Máy in 3D từ phế liệu là sản phẩm của ba chàng sinh viên viên vừa tốt nghiệp Khoa cơ khí, trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng là Phạm Xuân Phương (phải ảnh), Cao Đăng Khoa (trưởng nhóm, giữa ảnh) và Trương Minh Vũ (trái ảnh). Ảnh: GenK.Trò chuyện với PV Kiến Thức, Trương Minh Vũ cho biết: “Khoảng tháng 12/2014, nhà trường tổ chức ngày Hội nghiên cứu khoa học cho sinh viên đam mê sáng tạo, mình cùng hai bạn Phương và Khoa đã lên mạng tìm hiểu về các nghiên cứu mới nhất. Nhận thấy, công nghệ in 3D được nhiều nước trên thế giới áp dụng nhưng ở Việt Nam phải nhập khẩu linh kiện về sản xuất”. Ảnh: P.Linh.Trưởng nhóm Cao Đăng Khoa cho biết thêm, hiện nay với nhu cầu tạo ra các sản phẩm nhanh chóng, chính xác thì các phương pháp thủ công đã không còn đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Với thực tế đó, trên thị trường Việt Nam hiện nay đã xuất hiện các loại máy như tiện, phay, bào…hiện đại. “Tuy nhiên với một số chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao như hình người, vật thể yêu cầu chế tạo cả bên ngoài lẫn bên trong là một trở ngại lớn. Sự xuất hiện của công nghệ in 3D chính là chìa khóa giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên, vì giá thành quá cao nên nó chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Do đó, nhóm mình quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy in chi tiết nhựa 3D” nhằm tạo ra sản phẩm với giá thành thấp hơn”, Khoa nói.Sau khi lên ý tưởng, Vũ, Khoa và Phương mày mò nhiều ngày liền để thiết kế bản vẽ rồi tìm kiếm mua các linh kiện, sản phẩm về dùng lắp ráp. Khoa cho biết, 80% chi tiết để làm nên máy in 3D này được tận dụng hoàn toàn từ phế liệu là linh kiện của máy in giấy, CPU máy tính…Mất 3 tháng ròng rã, cả nhóm cũng đã hoàn thành được chiếc máy in như ý. Khi đi in thử, cho ra sản phẩm tốt khiến ai cũng phấn khởi. Sản phẩm máy in 3D giá rẻ của nhóm đã vượt qua nhiều sản phẩm khác giành giải nhất tại Ngày hội nghiên cứu khoa học cho sinh viên đam mê sáng tạo tổ chức vào tháng 5/2015 vừa qua.Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, ở Việt Nam chưa sáng tạo được máy in 3D, chỉ nhập linh kiện từ nước ngoài về để sản xuất. Giá thành mỗi chiếc khoảng 15 đến 22 triệu đồng. Riêng chiếc máy in 3D từ phế liệu mà nhóm chế tạo, chi phí làm xong chỉ mất 4 triệu đồng, rẻ hơn rất nhiều.Chúng tôi quan sát, chiếc máy in 3D có kích thước chiều ngang khoảng 50cm, chiều dọc khoảng 45cm. Xung quanh là khung sắt bọc nhựa cách điện, tạo thẩm mỹ. Ngoài các chi tiết tận dụng từ đồ phế liệu thì có mua mới cuộn sợi nhựa để tạo sản phẩm, mạch điều khiển, màn hình LCD…Theo Khoa, để tạo ra một sản phẩm nhựa in 3D, đầu tiên là thiết kế 3D mô hình sản phẩm trên máy tính bằng phần mềm Pro-engineer, Autocard…Sau đó, lưu file ở định dạng bắt buộc là .STL.Hiện tại, máy in đã có thể kết nối trực tiếp với file thiết kế qua đầu cắm USB hoặc dùng thẻ nhớ SD card. Khi máy nhận ra file, chúng ta chỉ cần thao tác trên màn hình LCD để điều khiển in.“Tất cả sản phẩm phức tạp nhất máy in đều in được. Chỉ cần thiết kế 3D bằng mô hình rồi đưa vào máy và chờ đợi kết quả.Tùy theo độ phức tạp, thời gian máy hoàn thành sẽ khác nhau. Tụi mình mong muốn, với sáng tạo này mọi người được sử dụng sản phẩm 3D bằng nhựa giá rẻ nhất”, Phương đại diện nhóm chia sẻ.
