Trẻ có khả năng bị hen suyễn nếu tiền sử gia đình có người bị bệnh này. Hen phế quản có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường bắt đầu khi trẻ từ 2 – 10 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ có bố hoặc mẹ bị hen phế quản cao hơn nhiều so với trẻ không có bố hoặc mẹ mắc bệnh. Nếu cả bố mẹ đều bị hen thì đến 60% con của họ sẽ bị hen. Rất khó để chẩn đoán trẻ dưới 5 tuổi có mắc hen suyễn hay không. Ở nhóm tuổi này, chẩn đoán hen suyễn được dựa chủ yếu vào phán đoán lâm sàng, và nên được xem xét định kỳ khi trẻ lớn. Lưu ý rằng, không phải tất cả trẻ dưới 5 tuổi bị khò khè đều mắc bệnh hen suyễn. Một đứa trẻ bị bệnh hen suyễn có thể từ dị ứng mà nên, các nguyên nhân như phấn hoa, bụi nhà, bọ, hóa chất trong các sản phẩm vệ sinh (như nước lau sàn, bột giặt, nước xả vải), hoặc từ một số thực phẩm dễ gây dị ứng như bò, trứng gia cầm, hải sản… cũng bị dị ứng. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những dị ứng như viêm da và dấu hiệu hen suyễn có liên quan đến nhau. Vì vậy, cha mẹ đừng ngạc nhiên nếu trẻ xảy ra cả hai vấn đề cùng lúc.Thở khò khè chưa chắc đã phải là bệnh hen suyễn. Đặc biệt, khi đứa trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp trên. Hen suyễn là khi đứa trẻ vẫn thở khò khè dù cho không bị nhiễm lạnh hoặc xảy ra vấn đề với xoang. Cha mẹ hay nhầm lẫn giữa khò khè và triệu chứng nghẹt mũi khá thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ < 3 tháng. Ở lứa tuổi này, do trẻ thở chủ yếu bằng mũi, lỗ mũi của bé thuờng còn nhỏ, chỉ cần tắc mũi một ít, trẻ cũng rất khó chịu, thở khụt khà khụt khịt mà không phải là khò khè thật sự. Đôi khi phải cần thiết dùng thuốc. Để bệnh này trong tầm kiểm soát, hãy kết hợp sử dụng các loại thuốc bao gồm thuốc hít và thuốc uống. cả hai đều cần dùng lâu dài và tác dụng nhanh. Liều lượng thuốc dùng tùy theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ, nhưng phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ho. Cơn ho có thể kéo dài và xảy ra thường xuyên. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm mặc dù tiết trời không hề lạnh. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Một số trẻ bị hen suyễn chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng. Khi trẻ lên cơn hen cấp thì đưa trẻ ra chỗ thoáng, không khí trong lành; cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở
Trẻ có khả năng bị hen suyễn nếu tiền sử gia đình có người bị bệnh này. Hen phế quản có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường bắt đầu khi trẻ từ 2 – 10 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ có bố hoặc mẹ bị hen phế quản cao hơn nhiều so với trẻ không có bố hoặc mẹ mắc bệnh. Nếu cả bố mẹ đều bị hen thì đến 60% con của họ sẽ bị hen.
Rất khó để chẩn đoán trẻ dưới 5 tuổi có mắc hen suyễn hay không. Ở nhóm tuổi này, chẩn đoán hen suyễn được dựa chủ yếu vào phán đoán lâm sàng, và nên được xem xét định kỳ khi trẻ lớn. Lưu ý rằng, không phải tất cả trẻ dưới 5 tuổi bị khò khè đều mắc bệnh hen suyễn.
Một đứa trẻ bị bệnh hen suyễn có thể từ dị ứng mà nên, các nguyên nhân như phấn hoa, bụi nhà, bọ, hóa chất trong các sản phẩm vệ sinh (như nước lau sàn, bột giặt, nước xả vải), hoặc từ một số thực phẩm dễ gây dị ứng như bò, trứng gia cầm, hải sản… cũng bị dị ứng.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những dị ứng như viêm da và dấu hiệu hen suyễn có liên quan đến nhau. Vì vậy, cha mẹ đừng ngạc nhiên nếu trẻ xảy ra cả hai vấn đề cùng lúc.
Thở khò khè chưa chắc đã phải là bệnh hen suyễn. Đặc biệt, khi đứa trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp trên. Hen suyễn là khi đứa trẻ vẫn thở khò khè dù cho không bị nhiễm lạnh hoặc xảy ra vấn đề với xoang. Cha mẹ hay nhầm lẫn giữa khò khè và triệu chứng nghẹt mũi khá thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ < 3 tháng.
Ở lứa tuổi này, do trẻ thở chủ yếu bằng mũi, lỗ mũi của bé thuờng còn nhỏ, chỉ cần tắc mũi một ít, trẻ cũng rất khó chịu, thở khụt khà khụt khịt mà không phải là khò khè thật sự.
Đôi khi phải cần thiết dùng thuốc. Để bệnh này trong tầm kiểm soát, hãy kết hợp sử dụng các loại thuốc bao gồm thuốc hít và thuốc uống. cả hai đều cần dùng lâu dài và tác dụng nhanh. Liều lượng thuốc dùng tùy theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ, nhưng phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ho. Cơn ho có thể kéo dài và xảy ra thường xuyên. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm mặc dù tiết trời không hề lạnh. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác.
Một số trẻ bị hen suyễn chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng. Khi trẻ lên cơn hen cấp thì đưa trẻ ra chỗ thoáng, không khí trong lành; cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở