Tranh chấp hàng hải Châu Á và luật biển

Google News

(Kiến Thức) -  Có ý kiến cho rằng  tình hình tranh chấp hàng hải phức tạp trên Biển Đông và Biển Hoa Đông một phần là do  các bên liên quan đang khiến cho  vấn đề trở nên phức tạp hơn.

 Quần đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc, Điếu Ngư/Senkaku.

Có nhiều quyền lợi hàng hải xung quanh vùng lãnh thổ tranh chấp nhưng lại không có bất cứ mô hình thực tiễn nào có khả năng giúp các bên tranh chấp thương lượng các lợi ích với nhau một cách văn minh, với sự hỗ trợ của luật biển.

Lập trường của các cường quốc đứng ngoài tranh chấp, như Mỹ chẳng hạn, là giữ thái độ trung lập đối với yêu sách chủ quyền của các bên liên quan, nhưng sẽ căn cứ vào luật lệ, đặc biệt là UNCLOS.

Trong khi đó, tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Đài Loan đã không làm đình chỉ các hoạt động khai thác tài nguyên biển theo khuôn khổ thỏa thuận nghề cá giữa hai bên. Đây là một cách tiếp cận khôn ngoan để tiếp tục khai thác các lợi ích kinh tế biển ngay cả khi không tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ vốn đã kéo dài từ lâu.

Trong một bài viết mới đây, giáo sư luật quốc tế của ĐH Luật thuộc ĐH Quốc gia Australia Donald Rothwell phân tích một số tiền lệ trong  việc áp dụng luật biển thông qua Tòa án Công lý quốc tế có thể gợi ý cho việc xử lý các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông.

Giáo sư Rothwell nhận định: “Quyết định được Tòa án Quốc tế đưa ra ngày 19/11/2012 để giải quyết trường hợp tranh chấp hàng hải giữa Colombia và Nicaragua trong vùng biển Caribe có một số liên quan đến tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là về quan hệ pháp lý của các tính năng hàng hải tranh chấp dưới Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Tòa án đã xem xét một loạt vấn đề không chỉ có các tương đồng với những khía cạnh quan trọng của tranh chấp Biển Đông mà còn thiết lập tiền lệ cho việc làm sáng tỏ luật pháp quốc tế liên quan”.

Một số tiền lệ về áp dụng luật biển gợi ý các bên tranh chấp hợp tác với nhau hướng tới đàm phán thiết thực và thỏa thuận hợp tác khai thác các nguồn tài nguyên cũng như các quyền lợi chung thay vì mãi mãi bất đồng vì cố theo đuổi tất cả những mục tiêu mà họ muốn đạt được thông qua tuyên bố chủ quyền khó có thể thỏa hiệp với nhau.


TIN LIÊN QUAN

ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Bạch Dương (Theo East Asia Forum)

Bình luận(0)