Liên quan đến việc dự án Khu dân cư Nam Tân Uyên (phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, Bình Dương) do Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên làm chủ đầu tư, Công ty Cổ phần địa ốc Núi Hồng phân phối dự án chưa có pháp lý đã được rao bán, nhận tiền của khách hàng, phóng viên báo Dân Việt đã vào cuộc tìm hiểu và được biết một số thông tin “động trời” về dự án này.
Ngày 12/3, trao đổi với phóng viên, ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Quản lý nhà, thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, khẳng định đến thời điểm này, dự án khu nhà ở Nam Tân Uyên vẫn chưa được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương đầu tư.
|
Dự án KDC Nam Tân Uyên chưa có pháp lý nhưng chủ đầu tư và đơn vị phân phối đã ngang nhiên mở bán từ thời điểm tháng 9.2018. Ảnh: V.D. |
Về phía Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương, lãnh đạo Chi cục Quản lý đất đai cũng cho biết, đến nay đơn vị này chưa nhận được bất kỳ giấy tờ về mặt pháp lý cũng như hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án này.
Mặc dù dự án khu dân cư Nam Tân Uyên chưa có pháp lý, bên trong dự án mới chỉ được san lấp mặt bằng. Nhưng chủ đầu tư là Công ty TNHH công nghiệp và đô thị Nam Tân Uyên cùng đơn vị phân phối là Công ty cổ phần địa ốc Núi Hồng đã “cầm đèn chạy trước ô tô”, tổ chức mở bán, huy động vốn trái phép với số tiền rất lớn từ khách hàng. Có rất nhiều khách hàng đã đóng đợt 1 để mua dự án với số tiền hơn 400 triệu đồng (40%).
|
Đơn vị phân phối thường xuyên tổ chức mở bán, dùng mọi chiêu thức để bán hàng vào sáng thứ 5 hàng tuần tại dự án KDC Nam Tân Uyên. Ảnh: V.D. |
Cứ mỗi sáng thứ 5 hàng tuần, đơn vị phân phối lại tổ chức mở bán, tìm nhiều cách để thuyết phục khách hàng ký hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán. Mặc dù đến thời điểm này (tháng 3.2019), pháp lý của dự án khu dân cư Nam Tân Uyên vẫn đang là một dấu hỏi lớn.
Từ những thông tin này, dư luận đặt ra câu hỏi rằng liệu chủ đầu tư dự án khu dân cư Nam Tân Uyên cùng Công ty cổ phần địa ốc Núi Hồng đang bất chấp quy định của pháp luật để huy động vốn trái phép, thu lợi bất chính và đẩy rủi ro về những khách hàng khi đã trót xuống tiền mua đất tại dự án?
|
Bên trong dự án Khu dân cư Nam Tân Uyên còn rất ngổn ngang, chưa có dấu hiệu xây dựng. Ảnh: V.D. |
Trước đó, tại cuộc họp thông tin với báo chí vào cuối năm 2018, lãnh đạo Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bình Dương cho biết, năm 2018, tình hình mua bán đất nền, căn hộ tại các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương hết sức phức tạp. Lực lượng công an đã ghi nhận có tình trạng lừa đảo, mua bán đất nền, căn hộ tại các dự án diễn ra tràn lan trong tỉnh.
Đại tá Nguyễn Văn Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an tỉnh Bình Dương, thông tin hiện nay, khách hàng, nhà đầu tư mua đất nền, dự án bất động sản rất “ngây thơ”, dễ tính khi chẳng cần hỏi nguồn gốc xuất xứ, tính hợp pháp, pháp lý của dự án ra sao.
|
Bên ngoài, các đơn vị môi giới ào ạt mở bán dự án Khu dân cư Nam Tân Uyên. Ảnh: V.D. |
Cũng theo Công an tỉnh Bình Dương, theo quy định hiện hành, các thể loại hợp đồng giữ chỗ, hợp đồng góp vốn, hợp đồng nguyên tắc... đều không có giá trị pháp lý và khi xảy ra sự cố như dự án không thể triển khai được thì người chịu thiệt hại chính là khách hàng.
“Có những chủ đầu tư huy động vốn trái phép bằng cách ký hợp đồng giữ chỗ, hợp đồng góp vốn với khách hàng để lấy kinh phí làm dự án. Tuy nhiên, khi dự án không được cơ quan chức năng cấp phép do chưa xây dựng cơ sở hạ tầng thì các chủ đầu tư này tìm đủ mọi cách để né tránh, thậm chí ôm tiền bỏ chạy khiến nhiều khách hàng lao đao”, đại tá Thắng cho biết.
