Các loại hạt. Đậu phộng, bắp, đậu có kích cỡ và dáng thuôn dài, tròn rất khó để bé nhai bằng răng sữa, đặc biệt khi bé chưa đủ răng nên rất dễ bị trôi tuột vào cổ họng và mắc kẹt trong cổ. Kẹo. Kẹo là món ăn khoái khẩu của rất nhiều trẻ. Tuy nhiên, món ăn này lại chứa nguy cơ gây nghẹn rất cao. Những loại kẹo nằm trong danh sách này gồm kẹo cứng, kẹo cao su, kẹo dẻo. Theo tài liệu báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, những vụ cấp cứu do nghẹn kẹo ở trẻ chiếm tới 19%. Trái cây và rau củ. Những loại rau củ như cà rốt, khoai tây… thường gây khó khăn cho bé khi nhai kỹ. Vì vậy, các mẹ hãy giúp bé bằng cách thái nhỏ những loại rau củ này dưới dạng hạt lựu để bé ăn uống dễ dàng hơn. Bỏng ngô. Hình dáng, kích cỡ và bề mặt của bỏng ngô rất dễ khiến trẻ mắc nghẹn. Phần hạt chưa nổ hết của bỏng là mối nguy hiểm lớn nhất gây nên cơn co thắt ở cổ họng. Đây là lý do vì sao thức ăn này chỉ nên dành cho trẻ lớn và khi trẻ ăn cần có sự giám sát của người lớn. Bánh quy. Bánh quy mềm có thể tan chảy trong miệng bé và cũng khiến bé dễ nghẹn, sặc. Bạn chỉ nên cho bé nếm từng chút một. Khi ăn, cần khuyến khích bé uống thêm nước để hòa tan lượng bột trong cuống họng nhỏ xíu của bé. Quả nho. Cả nho khô hay nho tươi đều có kích cỡ và hình dáng nhỏ đến mức trẻ dễ dàng ăn mà không cần nhai. Tuy nhiên, dù nhỏ vậy nhưng thức ăn này sẽ bị mắc kẹt ở phần hẹp nhất trong cuống họng bé. Hãy bổ đôi quả nho và cho bé dùng ít mỗi lần. Xúc xích. Hình dáng tròn, thịt mềm trơn của xúc xích khiến bé ngắc ngứ ở cuống họng. Vì thế, nếu xúc xích là món yêu thích của bé, bạn hãy bẻ đôi xúc xích và cắt thành những miếng nhỏ để bé thưởng thức. Món thạch. Thạch vốn trơn mềm nên đây còn là nguyên nhân khiến nhiều trẻ tử vong do bị hóc,nghẹn thạch. Thạch mềm nên khi trôi xuống đường thở rất dễ thay đổi hình dáng,bám chặt lấy đường thở nên có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. Kẹo mút. Rất nhiều bé vừa ngậm kẹo mút, vừa chạy nhảy nô đùa, rất nguy hiểm vì cáique nhựa có thể trượt bất cứ lúc nào và đâm vào thịt thậm chí đâm vào họng. Kẹo gôm dính. Loại kẹo này cũng rất dễ khiến trẻ mất kiểm soát trong khi nhai vì chúng dính nên dễ gây tắc trong cổ. Kẹo caramen cũng nguy hiểm tương tự. Kẹo cao su hoặc kẹo cứng. Không nên cho bé ăn kẹo cao su hay kẹo cứng. Bé có thể bị nghẹn kẹo khi cười, khi thở hoặc khi cố gắng nuốt toàn bộ.
Các loại hạt. Đậu phộng, bắp, đậu có kích cỡ và dáng thuôn dài, tròn rất khó để bé nhai bằng răng sữa, đặc biệt khi bé chưa đủ răng nên rất dễ bị trôi tuột vào cổ họng và mắc kẹt trong cổ.
Kẹo. Kẹo là món ăn khoái khẩu của rất nhiều trẻ. Tuy nhiên, món ăn này lại chứa nguy cơ gây nghẹn rất cao. Những loại kẹo nằm trong danh sách này gồm kẹo cứng, kẹo cao su, kẹo dẻo. Theo tài liệu báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, những vụ cấp cứu do nghẹn kẹo ở trẻ chiếm tới 19%.
Trái cây và rau củ. Những loại rau củ như cà rốt, khoai tây… thường gây khó khăn cho bé khi nhai kỹ. Vì vậy, các mẹ hãy giúp bé bằng cách thái nhỏ những loại rau củ này dưới dạng hạt lựu để bé ăn uống dễ dàng hơn.
Bỏng ngô. Hình dáng, kích cỡ và bề mặt của bỏng ngô rất dễ khiến trẻ mắc nghẹn. Phần hạt chưa nổ hết của bỏng là mối nguy hiểm lớn nhất gây nên cơn co thắt ở cổ họng. Đây là lý do vì sao thức ăn này chỉ nên dành cho trẻ lớn và khi trẻ ăn cần có sự giám sát của người lớn.
Bánh quy. Bánh quy mềm có thể tan chảy trong miệng bé và cũng khiến bé dễ nghẹn, sặc. Bạn chỉ nên cho bé nếm từng chút một. Khi ăn, cần khuyến khích bé uống thêm nước để hòa tan lượng bột trong cuống họng nhỏ xíu của bé.
Quả nho. Cả nho khô hay nho tươi đều có kích cỡ và hình dáng nhỏ đến mức trẻ dễ dàng ăn mà không cần nhai. Tuy nhiên, dù nhỏ vậy nhưng thức ăn này sẽ bị mắc kẹt ở phần hẹp nhất trong cuống họng bé. Hãy bổ đôi quả nho và cho bé dùng ít mỗi lần.
Xúc xích. Hình dáng tròn, thịt mềm trơn của xúc xích khiến bé ngắc ngứ ở cuống họng. Vì thế, nếu xúc xích là món yêu thích của bé, bạn hãy bẻ đôi xúc xích và cắt thành những miếng nhỏ để bé thưởng thức.
Món thạch. Thạch vốn trơn mềm nên đây còn là nguyên nhân khiến nhiều trẻ tử vong do bị hóc,nghẹn thạch. Thạch mềm nên khi trôi xuống đường thở rất dễ thay đổi hình dáng,bám chặt lấy đường thở nên có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức.
Kẹo mút. Rất nhiều bé vừa ngậm kẹo mút, vừa chạy nhảy nô đùa, rất nguy hiểm vì cáique nhựa có thể trượt bất cứ lúc nào và đâm vào thịt thậm chí đâm vào họng.
Kẹo gôm dính. Loại kẹo này cũng rất dễ khiến trẻ mất kiểm soát trong khi nhai vì chúng dính nên dễ gây tắc trong cổ. Kẹo caramen cũng nguy hiểm tương tự.
Kẹo cao su hoặc kẹo cứng. Không nên cho bé ăn kẹo cao su hay kẹo cứng. Bé có thể bị nghẹn kẹo khi cười, khi thở hoặc khi cố gắng nuốt toàn bộ.