1. Biệt thự gỗ cực quý của đại gia Hà Nam
Là một trong những tòa lâu đài hiện đại, hoành tráng bậc nhất Việt Nam, Tổng Hải Sơn (TP Phủ Lý, Hà Nam) không những gây sự chú ý bởi vẻ bề ngoài, mà phần nội thất được thiết kế đến 90% là gỗ quý là một trong những điểm nhấn nổi bật bên trong lâu đài này. Ảnh: Hải Ninh.Kiến trúc bên ngoài hoành tráng vẫn chưa đủ để lâu đài Tổng Hải Sơn (Phủ Lý - Hà Nam) trở thành một trong những tòa lâu đài đắt giá và hoành tráng nhất Việt Nam hiện nay. Với nội thất chủ đạo bằng loại gỗ gõ đỏ quý hiếm được thiết kế từ trên xuống dưới đã tạo lên sự sang trọng và đẳng cấp cho gia chủ. Ảnh: Hải Ninh.Theo ý tưởng của chủ nhà là muốn tạo nên cho mình một hình tượng tôn nghiêm và bề thế. Mặt khác, nội thất làm bằng gỗ rất hợp mệnh phong thủy với gia chủ và ngoài gỗ ra, chủ nhà còn trưng bày rất nhiều loại đồ cổ quý hiếm. Ảnh: Hải Ninh.Xuất phát từ mong muốn đó, đơn vị thiết kế đã thiết kế cho tòa lâu đài hệ thống đèn chiếu sáng như các loại đèn chùm, đèn tường, đèn trang trí cao cấp... để làm nổi bật lên các chi tiết tinh xảo của trần nhà, tường hay các hoa văn được chế tác từ gỗ quý. Ảnh: Hải Ninh.Để có được sự hoàn mỹ, gia chủ đã không ngần ngại bỏ thêm hàng tỷ đồng để thiết kế lắp đặt hệ thống đèn cao cấp để làm nổi bật các chi tiết tinh xảo của trần nhà, tường hay các hoa văn được chế tác từ gỗ quý. Riêng phần nội thất bằng gỗ trong tòa biệt thự trăm tỷ đã tiêu tốn hơn gần 100 tỉ đồng, trong đó có những cây gỗ nguyên khối có giá trị rất cao. Ảnh: Hải Ninh. 2. Biệt phủ 2.000 m3 gỗ quý của đại gia xứ Nghệ
Khu nhà 4.000 m2 của một đại gia xứ Nghệ được xây dựng cầu kỳ trong 5 năm, bắt đầu từ 2004 với lượng gỗ khoảng 2.000 m3 gồm đinh hương, giáng hương, cẩm lai… Ảnh: Zing.Nhiều người trong giới làm gỗ, xây dựng định giá "biệt phủ" không dưới 200 tỷ đồng. Ảnh: Zing.Chủ nhân công trình nằm ở xã Nghi Phú, TP Vinh (Nghệ An) này là ông Lê Đình Cường (51 tuổi). Ông Cường kinh doanh gỗ ở nước ngoài, rất ít khi về nước. Ảnh: Zing.Toàn bộ khuôn viên gồm có 4 nhà, hai chòi và một hầm rượu. Riêng nhà khách được xây dựng trên 400 m2 đất, dài 28 m, rộng 14 m, nền móng cao 2,8 m với 46 cột gỗ có đường kính từ 1,2 - 1,4 m. Nhà dựng theo phong cách cổ 100% bằng gỗ, lợp ngói, chia thành 5 gian, 2 chái. Ảnh: Zing.Riêng phần tường bao cũng "ngốn" mất 2 tỷ đồng khi xây dựng công phu, ốp tới 5 loại đá. Đỉnh tường bao lợp bằng ngói vảy tráng men lượn sóng như con rồng. Hàng chục cây lộc vừng, sanh, si cổ thụ được mua về trồng xung quanh... Ảnh: Zing. 3. Lâu đài trắng của đại gia Khải Silk
