Để phòng tránh nguy cơ trẻ bị bệnh do thời tiết nắng nóng kinh khủng 38-39 độ C, chuyên gia sức khỏe khuyên phụ huynh phải điều chỉnh quạt, điều hòa phù hợp. Chẳng hạn ban ngày có thể hạ nhiệt độ cho mát, nhưng đêm đến, ngoài trời mát hơn, ta cũng phải nâng nhiệt độ máy lạnh lên.Máy lạnh và quạt phải được vệ sinh sạch sẽ, nếu không sẽ biến thành nơi cư trú, phát tán bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, phụ huynh không nên đưa trẻ ra đường khi trời nắng để tránh bị cảm nắng.Dù thời tiết nóng, toát mồ hôi nhiều, cơ thể cần bù nước nhưng cha mẹ cần lưu ý không cho trẻ uống nước lạnh, nhất là nước đá dọc đường. Uống nước lạnh không chỉ làm trẻ bị viêm họng, sốt mà nguồn nước kém vệ sinh ở hàng quán còn có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, ngộ độc.Không cho trẻ tắm quá lâu. Nếu tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước biển với thời gian lâu thì trẻ cũng rất dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amiđan hoặc nặng hơn là viêm phổi. Nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp xử trí thích đáng thì bệnh tình của trẻ sẽ nặng thêm mà biểu hiện là thân nhiệt tăng cao, ho cũng tăng lên, li bì, khó thở nhiều, liên tục.Thời tiết nắng nóng 38-39 độ C sẽ khiến nhiều bé bị sốt vô cớ hay còn gọi là sốt thời tiết. Điều này gây không ít lo lắng cho các bố mẹ. Tuy nhiên, việc sốt thời tiết này thường ít ảnh hưởng nghiêm trọng nên các mẹ không cần phải quá lo lắng và phòng bệnh cho trẻ cũng như chăm sóc con tại nhà theo những cách sau.Cặp nhiệt độ. Cặp nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn, nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của bé áp sát ngực. Nhiệt độ cơ thể của con là số được hiển thị trên nhiệt kế cộng với 0,3-0,4 độ C. Ví dụ, nhiệt kế hiển thị 38 độ C thì thân nhiệt thực sự của bé là 38,4 độ C. Việc đo nhiệt độ đúng cách sẽ cho mẹ biết thân nhiệt thực sự của bé để có cách phản ứng thích hợp. Nếu trên 38,5 độ C thì phải dùng thuốc hạ sốt hoặc lau mát ngay, nếu bé vẫn không cải thiện thì phải đưa bé đi bệnh viện.Hạ sốt. Mẹ có thể hạ sốt cho con bằng nhiều cách như uống thuốc, chườm mát cho bé bằng khăn ướt. Lau khô mồ hôi. Để con nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Nới lỏng quần áo và bỏ bớt chăn cho bé khi đang sốt cao. Lau bằng khăn ướt nước ấm, tuyệt đối không sử dụng nước lạnh do có thể dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn do bé bị co mạch máu ngoài da. Có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, tuy nhiên cần chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc.Bù nước. Nếu bé còn bú, tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường và cho uống bù nước orezol theo đúng chỉ dẫn. Trường hợp bé không uống được, cần dùng bông sạch chấm nước bôi vào môi, miệng con liên tục để niêm mạc môi miệng hấp thu nước, tránh tình trạng thiếu nước sẽ khiến bé sốt cao hơn.Chống bội nhiễm. Vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhỏ mắt mũi bằng natri colorit 0.9% nhằm tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Vì khi bé sốt thì hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu, rất dễ bị các loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội xâm nhập.Dinh dưỡng. Cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho bé ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh để bù nước.
Để phòng tránh nguy cơ trẻ bị bệnh do thời tiết nắng nóng kinh khủng 38-39 độ C, chuyên gia sức khỏe khuyên phụ huynh phải điều chỉnh quạt, điều hòa phù hợp. Chẳng hạn ban ngày có thể hạ nhiệt độ cho mát, nhưng đêm đến, ngoài trời mát hơn, ta cũng phải nâng nhiệt độ máy lạnh lên.
Máy lạnh và quạt phải được vệ sinh sạch sẽ, nếu không sẽ biến thành nơi cư trú, phát tán bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, phụ huynh không nên đưa trẻ ra đường khi trời nắng để tránh bị cảm nắng.
Dù thời tiết nóng, toát mồ hôi nhiều, cơ thể cần bù nước nhưng cha mẹ cần lưu ý không cho trẻ uống nước lạnh, nhất là nước đá dọc đường. Uống nước lạnh không chỉ làm trẻ bị viêm họng, sốt mà nguồn nước kém vệ sinh ở hàng quán còn có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, ngộ độc.
Không cho trẻ tắm quá lâu. Nếu tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước biển với thời gian lâu thì trẻ cũng rất dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amiđan hoặc nặng hơn là viêm phổi. Nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp xử trí thích đáng thì bệnh tình của trẻ sẽ nặng thêm mà biểu hiện là thân nhiệt tăng cao, ho cũng tăng lên, li bì, khó thở nhiều, liên tục.
Thời tiết nắng nóng 38-39 độ C sẽ khiến nhiều bé bị sốt vô cớ hay còn gọi là sốt thời tiết. Điều này gây không ít lo lắng cho các bố mẹ. Tuy nhiên, việc sốt thời tiết này thường ít ảnh hưởng nghiêm trọng nên các mẹ không cần phải quá lo lắng và phòng bệnh cho trẻ cũng như chăm sóc con tại nhà theo những cách sau.
Cặp nhiệt độ. Cặp nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn, nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của bé áp sát ngực. Nhiệt độ cơ thể của con là số được hiển thị trên nhiệt kế cộng với 0,3-0,4 độ C. Ví dụ, nhiệt kế hiển thị 38 độ C thì thân nhiệt thực sự của bé là 38,4 độ C. Việc đo nhiệt độ đúng cách sẽ cho mẹ biết thân nhiệt thực sự của bé để có cách phản ứng thích hợp. Nếu trên 38,5 độ C thì phải dùng thuốc hạ sốt hoặc lau mát ngay, nếu bé vẫn không cải thiện thì phải đưa bé đi bệnh viện.
Hạ sốt. Mẹ có thể hạ sốt cho con bằng nhiều cách như uống thuốc, chườm mát cho bé bằng khăn ướt. Lau khô mồ hôi. Để con nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Nới lỏng quần áo và bỏ bớt chăn cho bé khi đang sốt cao. Lau bằng khăn ướt nước ấm, tuyệt đối không sử dụng nước lạnh do có thể dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn do bé bị co mạch máu ngoài da. Có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, tuy nhiên cần chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc.
Bù nước. Nếu bé còn bú, tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường và cho uống bù nước orezol theo đúng chỉ dẫn. Trường hợp bé không uống được, cần dùng bông sạch chấm nước bôi vào môi, miệng con liên tục để niêm mạc môi miệng hấp thu nước, tránh tình trạng thiếu nước sẽ khiến bé sốt cao hơn.
Chống bội nhiễm. Vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhỏ mắt mũi bằng natri colorit 0.9% nhằm tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Vì khi bé sốt thì hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu, rất dễ bị các loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội xâm nhập.
Dinh dưỡng. Cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho bé ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh để bù nước.