Người ta tổ chức cuộc thi “Bé khóc cùng sumo” với niềm tin những đứa trẻ sơ sinh khóc to và trong thời gian dài có tác dụng xua đuổi ma quỷ, mang lại sự phát triển lành mạnh. Cuộc thi này thu hút hàng trăm bé trong độ tuổi từ 6 - 18 tháng tuổi. Tại đây, các em được diện bộ áo truyền thống, đeo dây lưng do hai võ sĩ sumo cưng nựng và đứng đối diện nhau.Để khiến bé khóc thét, ngoài việc phải là người xa lạ, các sumo cần phải làm mặt biểu cảm để dọa chúng. Người đoạt giải là người cất tiếng khóc trước. Tuy nhiên, nếu cả hai em cùng bật khóc thì trọng tài sẽ bình chọn cho người có tiếng thét to, rõ ràng. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự việc cũng diễn ra như mong đợi. Nhiều trẻ bạo gan thậm chí còn bật cười khi tham gia. Lúc này, võ sĩ sumo buộc phải dùng đến các loại mặt nạ để tiếp tục cuộc thi.
Cuộc thi có lịch sử hơn 400 năm và là lễ hội truyền thống được tổ chức trên khắp xứ Phù Tang. Dù vậy, chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em, tiến sĩ Penelope Leach cho rằng việc để bé khóc trong thời gian dài không hề có lợi. Trái lại, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của não bộ, dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức sau này.
Người ta tổ chức cuộc thi “Bé khóc cùng sumo” với niềm tin những đứa trẻ sơ sinh khóc to và trong thời gian dài có tác dụng xua đuổi ma quỷ, mang lại sự phát triển lành mạnh.
Cuộc thi này thu hút hàng trăm bé trong độ tuổi từ 6 - 18 tháng tuổi. Tại đây, các em được diện bộ áo truyền thống, đeo dây lưng do hai võ sĩ sumo cưng nựng và đứng đối diện nhau.
Để khiến bé khóc thét, ngoài việc phải là người xa lạ, các sumo cần phải làm mặt biểu cảm để dọa chúng.
Người đoạt giải là người cất tiếng khóc trước. Tuy nhiên, nếu cả hai em cùng bật khóc thì trọng tài sẽ bình chọn cho người có tiếng thét to, rõ ràng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào sự việc cũng diễn ra như mong đợi. Nhiều trẻ bạo gan thậm chí còn bật cười khi tham gia. Lúc này, võ sĩ sumo buộc phải dùng đến các loại mặt nạ để tiếp tục cuộc thi.
Cuộc thi có lịch sử hơn 400 năm và là lễ hội truyền thống được tổ chức trên khắp xứ Phù Tang.
Dù vậy, chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em, tiến sĩ Penelope Leach cho rằng việc để bé khóc trong thời gian dài không hề có lợi.
Trái lại, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của não bộ, dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức sau này.