Tọa lạc bên bờ hồ Bán Nguyệt, lâu đài trắng TajmaSago trông như câu chuyện cổ tích ngàn lẻ một đêm của đại gia Hoàng Khải - Chủ tịch HĐQT Khaisilk Group (Khải Silk) lấy cảm hứng từ ngôi đền Taj Mahal Ấn Độ. Ảnh: Sài Gòn tiếp thị.Toà lâu đài với 19 phòng, mỗi phòng được thiết kế hoàn toàn khác biệt, toàn bộ nội thất chỉ với hai gam màu chủ đạo trắng và đen, điểm xuyết một chút ánh đỏ từ những hoa văn trên chiếc khăn quàng của thiếu nữ Ấn Độ, hay một chút bạc kiêu sa từ bộ đồ ăn hoàn toàn của Versace. Ảnh: Sài Gòn tiếp thị.Phòng tổng thống với diện tích 260m2 là một không gian lộng lẫy và choáng ngợp. Tất cả đều nhìn ra hướng sông. Một hồ bơi biếc xanh nằm lọt giữa lâu đài, hắt lên những hoa văn trắng được trang trí với các mô tuýp hoa lá theo kiểu phù điêu đắp nổi. Ảnh: Sài Gòn tiếp thị.Những vòm trần và các bức tường được trang trí hình học phức tạp, mô phỏng theo kiến trúc Mogon và kiểu chữ viết cổ rất đẹp và bóng bẩy của người Ấn Độ… Ảnh: Sài Gòn tiếp thị.Khu vườn kéo dài đến mặt sông chỉ trồng duy nhất một loài cây màu huyết dụ. Chỉ có chiếc gương treo ở cửa ra vào theo thuật phong thủy, chú vẹt với lời chào hiếu khách và những nụ cười thiếu nữ nhắc nhớ một chút về văn hóa Việt. Ảnh: Sài Gòn tiếp thị. 4. Biệt thự của đại gia Trầm Bê
Biệt thự khủng của đại gia Trầm Bê là một tòa lâu đài lộng lẫy với 5 tháp trên mái. Tòa lâu đài này nằm trên khu đất rộng hơn 30ha. Trong khuôn viên có rất nhiều cây cảnh đẹp và lạ. Theo như lời đồn đại, vườn cây này trị giá nhiều tỷ đồng. Ảnh: Vietnamnet.Đồ đạc trong tòa lâu đài của ông Trầm Bê đều rất sang trọng, và có xuất xứ ở khắp thế giới. Ảnh: Vietnamnet.Chiếc đèn chùm trị giá nhiều tỷ đồng có đường kính rộng gần 10m được làm từ châu Âu, các thanh giằng dát vàng được đặt tại gian chính của tòa nhà. Ảnh: Vietnamnet.Bộ xương voi ma mút trong dinh thự của đại gia Trầm Bê. Ảnh: Vietnamnet.Là một Phật tử nên xung quanh dinh thự của đại gia Trầm Bê có rất nhiều tượng Di Lặc bằng gỗ nguyên khối. Ảnh: Vietnamnet. 5. Lâu đài 6 con gà dát vàng của đại gia phế liệu
Lâu đài 6 con gà dát vàng tọa lạc tại ngõ 5, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội thuộc sở hữu của đại gia Nguyễn Quốc Thanh, sinh năm 1957, quê gốc ở Thanh Hóa.Với diện tích khoảng 400 mét vuông, ngôi biệt thự được xây dựng từ đầu năm 2011 theo phong cách cổ điển kiểu Pháp, đến nay đã gần như hoàn thiện toàn bộ phía ngoài với 5 tầng, 1 ga ra và 1 tháp nhọn trên đỉnh.Điểm nhấn của ngôi biệt thự được trang trí bằng 6 con gà được dát vàng một cách cầu kỳ gồm có 1 con gà trống to gắn trên cao và 5 con gà nhỏ hơn gắn phía dưới. Những con gà này được làm bằng đồng đen và được sơn son thiếp vàng ở ngoài. Ảnh: Internet.Một số công nhân thi công công trình cho biết ông Thanh đã kỳ công tìm những thợ kim hoàn giỏi về thiết kế và đầu tư gần 10 tỷ đồng để dát vàng những con gà quý. Để đưa những con gà vàng lên yên vị trên nóc nhà, ông đã thuê người khiêng từng con qua 5 tầng lầu và đặt lên chóp lâu đài.Ngoài 6 con gà dát vàng trên đỉnh chóp ngôi biệt thự còn có 16 chiếc lục bình được đúc một cách tinh xảo với hình đầu trâu đẹp mắt đặt theo hướng Tây Bắc sẽ đem lại may mắn cho người tuổi Dậu. Được biết, hệ thống cửa của ngôi biệt thự đều được làm bằng gỗ tự nhiên có chất lượng cao có giá lên đến 4 tỷ đồng.
