chống lại Nga sẽ không phải là “con đường” duy nhất có thể giải quyết trường hợp này. Trong đó, nhiều chuyên gia đã khuyên ông Obama nên tránh cuộc xung đột mở rộng với Nga. Mà thay vào đó, ông nên tăng cường hợp tác với điện Kremlin ở những lĩnh vực quan trọng đối với Mỹ hơn là chú tâm vào cuộc bất ổn chính trị nội bộ ở Ukraine. Nếu không thực sự thận trọng trong từng bước đi, khả năng Mỹ sẽ tuyên chiến với Nga là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đây có phải điều người Mỹ mong muốn? Crimea thực sự rất quan trọng đối với “lợi ích địa chính trị” của Mỹ?
Bán đảo Crimea sẽ là quan trọng đối với Mỹ nếu mục tiêu của họ là nhằm làm suy yếu và cô lập Nga. Song, nó sẽ trở nên vô nghĩa nếu họ xem trọng Nga như một đối tác trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu.
Thực tế, hai cường quốc này đôi khi có xung đột lợi ích, nhưng đó mới chỉ là một khía cạnh của địa chính trị. Có lẽ, đó là thực tế cơ bản mà khá nhiều quan chức Washigton luôn không nhận ra. Đối với Nga, ổn định ở Ukraine cũng quan trọng cũng giống như Mỹ luôn với Mexico vậy. Xét trên một khía cạnh nào đó, Nga hoàn toàn có lợi ích chính đáng trong việc bảo vệ quyền của các công dân Nga sinh sống ở Ukraine.
Vậy, cuối cùng lợi ích cốt lõi của Washington đối với vấn đề Crimea là gì? Hầu hết người Mỹ đều không thể xác định được vị trí của Crimea trên bản đồ cho tới khi bùng nổ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Theo cuộc thăm dò dư luận gần đây của đài CBS, 61% người Mỹ không hề muốn chính quyền họ dính dáng tới Ukraine.
Mỹ không có mấy lợi ích trong vụ Crimea. Trên thực tế, có nhiều nhân tố “níu kéo” hai cường quốc này thông qua các dự án hợp tác. Do vậy, Chủ tịch trường Đại học Mỹ ở Moscow và là giáo sư chuyên về chính sách đối ngoại Edward Lozansky đã đề xuất 7 nguyên do khiến ông Putin dễ dàng “từ bỏ” Crimea.
|
... chúng ta sẽ khó lòng nhìn thấy hình ảnh như này giữa hai lãnh đạo Nga-Mỹ?
|
Đầu tiên, chủ nghĩa khủng bố quốc tế đều cần sự chung sức của Nga-Mỹ thông qua việc chia sẻ thông tin tình báo hay các hoạt động chống khủng bố chung giữa hai cường quốc này. Sự thực, hai nước này đều chịu nhiều tổn thất từ những cuộc tấn công của các tên khủng bố người Hồi giáo.
Thứ hai, đó là vấn đề về Iran. Mỹ không thể một mình có thể kiếm chế tham vọng hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này. Trong khi đó, Nga dường như đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao.
Tiếp sau đó, cuộc nội chiến ở Syria. Chính sách ngoại giao của Nga đã phục vụ khá tốt cho những kế hoạch của Mỹ. Đơn cử, nếu không có sự can thiệp kịp thời của Moscow, Tổng thống Syria Bashar Assad sẽ không bao giờ từ bỏ các kho vũ khí hóa học. Thêm vào đó, Mỹ có thể bị cuốn vào một cuộc xung đột quân sự khác.
Vấn đề Afghanistan cũng là mối bận tâm đáng bàn ở đây. Ông Obama, người luôn hi vọng sẽ giảm bớt binh lính Mỹ ở quốc gia này trong năm nay, đã nhờ cậy Nga trong hoạt động vận chuyển đường bộ hay các quyền bay cho các máy bay của họ ở đó. Ngoài ra, ông Obama sẽ cần dựa nhiều hơn vào sự hỗ trợ từ phía Nga trong hoạt động thu hồi thiết bị quân sự của họ ở đây. Hơn nữa, sau khi rút quân, tình báo Nga và hỗ trợ ngoại giao sẽ là hai yếu tố quan trọng để ngăn Afghanistan.chìm vào trong cuộc nội chiến.
Ngoài ra, vai trò ngoại giao của Nga trở nên vô giá với những lợi ích của Mỹ trong nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên, một điểm nóng khác trên bản đồ thế giới.
Việc gắn kết với nước Nga ở khu vực Bắc Cực có tầm quan trọng cho nền kinh tế Mỹ, điển hình như hoạt động khai thác dầu khí.
Cuối cùng, nhân tố cuối cùng gắn kết quan hệ Nga-Mỹ là cuộc chiến chống lại những đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia. Dù đang áp đặt nhiều biện pháp chống lại Nga, nhưng Mỹ vần tiếp tục chia sẻ thông tin tình báo về hoạt động buôn bán ma túy. Thông tin này được chính Cục trưởng Cục Kiểm soát ma túy Liên bang của Nga là Viktor Ivanov tiết lộ.