Cũng theo đại tá Thắng, thông qua mua đất nền, căn hộ tại các dự án, người dân, khách hàng rất dễ bị lừa bởi tin vào những lời quảng cáo hoa mỹ của các chủ đầu tư, đơn vị phân phối và đặc biệt là các đối tượng “cò đất”.
Công an tỉnh Bình Dương ghi nhận, những năm gần đây, lực lượng công an đã tiếp nhận nhiều đơn khiếu nại, tố cáo của người dân khi mua đất nền tại các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, nhiều chủ đầu tư dự án đã lách luật để “bán lúa non”, tổ chức rao bán sản phẩm và huy động vốn từ khách hàng trái với quy định của pháp luật. Đến khi bị các cơ quan chức năng “tuýt còi” nhiều dự án rơi vào tình trạng “chết lâm sàng” do không đủ điều kiện hoặc năng lực để hoàn thành dự án. Điều này khiến nhiều khách hàng rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười” khi lỡ đóng nhiều tiền mà chẳng thể đòi lại được.
Khách hàng cần hết sức cảnh giác với các loại hợp đồng đặt cọc, đặt chỗ. Bởi nếu xảy ra tranh chấp với chủ đầu tư, tòa án có thể tuyên là hợp đồng vô hiệu, khi đó người mua sẽ “tiền mất tật mang” vì quy định của pháp luật hiện hành vẫn chưa thể bảo vệ người mua nhà trong những trường hợp này, người mua nhà vẫn ở thế bị động và là bên chịu thiệt thòi khi dự án xảy ra sự cố.
Chủ đầu tư dự án Khu dân cư Nam Tân Uyên tiếp tục 'bán lúa non'
authorVăn Dũng Thứ Ba, ngày 12/03/2019 13:23 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Mặc dù dự án Khu dân cư Nam Tân Uyên chưa được chấp thuận chủ trương, chưa có pháp lý nhưng chủ đầu tư là Công ty TNHH công nghiệp và đô thị Nam Tân Uyên cùng đơn vị phân phối Công ty cổ phần địa ốc Núi Hồng đã bắt tay nhau rao bán, thu tiền để đẩy rủi ro về phía khách hàng.
Hoa Sen và Núi Hồng bắt tay nhau “làm bậy” tại dự án KDC Nam Tân Uyên
Bình Dương: Nghiêm cấm mọi giao dịch tại dự án khu dân cư Hoà Lân
Liên quan đến việc dự án Khu dân cư Nam Tân Uyên (phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, Bình Dương) do Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên làm chủ đầu tư, Công ty Cổ phần địa ốc Núi Hồng phân phối dự án chưa có pháp lý đã được rao bán, nhận tiền của khách hàng, phóng viên báo Dân Việt đã vào cuộc tìm hiểu và được biết một số thông tin “động trời” về dự án này.
Ngày 12.3, trao đổi với phóng viên, ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Quản lý nhà, thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, khẳng định đến thời điểm này, dự án khu nhà ở Nam Tân Uyên vẫn chưa được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương đầu tư.
chu dau tu du an khu dan cu nam tan uyen tiep tuc 'ban lua non' hinh anh 1
Dự án KDC Nam Tân Uyên chưa có pháp lý nhưng chủ đầu tư và đơn vị phân phối đã ngang nhiên mở bán từ thời điểm tháng 9.2018. Ảnh: V.D
Về phía Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương, lãnh đạo Chi cục Quản lý đất đai cũng cho biết, đến nay đơn vị này chưa nhận được bất kỳ giấy tờ về mặt pháp lý cũng như hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án này.
Mặc dù dự án khu dân cư Nam Tân Uyên chưa có pháp lý, bên trong dự án mới chỉ được san lấp mặt bằng. Nhưng chủ đầu tư là Công ty TNHH công nghiệp và đô thị Nam Tân Uyên cùng đơn vị phân phối là Công ty cổ phần địa ốc Núi Hồng đã “cầm đèn chạy trước ô tô”, tổ chức mở bán, huy động vốn trái phép với số tiền rất lớn từ khách hàng. Có rất nhiều khách hàng đã đóng đợt 1 để mua dự án với số tiền hơn 400 triệu đồng (40%).
chu dau tu du an khu dan cu nam tan uyen tiep tuc 'ban lua non' hinh anh 2
Đơn vị phân phối thường xuyên tổ chức mở bán, dùng mọi chiêu thức để bán hàng vào sáng thứ 5 hàng tuần tại dự án KDC Nam Tân Uyên. Ảnh: V.D
Cứ mỗi sáng thứ 5 hàng tuần, đơn vị phân phối lại tổ chức mở bán, tìm nhiều cách để thuyết phục khách hàng ký hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán. Mặc dù đến thời điểm này (tháng 3.2019), pháp lý của dự án khu dân cư Nam Tân Uyên vẫn đang là một dấu hỏi lớn.