1. Biệt thự gỗ cực quý của đại gia Hà Nam
Là một trong những tòa lâu đài hiện đại, hoành tráng bậc nhất Việt Nam, Tổng Hải Sơn (TP Phủ Lý, Hà Nam) không những gây sự chú ý bởi vẻ bề ngoài, mà phần nội thất được thiết kế đến 90% là gỗ quý là một trong những điểm nhấn nổi bật bên trong lâu đài này. Ảnh: Hải Ninh.
Kiến trúc bên ngoài hoành tráng vẫn chưa đủ để lâu đài Tổng Hải Sơn (Phủ Lý - Hà Nam) trở thành một trong những tòa lâu đài đắt giá và hoành tráng nhất Việt Nam hiện nay. Với nội thất chủ đạo bằng loại gỗ gõ đỏ quý hiếm được thiết kế từ trên xuống dưới đã tạo lên sự sang trọng và đẳng cấp cho gia chủ. Ảnh: Hải Ninh.
Theo ý tưởng của chủ nhà là muốn tạo nên cho mình một hình tượng tôn nghiêm và bề thế. Mặt khác, nội thất làm bằng gỗ rất hợp mệnh phong thủy với gia chủ và ngoài gỗ ra, chủ nhà còn trưng bày rất nhiều loại đồ cổ quý hiếm. Ảnh: Hải Ninh.
Xuất phát từ mong muốn đó, đơn vị thiết kế đã thiết kế cho tòa lâu đài hệ thống đèn chiếu sáng như các loại đèn chùm, đèn tường, đèn trang trí cao cấp... để làm nổi bật lên các chi tiết tinh xảo của trần nhà, tường hay các hoa văn được chế tác từ gỗ quý. Ảnh: Hải Ninh.
Để có được sự hoàn mỹ, gia chủ đã không ngần ngại bỏ thêm hàng tỷ đồng để thiết kế lắp đặt hệ thống đèn cao cấp để làm nổi bật các chi tiết tinh xảo của trần nhà, tường hay các hoa văn được chế tác từ gỗ quý. Riêng phần nội thất bằng gỗ trong tòa biệt thự trăm tỷ đã tiêu tốn hơn gần 100 tỉ đồng, trong đó có những cây gỗ nguyên khối có giá trị rất cao. Ảnh: Hải Ninh.
2. Biệt phủ 2.000 m3 gỗ quý của đại gia xứ Nghệ
Khu nhà 4.000 m2 của một đại gia xứ Nghệ được xây dựng cầu kỳ trong 5 năm, bắt đầu từ 2004 với lượng gỗ khoảng 2.000 m3 gồm đinh hương, giáng hương, cẩm lai… Ảnh: Zing.
Nhiều người trong giới làm gỗ, xây dựng định giá "biệt phủ" không dưới 200 tỷ đồng. Ảnh: Zing.
Chủ nhân công trình nằm ở xã Nghi Phú, TP Vinh (Nghệ An) này là ông Lê Đình Cường (51 tuổi). Ông Cường kinh doanh gỗ ở nước ngoài, rất ít khi về nước. Ảnh: Zing.
Toàn bộ khuôn viên gồm có 4 nhà, hai chòi và một hầm rượu. Riêng nhà khách được xây dựng trên 400 m2 đất, dài 28 m, rộng 14 m, nền móng cao 2,8 m với 46 cột gỗ có đường kính từ 1,2 - 1,4 m. Nhà dựng theo phong cách cổ 100% bằng gỗ, lợp ngói, chia thành 5 gian, 2 chái. Ảnh: Zing.
Riêng phần tường bao cũng "ngốn" mất 2 tỷ đồng khi xây dựng công phu, ốp tới 5 loại đá. Đỉnh tường bao lợp bằng ngói vảy tráng men lượn sóng như con rồng. Hàng chục cây lộc vừng, sanh, si cổ thụ được mua về trồng xung quanh... Ảnh: Zing.
3. Lâu đài trắng của đại gia Khải Silk
Tọa lạc bên bờ hồ Bán Nguyệt, lâu đài trắng TajmaSago trông như câu chuyện cổ tích ngàn lẻ một đêm của đại gia Hoàng Khải - Chủ tịch HĐQT Khaisilk Group (Khải Silk) lấy cảm hứng từ ngôi đền Taj Mahal Ấn Độ. Ảnh: Sài Gòn tiếp thị.