Máy in 3D từ phế liệu là sản phẩm của ba chàng sinh viên viên vừa tốt nghiệp Khoa cơ khí, trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng là Phạm Xuân Phương (phải ảnh), Cao Đăng Khoa (trưởng nhóm, giữa ảnh) và Trương Minh Vũ (trái ảnh). Ảnh: GenK.
Trò chuyện với PV Kiến Thức, Trương Minh Vũ cho biết: “Khoảng tháng 12/2014, nhà trường tổ chức ngày Hội nghiên cứu khoa học cho sinh viên đam mê sáng tạo, mình cùng hai bạn Phương và Khoa đã lên mạng tìm hiểu về các nghiên cứu mới nhất. Nhận thấy, công nghệ in 3D được nhiều nước trên thế giới áp dụng nhưng ở Việt Nam phải nhập khẩu linh kiện về sản xuất”. Ảnh: P.Linh.
Trưởng nhóm Cao Đăng Khoa cho biết thêm, hiện nay với nhu cầu tạo ra các sản phẩm nhanh chóng, chính xác thì các phương pháp thủ công đã không còn đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Với thực tế đó, trên thị trường Việt Nam hiện nay đã xuất hiện các loại máy như tiện, phay, bào…hiện đại.
“Tuy nhiên với một số chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao như hình người, vật thể yêu cầu chế tạo cả bên ngoài lẫn bên trong là một trở ngại lớn. Sự xuất hiện của công nghệ in 3D chính là chìa khóa giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên, vì giá thành quá cao nên nó chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Do đó, nhóm mình quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy in chi tiết nhựa 3D” nhằm tạo ra sản phẩm với giá thành thấp hơn”, Khoa nói.
Sau khi lên ý tưởng, Vũ, Khoa và Phương mày mò nhiều ngày liền để thiết kế bản vẽ rồi tìm kiếm mua các linh kiện, sản phẩm về dùng lắp ráp. Khoa cho biết, 80% chi tiết để làm nên máy in 3D này được tận dụng hoàn toàn từ phế liệu là linh kiện của máy in giấy, CPU máy tính…
Mất 3 tháng ròng rã, cả nhóm cũng đã hoàn thành được chiếc máy in như ý. Khi đi in thử, cho ra sản phẩm tốt khiến ai cũng phấn khởi. Sản phẩm máy in 3D giá rẻ của nhóm đã vượt qua nhiều sản phẩm khác giành giải nhất tại Ngày hội nghiên cứu khoa học cho sinh viên đam mê sáng tạo tổ chức vào tháng 5/2015 vừa qua.
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, ở Việt Nam chưa sáng tạo được máy in 3D, chỉ nhập linh kiện từ nước ngoài về để sản xuất. Giá thành mỗi chiếc khoảng 15 đến 22 triệu đồng. Riêng chiếc máy in 3D từ phế liệu mà nhóm chế tạo, chi phí làm xong chỉ mất 4 triệu đồng, rẻ hơn rất nhiều.
Chúng tôi quan sát, chiếc máy in 3D có kích thước chiều ngang khoảng 50cm, chiều dọc khoảng 45cm. Xung quanh là khung sắt bọc nhựa cách điện, tạo thẩm mỹ. Ngoài các chi tiết tận dụng từ đồ phế liệu thì có mua mới cuộn sợi nhựa để tạo sản phẩm, mạch điều khiển, màn hình LCD…
Theo Khoa, để tạo ra một sản phẩm nhựa in 3D, đầu tiên là thiết kế 3D mô hình sản phẩm trên máy tính bằng phần mềm Pro-engineer, Autocard…Sau đó, lưu file ở định dạng bắt buộc là .STL.
Hiện tại, máy in đã có thể kết nối trực tiếp với file thiết kế qua đầu cắm USB hoặc dùng thẻ nhớ SD card. Khi máy nhận ra file, chúng ta chỉ cần thao tác trên màn hình LCD để điều khiển in.
“Tất cả sản phẩm phức tạp nhất máy in đều in được. Chỉ cần thiết kế 3D bằng mô hình rồi đưa vào máy và chờ đợi kết quả.
Tùy theo độ phức tạp, thời gian máy hoàn thành sẽ khác nhau. Tụi mình mong muốn, với sáng tạo này mọi người được sử dụng sản phẩm 3D bằng nhựa giá rẻ nhất”, Phương đại diện nhóm chia sẻ.