Ăn quá nhiều chất béo. Rất nhiều nhà khoa học cho rằng, ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung có mang yếu tố di truyền. Nếu như mẹ bầu thường xuyên ăn chất béo trong quá trình mang thai sẽ tăng cao khả năng con gái mắc phải các căn bệnh về sinh sản trong tương lai. Ăn thịt tái sống. Những loại thịt chế biến sẵn, thịt nướng, xúc xích, cá hồi hun khói, rau củ chưa rửa sạch… có thể làm mẹ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn listeria. Mẹ bầu bị nhiễm trùng listeria có thể dẫn đến sinh non, trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng hoặc thai nhi chết lưu. Uống cà phê. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ nên dung nạp tối đa 200mg cà phê mỗi ngày. Một nghiên cứu mới đây cũng cho biết mẹ bầu uống nhiều cà phê sẽ sinh ra những đứa con nhẹ hơn bình thường. Vừa ăn và xem tivi. Vừa ăn vừa xem ti vi khiến bạn không thể kiểm soát được lượng thức ăn thu nạp, dẫn đến ăn quá nhiều, quá no. Dạ dày căng chèn ép thai nhi có thể gây ra những khó chịu cho mẹ bầu. Ăn nhiều đường. Viện nghiên cứu Pisa tại Ý đã phát hiện ra rằng, khi lượng đường trong máu trong cơ thể thai phụ cao sẽ tăng khả năng trẻ sinh ra thừa cân, dị tật, nhiễm độc thai nghén hoặc phải mổ đẻ so với những thai phụ có lượng đường trong máu thấp lần lượt là 4 lần, 8 lần và 2 lần. Mặt khác, lượng đường trong máu cao sẽ giảm khả năng miễn dịch, khiến thai phụ dễ nhiễm vi khuẩn, vi rút, ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi.Uống nhiều trà. Nếu như thai phụ uống quá nhiều trà sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thu sắt của cơ thể. Ngoài ra trong thành phần của lá trà xanh còn có chất kích thích, uống quá đặc sẽ dẫn đến mất ngủ, nhịp tim đập nhanh… qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, nếu mỗi ngày thai phụ dùng 5 chén trà đặc, sẽ làm giảm trọng lượng thai nhi. Ăn nhiều thực phẩm có tính axit. Trong thời kỳ đầu mang thai, các mẹ bầu thường hay xuất hiện những hiện tượng như kén ăn, chán ăn, buồn nôn…, cũng có nhiều mẹ bầu thèm ăn đồ chua.Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tại Đức, đầu thai kỳ là quãng thời gian quan trọng để bé hình thành, thai nhi rất dễ hấp thụ tính axit từ cơ thể mẹ. Điều này ảnh hưởng không tốt tới sự hình thành của thai nhi, tăng cao khả năng thai nhi dị hình. Nhịn ăn để không bị nôn. Một trong những quan niệm sai lầm của nhiều bà mẹ khi mang thai là nhịn ăn để tránh bị ôn ói. Nếu thai phụ bị ốm nghén nặng và thường xuyên nôn ói, cần khắc phục bằng cách ăn ít một chút và ăn nhiều lần trong ngày để vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Mỗi khi nôn ra rất mệt nhưng chị em tuyệt đối không được nhịn ăn vì điều này có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bồi bổ những thực phẩm có tính “nóng”. Trong thai kỳ, máu trong cơ thể sẽ lưu thông nhanh hơn, tuần hoàn máu tăng khiến tim mạch phải gánh vác trọng trách nặng nề hơn, cổ tử cung, âm đạo, ống dẫn trứng và nhiều cơ quan sinh sản khác sẽ mở rộng. Theo đó là các hiện tượng như giữ nước, cao huyết áp… Khoảng thời gian này cũng không thích hợp để mẹ bầu bồi bổ các thực phẩm có tính “nóng” như nhân sâm, hay các loại quả như nhãn, đào, vải, mận, ổi, vú sữa…
Ăn quá nhiều chất béo. Rất nhiều nhà khoa học cho rằng, ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung có mang yếu tố di truyền. Nếu như mẹ bầu thường xuyên ăn chất béo trong quá trình mang thai sẽ tăng cao khả năng con gái mắc phải các căn bệnh về sinh sản trong tương lai.