Toà lâu đài với 19 phòng, mỗi phòng được thiết kế hoàn toàn khác biệt, toàn bộ nội thất chỉ với hai gam màu chủ đạo trắng và đen, điểm xuyết một chút ánh đỏ từ những hoa văn trên chiếc khăn quàng của thiếu nữ Ấn Độ, hay một chút bạc kiêu sa từ bộ đồ ăn hoàn toàn của Versace. Ảnh: Sài Gòn tiếp thị.
Phòng tổng thống với diện tích 260m2 là một không gian lộng lẫy và choáng ngợp. Tất cả đều nhìn ra hướng sông. Một hồ bơi biếc xanh nằm lọt giữa lâu đài, hắt lên những hoa văn trắng được trang trí với các mô tuýp hoa lá theo kiểu phù điêu đắp nổi. Ảnh: Sài Gòn tiếp thị.
Những vòm trần và các bức tường được trang trí hình học phức tạp, mô phỏng theo kiến trúc Mogon và kiểu chữ viết cổ rất đẹp và bóng bẩy của người Ấn Độ… Ảnh: Sài Gòn tiếp thị.
Khu vườn kéo dài đến mặt sông chỉ trồng duy nhất một loài cây màu huyết dụ. Chỉ có chiếc gương treo ở cửa ra vào theo thuật phong thủy, chú vẹt với lời chào hiếu khách và những nụ cười thiếu nữ nhắc nhớ một chút về văn hóa Việt. Ảnh: Sài Gòn tiếp thị.
4. Biệt thự của đại gia Trầm Bê
Biệt thự khủng của đại gia Trầm Bê là một tòa lâu đài lộng lẫy với 5 tháp trên mái. Tòa lâu đài này nằm trên khu đất rộng hơn 30ha. Trong khuôn viên có rất nhiều cây cảnh đẹp và lạ. Theo như lời đồn đại, vườn cây này trị giá nhiều tỷ đồng. Ảnh: Vietnamnet.
Đồ đạc trong tòa lâu đài của ông Trầm Bê đều rất sang trọng, và có xuất xứ ở khắp thế giới. Ảnh: Vietnamnet.
Chiếc đèn chùm trị giá nhiều tỷ đồng có đường kính rộng gần 10m được làm từ châu Âu, các thanh giằng dát vàng được đặt tại gian chính của tòa nhà. Ảnh: Vietnamnet.
Bộ xương voi ma mút trong dinh thự của đại gia Trầm Bê. Ảnh: Vietnamnet.
Là một Phật tử nên xung quanh dinh thự của đại gia Trầm Bê có rất nhiều tượng Di Lặc bằng gỗ nguyên khối. Ảnh: Vietnamnet.
5. Lâu đài 6 con gà dát vàng của đại gia phế liệu
Lâu đài 6 con gà dát vàng tọa lạc tại ngõ 5, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội thuộc sở hữu của đại gia Nguyễn Quốc Thanh, sinh năm 1957, quê gốc ở Thanh Hóa.
Với diện tích khoảng 400 mét vuông, ngôi biệt thự được xây dựng từ đầu năm 2011 theo phong cách cổ điển kiểu Pháp, đến nay đã gần như hoàn thiện toàn bộ phía ngoài với 5 tầng, 1 ga ra và 1 tháp nhọn trên đỉnh.
Điểm nhấn của ngôi biệt thự được trang trí bằng 6 con gà được dát vàng một cách cầu kỳ gồm có 1 con gà trống to gắn trên cao và 5 con gà nhỏ hơn gắn phía dưới. Những con gà này được làm bằng đồng đen và được sơn son thiếp vàng ở ngoài. Ảnh: Internet.
Một số công nhân thi công công trình cho biết ông Thanh đã kỳ công tìm những thợ kim hoàn giỏi về thiết kế và đầu tư gần 10 tỷ đồng để dát vàng những con gà quý. Để đưa những con gà vàng lên yên vị trên nóc nhà, ông đã thuê người khiêng từng con qua 5 tầng lầu và đặt lên chóp lâu đài.
Ngoài 6 con gà dát vàng trên đỉnh chóp ngôi biệt thự còn có 16 chiếc lục bình được đúc một cách tinh xảo với hình đầu trâu đẹp mắt đặt theo hướng Tây Bắc sẽ đem lại may mắn cho người tuổi Dậu. Được biết, hệ thống cửa của ngôi biệt thự đều được làm bằng gỗ tự nhiên có chất lượng cao có giá lên đến 4 tỷ đồng.