Vì sự thất thường của thời tiết, tốt nhất là mặc một áo cotton bên trong, ngoài khoác áo rét. Dặn trẻ khi nóng chỉ phải cởi áo khoác để mồ hôi không làm ướt lưng. Ban đêm, cả trẻ bé và trẻ lớn hay bị ra mồ hôi, nên đặt vào lưng trẻ tấm khăn xô, nếu ra mồ hôi chỉ cần rút khăn ướt ra, thay khăn khô vào là trẻ sẽ không bị mồ hôi làm nhiễm lạnh. Bổ sung cho trẻ các loại vitamin: Đó là một số thực phẩm giàu vitamin C, E. Vitamin C giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống vi rút cảm lạnh thông thường nhanh hơn. Vitamin E giúp giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng và sự tác động của vi-rút cảm lạnh lên hệ miễn dịch, khiến việc điều trị dễ dàng hơn.Chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy đảm bảo bữa ăn của trẻ phải có trái cây, rau quả giàu vitamin A, E, C và B – các hóa chất thực vật, chất chống ôxy hóa và khoáng chất cung cấp dinh dưỡng và sự bảo vệ cho trẻ. Tránh cho trẻ ăn các thức ăn như xà lách, luôn cho trẻ ăn trái cây và rau đã được rửa sạch, nên cho trẻ ăn chín uống sôi, tránh các thức ăn vỉa hè…Giữ ấm bàn chân – nơi rất nhạy cảm với môi trường bởi bị lạnh là ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn và suy giảm sức khỏe. Hãy cho trẻ đi tất, giầy ấm. Trước khi đi ngủ cần rửa sạch và ngâm chân trẻ trong nước ấm, rồi lau (hoặc sấy khô) ngừa cảm lạnh, giúp bé dễ ngủ và ngủ ngon hơn.Phải thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ xem có bị vã mồ hôi lưng hay lạnh không để điều chỉnh mặc quần áo cho thích hợp. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi thấy trẻ lên cơn hen thông thường… vì thuốc kháng sinh càng khiến trẻ bị bệnh nặng hơn.Luôn giữ tay sạch sẽ: Tay bẩn là con đường chính mà các vi trùng, vi-rút và vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ miễn dịch của con bạn. Nước mưa là mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn sinh sôi. Nếu để trẻ chạm vào những vật dụng có nước mưa, hãy đảm bảo trẻ phải rửa tay sạch trước khi sờ vào bất kỳ loại thực phẩm nào. Nên nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa mặt bởi vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập vào cơ thể từ mặt.Phòng ngủ (nhất là phòng của trẻ) nên có máy hút ẩm. Nếu dùng thảm trải sàn phải bảo đảm luôn khô ráo, thường xuyên hút bụi vì đó là nơi tập trung nhiều nhất con bọ mạt hay còn gọi là con bụi nhà, một trong những tác nhân chủ yếu gây bệnh dị ứng. Khi trong nhà có những tủ sách lâu năm cần luôn dọn dẹp, hút bụi vì rất nhiều người đã lên cơn hen cấp tính phải nhập viện vì cầm sách đọc và hít phải bụi, mốc từ sách.
Vì sự thất thường của thời tiết, tốt nhất là mặc một áo cotton bên trong, ngoài khoác áo rét. Dặn trẻ khi nóng chỉ phải cởi áo khoác để mồ hôi không làm ướt lưng. Ban đêm, cả trẻ bé và trẻ lớn hay bị ra mồ hôi, nên đặt vào lưng trẻ tấm khăn xô, nếu ra mồ hôi chỉ cần rút khăn ướt ra, thay khăn khô vào là trẻ sẽ không bị mồ hôi làm nhiễm lạnh.
Bổ sung cho trẻ các loại vitamin: Đó là một số thực phẩm giàu vitamin C, E. Vitamin C giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống vi rút cảm lạnh thông thường nhanh hơn. Vitamin E giúp giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng và sự tác động của vi-rút cảm lạnh lên hệ miễn dịch, khiến việc điều trị dễ dàng hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy đảm bảo bữa ăn của trẻ phải có trái cây, rau quả giàu vitamin A, E, C và B – các hóa chất thực vật, chất chống ôxy hóa và khoáng chất cung cấp dinh dưỡng và sự bảo vệ cho trẻ. Tránh cho trẻ ăn các thức ăn như xà lách, luôn cho trẻ ăn trái cây và rau đã được rửa sạch, nên cho trẻ ăn chín uống sôi, tránh các thức ăn vỉa hè…
Giữ ấm bàn chân – nơi rất nhạy cảm với môi trường bởi bị lạnh là ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn và suy giảm sức khỏe. Hãy cho trẻ đi tất, giầy ấm. Trước khi đi ngủ cần rửa sạch và ngâm chân trẻ trong nước ấm, rồi lau (hoặc sấy khô) ngừa cảm lạnh, giúp bé dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Phải thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ xem có bị vã mồ hôi lưng hay lạnh không để điều chỉnh mặc quần áo cho thích hợp. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi thấy trẻ lên cơn hen thông thường… vì thuốc kháng sinh càng khiến trẻ bị bệnh nặng hơn.
Luôn giữ tay sạch sẽ: Tay bẩn là con đường chính mà các vi trùng, vi-rút và vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ miễn dịch của con bạn. Nước mưa là mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn sinh sôi. Nếu để trẻ chạm vào những vật dụng có nước mưa, hãy đảm bảo trẻ phải rửa tay sạch trước khi sờ vào bất kỳ loại thực phẩm nào. Nên nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa mặt bởi vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập vào cơ thể từ mặt.
Phòng ngủ (nhất là phòng của trẻ) nên có máy hút ẩm. Nếu dùng thảm trải sàn phải bảo đảm luôn khô ráo, thường xuyên hút bụi vì đó là nơi tập trung nhiều nhất con bọ mạt hay còn gọi là con bụi nhà, một trong những tác nhân chủ yếu gây bệnh dị ứng. Khi trong nhà có những tủ sách lâu năm cần luôn dọn dẹp, hút bụi vì rất nhiều người đã lên cơn hen cấp tính phải nhập viện vì cầm sách đọc và hít phải bụi, mốc từ sách.