Giới thiệu thành viên mới ngay khi mang thai. Hãy bắt đầu cho các bé lớn hơn làm quen với việc chúng sẽ có một đứa em trong tương lai. Điều này để cho các con có tâm lý đó là điều hiển nhiên. Mặt khác xây dựng được mối dây liên kết giữa những đứa trẻ. Đặt ra ranh giới. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết hành vi nào là chấp nhận được. Ngồi nói chuyện nghiêm túc với con và đặt ra những quy định và giới hạn riêng cho từng đứa trẻ. Những điều gì là chấp nhận được và nhưng điều gì không. Tránh so sánh đứa này với đứa kia. Cha mẹ không bao giờ nên làm điều này, kể cả khi chúng đã lớn và biết nhận thức. Hãy xem các con là công bằng ngang nhau dù có thể dành tình yêu cho đứa này nhỉnh hơn một chút. Khi bạn làm phép so sánh, đứa trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương dẫn đến hậu quả quan hệ giữa chúng sẽ xấu đi. Tránh sự cạnh tranh không cần thiết. Sự cạnh tranh thường bắt nguồn từ sự ghen tị. Đặc biệt, đứa trẻ lớn hơn sẽ có tâm lý mình bị bỏ sang một bên khi bạn chăm sóc đứa em của nó. Hãy làm cho con cảm thấy rằng, bạn quan tâm và chú ý đến cả hai ngang nhau hay tăng tính gắn kết bằng cách tạo cơ hội giúp các bé có điều kiện “hợp tác” cùng nhau nhằm hoàn thành một mục đích, công việc nào đó. Nói chuyện riêng với từng đứa. Nếu bạn không thể tìm thấy cách giải quyết nào là thỏa đáng, hãy yêu cầu con trẻ vào phòng mình và nói chuyện như hai người bạn. Sau đó, hãy phân chia công việc và thời gian riêng cho từng bé. Cũng nên khuyến khích trẻ chia sẻ mọi thứ từ nhiệm vụ đến sở thích với nhau.Không nên can thiệp quá sâu vào thế giới của con. Khi các con thật sự không hòa hợp được với nhau, bạn cũng đừng nên ép buộc chúng quá. Tốt hơn, nên để chúng có bạn bè và những hoạt động riêng của mình. Nếu có thể, mỗi đứa trẻ trong gia đình nên có một không gian riêng tư của mình. Tất nhiên, bạn cũng cần đảm bảo mọi thành viên vẫn phải tôn trọng nhau và có những buổi sinh hoạt chung nhất định.
Giới thiệu thành viên mới ngay khi mang thai. Hãy bắt đầu cho các bé lớn hơn làm quen với việc chúng sẽ có một đứa em trong tương lai. Điều này để cho các con có tâm lý đó là điều hiển nhiên. Mặt khác xây dựng được mối dây liên kết giữa những đứa trẻ.
Đặt ra ranh giới. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết hành vi nào là chấp nhận được. Ngồi nói chuyện nghiêm túc với con và đặt ra những quy định và giới hạn riêng cho từng đứa trẻ. Những điều gì là chấp nhận được và nhưng điều gì không.
Tránh so sánh đứa này với đứa kia. Cha mẹ không bao giờ nên làm điều này, kể cả khi chúng đã lớn và biết nhận thức. Hãy xem các con là công bằng ngang nhau dù có thể dành tình yêu cho đứa này nhỉnh hơn một chút. Khi bạn làm phép so sánh, đứa trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương dẫn đến hậu quả quan hệ giữa chúng sẽ xấu đi.
Tránh sự cạnh tranh không cần thiết. Sự cạnh tranh thường bắt nguồn từ sự ghen tị. Đặc biệt, đứa trẻ lớn hơn sẽ có tâm lý mình bị bỏ sang một bên khi bạn chăm sóc đứa em của nó. Hãy làm cho con cảm thấy rằng, bạn quan tâm và chú ý đến cả hai ngang nhau hay tăng tính gắn kết bằng cách tạo cơ hội giúp các bé có điều kiện “hợp tác” cùng nhau nhằm hoàn thành một mục đích, công việc nào đó.
Nói chuyện riêng với từng đứa. Nếu bạn không thể tìm thấy cách giải quyết nào là thỏa đáng, hãy yêu cầu con trẻ vào phòng mình và nói chuyện như hai người bạn. Sau đó, hãy phân chia công việc và thời gian riêng cho từng bé. Cũng nên khuyến khích trẻ chia sẻ mọi thứ từ nhiệm vụ đến sở thích với nhau.
Không nên can thiệp quá sâu vào thế giới của con. Khi các con thật sự không hòa hợp được với nhau, bạn cũng đừng nên ép buộc chúng quá. Tốt hơn, nên để chúng có bạn bè và những hoạt động riêng của mình. Nếu có thể, mỗi đứa trẻ trong gia đình nên có một không gian riêng tư của mình. Tất nhiên, bạn cũng cần đảm bảo mọi thành viên vẫn phải tôn trọng nhau và có những buổi sinh hoạt chung nhất định.