Từ những thông tin này, dư luận đặt ra câu hỏi rằng liệu chủ đầu tư dự án khu dân cư Nam Tân Uyên cùng Công ty cổ phần địa ốc Núi Hồng đang bất chấp quy định của pháp luật để huy động vốn trái phép, thu lợi bất chính và đẩy rủi ro về những khách hàng khi đã trót xuống tiền mua đất tại dự án?
chu dau tu du an khu dan cu nam tan uyen tiep tuc 'ban lua non' hinh anh 3
Bên trong dự án Khu dân cư Nam Tân Uyên còn rất ngổn ngang, chưa có dấu hiệu xây dựng. Ảnh: V.D
Trước đó, tại cuộc họp thông tin với báo chí vào cuối năm 2018, lãnh đạo Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bình Dương cho biết, năm 2018, tình hình mua bán đất nền, căn hộ tại các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương hết sức phức tạp. Lực lượng công an đã ghi nhận có tình trạng lừa đảo, mua bán đất nền, căn hộ tại các dự án diễn ra tràn lan trong tỉnh.
Đại tá Nguyễn Văn Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an tỉnh Bình Dương, thông tin hiện nay, khách hàng, nhà đầu tư mua đất nền, dự án bất động sản rất “ngây thơ”, dễ tính khi chẳng cần hỏi nguồn gốc xuất xứ, tính hợp pháp, pháp lý của dự án ra sao.
Họ chỉ nghe theo lời quảng cáo đầy hoa mỹ của chủ đầu tư và các đơn vị môi giới mà ào ào đóng tiền mua.
chu dau tu du an khu dan cu nam tan uyen tiep tuc 'ban lua non' hinh anh 4
Bên ngoài, các đơn vị môi giới ào ạt mở bán dự án Khu dân cư Nam Tân Uyên. Ảnh: V.D
Cũng theo Công an tỉnh Bình Dương, theo quy định hiện hành, các thể loại hợp đồng giữ chỗ, hợp đồng góp vốn, hợp đồng nguyên tắc... đều không có giá trị pháp lý và khi xảy ra sự cố như dự án không thể triển khai được thì người chịu thiệt hại chính là khách hàng.
“Có những chủ đầu tư huy động vốn trái phép bằng cách ký hợp đồng giữ chỗ, hợp đồng góp vốn với khách hàng để lấy kinh phí làm dự án. Tuy nhiên, khi dự án không được cơ quan chức năng cấp phép do chưa xây dựng cơ sở hạ tầng thì các chủ đầu tư này tìm đủ mọi cách để né tránh, thậm chí ôm tiền bỏ chạy khiến nhiều khách hàng lao đao”, đại tá Thắng cho biết.
Cũng theo đại tá Thắng, thông qua mua đất nền, căn hộ tại các dự án, người dân, khách hàng rất dễ bị lừa bởi tin vào những lời quảng cáo hoa mỹ của các chủ đầu tư, đơn vị phân phối và đặc biệt là các đối tượng “cò đất”.
Công an tỉnh Bình Dương ghi nhận, những năm gần đây, lực lượng công an đã tiếp nhận nhiều đơn khiếu nại, tố cáo của người dân khi mua đất nền tại các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, nhiều chủ đầu tư dự án đã lách luật để “bán lúa non”, tổ chức rao bán sản phẩm và huy động vốn từ khách hàng trái với quy định của pháp luật. Đến khi bị các cơ quan chức năng “tuýt còi” nhiều dự án rơi vào tình trạng “chết lâm sàng” do không đủ điều kiện hoặc năng lực để hoàn thành dự án. Điều này khiến nhiều khách hàng rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười” khi lỡ đóng nhiều tiền mà chẳng thể đòi lại được.
Khách hàng cần hết sức cảnh giác với các loại hợp đồng đặt cọc, đặt chỗ. Bởi nếu xảy ra tranh chấp với chủ đầu tư, tòa án có thể tuyên là hợp đồng vô hiệu, khi đó người mua sẽ “tiền mất tật mang” vì quy định của pháp luật hiện hành vẫn chưa thể bảo vệ người mua nhà trong những trường hợp này, người mua nhà vẫn ở thế bị động và là bên chịu thiệt thòi khi dự án xảy ra sự cố.