Suốt những ngày qua khi những thông tin về việc Hà Nội chặt 6700 cây xanh liên tục được cập nhật trên báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng với những diễn biến mới, trên đường phố Hà Nội hàng ngày vẫn diễn ra những hoạt động kêu gọi và hành động bảo vệ cây xanh.Từ những cuộc vận động trên mạng, trong từng khu phố, nhiều người dân Thủ đô, các bạn trẻ đã xuống đường với những biểu ngữ trên tay thể hiện tình thương cây xanh bị chặt hạ.Lợi ích che bóng mát, làm xanh, đẹp thành phố... của những cây xanh được người dân viết ra giấy, đính lên thân cây trong thành phố, như một thông điệp gửi tới tất cả mọi người.Những hành động như viết biểu ngữ, buộc những dải nơ lên thân cây... vừa lịch sự, tinh tế, vừa có tác động sâu đậm tới thị giác, tạo suy ngẫm cho người dân Thủ đô và chính những cơ quan chức năng quyết định chặt hạ cây Hà Nội."Tôi là cây! Hãy ôm tôi và cảm nhận tình cảm". "Tôi là một cây khỏe mạnh. Xin đừng chặt tôi"... Với ý tưởng khơi nguồn từ phong trào free hug, không ít bạn trẻ bỏ thời gian cá nhân, ra đứng trên vỉa hè, lề đường, tự nhận mình là cây xanh để được ôm và chia sẻ quan điểm bảo vệ cây xanh với mọi người."Cây là nguồn sống" cũng là một thông điệp được giới trẻ Thủ đô mang đến khắp các đường phố trong những ngày này.Không chỉ góp phần tạo tiếng nói tác động đến người dân Thủ đô, các vị lãnh đạo... mà giới trẻ với những hành động trên cũng tìm thấy niềm vui đến từ việc mở lòng, chia sẻ với người khác về một thông điệp chung.Tuy nhiên, bên cạnh những hành động, việc làm lịch sự, tinh tế trên vẫn có những hành động khá nhạy cảm. Dù vẫn mang ý nghĩa thể hiện tình thương cây bị chặt, kêu gọi mọi người bảo vệ cây nhưng do tính chất nhạy cảm nên những hành động này vẫn làm dấy lên nhiều cuộc tranh cãi, bình phẩm.Ví dụ như hành động của một cô gái mặc áo dài trắng, bôi sơn đỏ lên thân cây và diễn cảnh khóc lóc, thể hiện tình thương cây từng gây xôn xao mạng xã hội. Hành động này bị nhiều người phê phán là hơi lố, làm quá nhưng người trong cuộc, các nhân vật chính vẫn giữ vững lập trường, quan điểm của mình.Giữ suy nghĩ "cây xanh cũng có hồn", đã có người lập đàn tế, gọi hồn những cây xanh vừa bị chặt giữa đường phố Thủ đô khiến người qua lại tò mò, kinh ngạc.Rất khó để nói những hành động này là phản cảm, bởi nó xuất phát từ một ý nguyện chung, niềm hi vọng những cây xanh sẽ tiếp tục được bảo vệ, nuôi lớn.
Suốt những ngày qua khi những thông tin về việc Hà Nội chặt 6700 cây xanh liên tục được cập nhật trên báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng với những diễn biến mới, trên đường phố Hà Nội hàng ngày vẫn diễn ra những hoạt động kêu gọi và hành động bảo vệ cây xanh.
Từ những cuộc vận động trên mạng, trong từng khu phố, nhiều người dân Thủ đô, các bạn trẻ đã xuống đường với những biểu ngữ trên tay thể hiện tình thương cây xanh bị chặt hạ.
Lợi ích che bóng mát, làm xanh, đẹp thành phố... của những cây xanh được người dân viết ra giấy, đính lên thân cây trong thành phố, như một thông điệp gửi tới tất cả mọi người.
Những hành động như viết biểu ngữ, buộc những dải nơ lên thân cây... vừa lịch sự, tinh tế, vừa có tác động sâu đậm tới thị giác, tạo suy ngẫm cho người dân Thủ đô và chính những cơ quan chức năng quyết định chặt hạ cây Hà Nội.
"Tôi là cây! Hãy ôm tôi và cảm nhận tình cảm". "Tôi là một cây khỏe mạnh. Xin đừng chặt tôi"... Với ý tưởng khơi nguồn từ phong trào free hug, không ít bạn trẻ bỏ thời gian cá nhân, ra đứng trên vỉa hè, lề đường, tự nhận mình là cây xanh để được ôm và chia sẻ quan điểm bảo vệ cây xanh với mọi người.
"Cây là nguồn sống" cũng là một thông điệp được giới trẻ Thủ đô mang đến khắp các đường phố trong những ngày này.
Không chỉ góp phần tạo tiếng nói tác động đến người dân Thủ đô, các vị lãnh đạo... mà giới trẻ với những hành động trên cũng tìm thấy niềm vui đến từ việc mở lòng, chia sẻ với người khác về một thông điệp chung.
Tuy nhiên, bên cạnh những hành động, việc làm lịch sự, tinh tế trên vẫn có những hành động khá nhạy cảm. Dù vẫn mang ý nghĩa thể hiện tình thương cây bị chặt, kêu gọi mọi người bảo vệ cây nhưng do tính chất nhạy cảm nên những hành động này vẫn làm dấy lên nhiều cuộc tranh cãi, bình phẩm.
Ví dụ như hành động của một cô gái mặc áo dài trắng, bôi sơn đỏ lên thân cây và diễn cảnh khóc lóc, thể hiện tình thương cây từng gây xôn xao mạng xã hội. Hành động này bị nhiều người phê phán là hơi lố, làm quá nhưng người trong cuộc, các nhân vật chính vẫn giữ vững lập trường, quan điểm của mình.
Giữ suy nghĩ "cây xanh cũng có hồn", đã có người lập đàn tế, gọi hồn những cây xanh vừa bị chặt giữa đường phố Thủ đô khiến người qua lại tò mò, kinh ngạc.
Rất khó để nói những hành động này là phản cảm, bởi nó xuất phát từ một ý nguyện chung, niềm hi vọng những cây xanh sẽ tiếp tục được bảo vệ, nuôi lớn.