Ăn thịt tái sống. Những loại thịt chế biến sẵn, thịt nướng, xúc xích, cá hồi hun khói, rau củ chưa rửa sạch… có thể làm mẹ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn listeria. Mẹ bầu bị nhiễm trùng listeria có thể dẫn đến sinh non, trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng hoặc thai nhi chết lưu.
Uống cà phê. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ nên dung nạp tối đa 200mg cà phê mỗi ngày. Một nghiên cứu mới đây cũng cho biết mẹ bầu uống nhiều cà phê sẽ sinh ra những đứa con nhẹ hơn bình thường.
Vừa ăn và xem tivi. Vừa ăn vừa xem ti vi khiến bạn không thể kiểm soát được lượng thức ăn thu nạp, dẫn đến ăn quá nhiều, quá no. Dạ dày căng chèn ép thai nhi có thể gây ra những khó chịu cho mẹ bầu.
Ăn nhiều đường. Viện nghiên cứu Pisa tại Ý đã phát hiện ra rằng, khi lượng đường trong máu trong cơ thể thai phụ cao sẽ tăng khả năng trẻ sinh ra thừa cân, dị tật, nhiễm độc thai nghén hoặc phải mổ đẻ so với những thai phụ có lượng đường trong máu thấp lần lượt là 4 lần, 8 lần và 2 lần. Mặt khác, lượng đường trong máu cao sẽ giảm khả năng miễn dịch, khiến thai phụ dễ nhiễm vi khuẩn, vi rút, ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi.
Uống nhiều trà. Nếu như thai phụ uống quá nhiều trà sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thu sắt của cơ thể. Ngoài ra trong thành phần của lá trà xanh còn có chất kích thích, uống quá đặc sẽ dẫn đến mất ngủ, nhịp tim đập nhanh… qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, nếu mỗi ngày thai phụ dùng 5 chén trà đặc, sẽ làm giảm trọng lượng thai nhi.
Ăn nhiều thực phẩm có tính axit. Trong thời kỳ đầu mang thai, các mẹ bầu thường hay xuất hiện những hiện tượng như kén ăn, chán ăn, buồn nôn…, cũng có nhiều mẹ bầu thèm ăn đồ chua.Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tại Đức, đầu thai kỳ là quãng thời gian quan trọng để bé hình thành, thai nhi rất dễ hấp thụ tính axit từ cơ thể mẹ. Điều này ảnh hưởng không tốt tới sự hình thành của thai nhi, tăng cao khả năng thai nhi dị hình.
Nhịn ăn để không bị nôn. Một trong những quan niệm sai lầm của nhiều bà mẹ khi mang thai là nhịn ăn để tránh bị ôn ói. Nếu thai phụ bị ốm nghén nặng và thường xuyên nôn ói, cần khắc phục bằng cách ăn ít một chút và ăn nhiều lần trong ngày để vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Mỗi khi nôn ra rất mệt nhưng chị em tuyệt đối không được nhịn ăn vì điều này có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Bồi bổ những thực phẩm có tính “nóng”. Trong thai kỳ, máu trong cơ thể sẽ lưu thông nhanh hơn, tuần hoàn máu tăng khiến tim mạch phải gánh vác trọng trách nặng nề hơn, cổ tử cung, âm đạo, ống dẫn trứng và nhiều cơ quan sinh sản khác sẽ mở rộng. Theo đó là các hiện tượng như giữ nước, cao huyết áp… Khoảng thời gian này cũng không thích hợp để mẹ bầu bồi bổ các thực phẩm có tính “nóng” như nhân sâm, hay các loại quả như nhãn, đào, vải, mận, ổi, vú sữa…