Theo đồ án này, ga Hà Nội sẽ trở thành một tổ hợp giao thông đường sắt, đường ngầm được bố trí thông minh, hợp lý, tỏa đi nhiều hướng.Tổng diện tích đất trong phạm vi lập quy hoạch là gần 100 ha, dân số dự kiến là 44.000 người, trong đó, tái định cư tại chỗ là 100% dân số hiện nay với khoảng 40.300 người.Khu vực xung quanh Ga Hà Nội có thể được xây dựng với chiều cao từ 40 tới 70 tầng và được phân thành nhiều khu khác nhau, tạo nên một tổ hợp trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng, khu dân cư sầm uất trong tương lai.Cụ thể, khu văn hóa thấp tầng, các khu tài chính, khu kiến trúc cao khoảng 40-70 tầng, khu thương mại quốc tế, khu lối sống mới cao khoảng 40-60 tầng, khu nghỉ dưỡng đô thị cao 40-60 tầng, khu ga đường sắt cao 40-70 tầng. Nhu cầu về vốn đầu tư cho dự án này ước tính lên tới 1 tỷ USD.Tuy nhiên, đề xuất xây lại ga Hà Nội cao 40-70 tầng của UBND Thành phố Hà Nội đang nhận được những ý kiến trái chiều của người dân và các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, xây dựng…Ga Hà Nội là nhà ga đường sắt chính của Hà Nội, nằm ngay trung tâm Thủ đô, còn có tên quen thuộc là ga Hàng Cỏ, do Pháp xây dựng và khánh thành vào năm 1902. Đây cũng chính là một trong những chứng nhân lịch sử cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ hào hùng của dân tộc ta.Sau khi hòa bình lập lại, ga được sửa sang, xây dựng lại trên nền phong cách kiến trúc Pháp có sự hài hòa giữa phong cách hiện đại và cổ điển.Từ ga Hà Nội, hành khách có thể làm thủ tục mua vé tàu hỏa đi các tuyến trong nước, với 5 tuyến đường sắt trong nước và liên vận Quốc tế, gồm đường sắt Bắc Nam, đường sắt Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Quan Triều, Hà Nội – Đồng Đăng, và Hà Nội – Hải Phòng.Ga Hà Nội gồm khu A và khu B. Phía đường Lê Duẩn là khu A, chuyên phục vụ các chuyến tàu Thống Nhất.Phía bắc khu A là khu B nằm trên phố Trần Quý Cáp (đoạn gần ngã ba Nguyễn Khuyến - Trần Quý Cáp) chuyên phục vụ đi các tuyến Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn (cũng là tuyến liên vận quốc tế) và Hải Phòng.Ga Hàng Cỏ (cũ) ban đầu có diện tích 216.000 m², trong đó diện tích xây dựng là 105.000 m², còn lại là sân ga, đường sắt.Ga Hà Nội ngày nay đã có những thay đổi cả về diện tích và các nhánh và hiện là ga đường sắt lớn nhất tại Việt Nam.Hệ thống cầu đi bộ trong ga Hà Nội bắc ngang trên đường tàu chạy có tổng mức đầu tư hơn 25 tỷ đồng, được thiết kế với 2 cầu vượt phía Bắc và phía Nam.Cầu được thiết kế mái che bằng tấm nhựa tổng hợp, kính chịu lực, sàn lát gạch chống ồn và chống trơn. Trên cầu lắp đặt đầy đủ điện chiếu sáng, biển báo, biển chỉ dẫn giúp việc di chuyển của hành khách qua sân ga được thuận tiện hơn.Trong thời điểm tàu rời sân ga hoặc về bến, cầu vượt đã giúp cho nhà ga đón đưa hành khách thuận tiện hơn.Hành khách rời ga an toàn hơn và rút ngắn khoảng thời gian chờ tàu.Có thể nói đối với người dân Thủ đô, ga Hà Nội là một di tích lịch sử vô cùng quen thuộc và gắn bó với người dân. Bởi nó đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, là nơi trung chuyển người và hàng hóa cả trong thời kỳ chiến tranh cũng như thời bình.Do đó, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, nếu phát triển khu đô thị xung quanh ga Hà Nội với những không gian siêu lớn, nhà cao tầng dày đặc, bên cạnh việc tăng tải về hạ tầng sẽ dẫn đến nguy cơ phá hỏng không gian kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử.Hình ảnh phía sau sân ga tĩnh lặng.Máy dồn ga tàu lặng lẽ chờ các chuyến tàu đi qua...... sau đó thực hiện nhiệm vụ dồn toa tàu cho các chuyến sắp tới.Nhân viên rửa các toa tàu của một đoàn tàu đang nằm trong nhà ga......, trước khi tàu bắt đầu hành trình mới.Dãy nhà cũ phía trong sân ga.
Theo đồ án này, ga Hà Nội sẽ trở thành một tổ hợp giao thông đường sắt, đường ngầm được bố trí thông minh, hợp lý, tỏa đi nhiều hướng.
Tổng diện tích đất trong phạm vi lập quy hoạch là gần 100 ha, dân số dự kiến là 44.000 người, trong đó, tái định cư tại chỗ là 100% dân số hiện nay với khoảng 40.300 người.
Khu vực xung quanh Ga Hà Nội có thể được xây dựng với chiều cao từ 40 tới 70 tầng và được phân thành nhiều khu khác nhau, tạo nên một tổ hợp trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng, khu dân cư sầm uất trong tương lai.
Cụ thể, khu văn hóa thấp tầng, các khu tài chính, khu kiến trúc cao khoảng 40-70 tầng, khu thương mại quốc tế, khu lối sống mới cao khoảng 40-60 tầng, khu nghỉ dưỡng đô thị cao 40-60 tầng, khu ga đường sắt cao 40-70 tầng. Nhu cầu về vốn đầu tư cho dự án này ước tính lên tới 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, đề xuất xây lại ga Hà Nội cao 40-70 tầng của UBND Thành phố Hà Nội đang nhận được những ý kiến trái chiều của người dân và các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, xây dựng…
Ga Hà Nội là nhà ga đường sắt chính của Hà Nội, nằm ngay trung tâm Thủ đô, còn có tên quen thuộc là ga Hàng Cỏ, do Pháp xây dựng và khánh thành vào năm 1902. Đây cũng chính là một trong những chứng nhân lịch sử cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ hào hùng của dân tộc ta.
Sau khi hòa bình lập lại, ga được sửa sang, xây dựng lại trên nền phong cách kiến trúc Pháp có sự hài hòa giữa phong cách hiện đại và cổ điển.
Từ ga Hà Nội, hành khách có thể làm thủ tục mua vé tàu hỏa đi các tuyến trong nước, với 5 tuyến đường sắt trong nước và liên vận Quốc tế, gồm đường sắt Bắc Nam, đường sắt Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Quan Triều, Hà Nội – Đồng Đăng, và Hà Nội – Hải Phòng.
Ga Hà Nội gồm khu A và khu B. Phía đường Lê Duẩn là khu A, chuyên phục vụ các chuyến tàu Thống Nhất.
Phía bắc khu A là khu B nằm trên phố Trần Quý Cáp (đoạn gần ngã ba Nguyễn Khuyến - Trần Quý Cáp) chuyên phục vụ đi các tuyến Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn (cũng là tuyến liên vận quốc tế) và Hải Phòng.
Ga Hàng Cỏ (cũ) ban đầu có diện tích 216.000 m², trong đó diện tích xây dựng là 105.000 m², còn lại là sân ga, đường sắt.
Ga Hà Nội ngày nay đã có những thay đổi cả về diện tích và các nhánh và hiện là ga đường sắt lớn nhất tại Việt Nam.
Hệ thống cầu đi bộ trong ga Hà Nội bắc ngang trên đường tàu chạy có tổng mức đầu tư hơn 25 tỷ đồng, được thiết kế với 2 cầu vượt phía Bắc và phía Nam.
Cầu được thiết kế mái che bằng tấm nhựa tổng hợp, kính chịu lực, sàn lát gạch chống ồn và chống trơn. Trên cầu lắp đặt đầy đủ điện chiếu sáng, biển báo, biển chỉ dẫn giúp việc di chuyển của hành khách qua sân ga được thuận tiện hơn.
Trong thời điểm tàu rời sân ga hoặc về bến, cầu vượt đã giúp cho nhà ga đón đưa hành khách thuận tiện hơn.
Hành khách rời ga an toàn hơn và rút ngắn khoảng thời gian chờ tàu.
Có thể nói đối với người dân Thủ đô, ga Hà Nội là một di tích lịch sử vô cùng quen thuộc và gắn bó với người dân. Bởi nó đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, là nơi trung chuyển người và hàng hóa cả trong thời kỳ chiến tranh cũng như thời bình.
Do đó, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, nếu phát triển khu đô thị xung quanh ga Hà Nội với những không gian siêu lớn, nhà cao tầng dày đặc, bên cạnh việc tăng tải về hạ tầng sẽ dẫn đến nguy cơ phá hỏng không gian kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử.
Hình ảnh phía sau sân ga tĩnh lặng.
Máy dồn ga tàu lặng lẽ chờ các chuyến tàu đi qua...
... sau đó thực hiện nhiệm vụ dồn toa tàu cho các chuyến sắp tới.
Nhân viên rửa các toa tàu của một đoàn tàu đang nằm trong nhà ga...
..., trước khi tàu bắt đầu hành trình mới.
Dãy nhà cũ phía trong sân ga.